*biên dịch , tổng hợp và viết bởi LÊ HOÀNG THẠCH*
” zenith không phải là một nhà sản xuất chronograph cổ điển ” – đây là những lời của jack heuer, một ông trùm chrono của tag heuer nói với tôi về cuộc đua tranh đưa cỗ máy chronograph tự động lên đồng hồ đeo tay diễn ra vào cuối những năm 1960 giữa các liên minh. Ông thừa nhận : ” họ ( zenith) đã làm ra thứ sản phẩm đẹp về mặt kĩ thuật, một trong những cỗ máy hàng đầu hiện nay ( đang nói đến el primero), nó phức tạp hơn sản phẩm của chúng tôi, và tất nhiên là được thực hiện dựa trên nền tảng của một cỗ máy tự động “


Quay trở lại column wheel, el primero của zenith chính là cỗ máy chronograph tự động đầu tiên có chứa bộ phận bánh xe dạng cột. Tiếng pháp nó được gọi với cái tên rất thanh lịch là “rouge à colonnes” . Từ tiếng pháp này mô tả sinh động về bánh xe có sáu cột tam giác lồi lên, đặt vuông góc với bánh xe ở dưới. Chúng thường có thể được quan sát dễ dàng thông qua nắp đáy trong suốt. Tính năng chính là kích hoạt – tắt..vv..vv tính năng bấm giờ, giống như nút bật, tắt, restart máy tính vậy.
COLUMN WHEEL NHẬT BẢN
Trong cuộc chiến đưa máy đồng hồ tự động chronograph đầu tiên vào năm 1969, hãng seiko cũng đã cho ra mắt chiếc chronograph có sở hữu bánh xe dạng cột, nằm ở trong cỗ máy caliber 6139 , tích hợp với bộ li hợp dọc. Sau này, trong chiếc đồng hồ ananta 100 anniversary chronograph, tiếp tục ta được thấy calibre 8R28 có bánh xe dạng cột, tích hợp hệ thống li hợp dọc, , kèm hệ thống đòn bẩy 3 mũi nhọn độc quyền, đảm bảo sự chuyển động chính xác của kết cấu chronograph, đặc biệt khi thiết lập lại kim, tránh gây hiện tượng giật kim khi kích hoạt nút chronograph.



Đôi điều về thiết kế máy chronograph của seiko, nó rất tốt. Có một sự thực là thiết kế cỗ máy seiko calibre TC78 được sử dụng trong máy tag với calibre 1887. ( máy này không có column wheel). Đây là minh chứng cho sự tôn trọng của thuỵ sĩ đối với các giá trị chất lượng cao đến từ nước nhật bản. Jack heuer nói ” đây là cỗ máy có thiết kế cơ sở rất tốt, chúng tôi đã xin được giấy phép ( từ seiko), nâng cấp nó và thực hiện một vài thay đổi, như bộ thoát và một vài thứ khác, thậm chí là gia tăng kích thước, và nó chính là cỗ máy hiện nay của chúng tôi “. Có một điều thú vị hơn nữa, thời điểm 1969, là seiko gần như không biết mình đang tham gia vào cuộc chiến chronograph tự động, chỉ đến khi ông chủ của seiko đến hội chợ basel world, và nói chuyện với ông chủ của tag heuer thì ông mới biết điều đó!


SỐ LƯỢNG CỘT TRONG COLUMN WHEEL
Trên thế giới có nhiều hãng đồng hồ cao cấp phát triển hệ thống chronograph column wheel , mỗi hãng lại làm một dạng column wheel khác nhau, chủ yếu là số lượng các cột trụ đặt trên bánh xe tương thích với máy đồng hồ của riêng mình, ít nhất là 4 và nhiều nhất là 9. Sau đây là 1 số cỗ máy đồng hồ, có tích hợp column wheel với số lượng cột trụ kèm theo
- 4 trụ
- 5 trụ
- Landeron 11, 13 (mono-pusher)
- Minerva 29
- 6 trụ
- 7 trụ
- 8 trụ
- 9 trụ