TÌM HIỂU VỀ GRAND SEIKO ( PHẦN 3)

Sau khi tìm hiểu về những điều cần thiết trong quá trình thiết kế đồng hồ Grand seiko ở Phần 2, thì ngay bây giờ, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu quá trình sản xuất. Một trong những thách thức lớn nhất, đáng khen thưởng cho seiko đó là kĩ thuật chế tạo thân vỏ. Có rất ít các nhà sản xuất có khả năng đạt tới một kĩ thuật thiết kế tương tự như grand seiko, do quá trình sản xuất phức tạp của nó. Các bước cơ bản để chế tạo nên bộ phận thân vỏ của GS gồn rèn nguội, phay, đánh bóng với kĩ thuật độc quyền zaratsu và chải xước. ( hairline finishing). Nói chung, hầu hết các nhà sản xuất khác đều sử dụng phương pháp dập khuôn có sẵn. Và cũng hiếm khi ( thực tế là chưa từng có ở bất cứ đâu) xuất hiện kĩ thuật đánh bóng với sự phức tạp đến như vậy, nó phải trải qua rất nhiều bước , điều đặc biệt là kĩ thuật phức tạp này lại được đưa vào cả những mẫu đồng hồ chỉ có mức giá thuộc vào hàng trung bình của dòng grand seiko ( ý tác giả khen là nó rẻ – mà đúng là rẻ thật! ) . Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu sâu hơn vào quá trình này để thấy điều gì làm cho GS trở nên rất đặc biệt và khác biêt.
CHẾ TẠO THÂN VỎ ( case manufacturing)
Qua nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển với yêu cầu đặt ra là tạo ra một bộ thân vỏ chất lượng cao, gắn liền với triết lí thiết kế Grammar của Grand seiko , đáp ứng được mọi yêu cầu về độ bền cũng như độ sắc nét. Kĩ thuật rèn nguội là một quá trình luyện kim loại bỏ các bong bóng khí từ kim loại, đưa nó lên tới độ cứng 100hv , làm tăng tuổi thọ và độ bền của kim loại lên so với mức bình thường. Các góc cạnh siêu sắc nét không thể có được nếu làm theo quy trinh rèn nguội – chỉ có các máy cắt mới có thể tạo ra những đường cắt vát như thế. Tuy nhiên, với kĩ thuật của các nhà chế tác trong GS, họ đã phát triển những phương pháp mà khi nhìn qua khiến bạn lầm tưởng rằng nó chỉ có thể được tạo ra bởi máy cắt chính xác CNC. ( khi nó chưa thành một chiếc vỏ hoàn chỉnh- ý tác giả đang nói đến chiếc vỏ thô đã thành hình )
Hình dạng của một chiếc vỏ GS đạt được chủ yếu thông qua quá trình rèn lạnh,họ sử dụng một khuôn đúc và máy ép 300 tấn để tạo hình. Quá trình rèn diễn ra khoảng 10-13 lần cho mỗi chiếc vỏ GS. Mỗi lần rèn, vỏ được ủ ở nhiệt độ khoảng 1.100 độ C ( tương đương 2012 độ F) hoặc 800 độ C ( 1462 độ F) đối với vỏ vàng 18K trong 15 phút để loại bỏ phần thừa và củng cố bộ khung kim loại. Áp dụng quá trình này giúp đem lại một bộ thân vỏ cứng cáp bền bỉ hơn, và nó giúp lưu giữ sự sáng bóng một thời gian dài trước khi phải đi đánh bóng lại.
Mặc dù sau khi trải qua quá trình rèn nguội thì thân vỏ đã thành hình dạng cơ bản, nhưng nó vẫn chưa chính xác so với yêu cầu của GS( dĩ nhiên). Khi được rèn qua kĩ thuật rèn lạnh, kích thước của thân vỏ được tạo ra lớn hơn một chút so với quy định một cách cố ý, dôi ra khoảng một phần nhỏ của 1 mm. Nó được sử dụng để tạo ra các góc cạnh hoàn hảo và chính xác cho Grand seiko. tiếp theo, chúng sẽ trải qua quá trình cắt CNC rất nhẹ, nó đòi hỏi 3 năm kinh nghiệm để có thể thực hiện được. Quá trình cắt tốc độ cao cho kết quả tốt, giúp loại bỏ ít nhất 5-100mm thừa từ thân vỏ. Tiếp theo đó, ta đi đến công đoạn cuối cùng là hoàn thiện thân vỏ, tất nhiên quá trình này không đơn giản chỉ có 1 bước.
HOÀN THIỆN THÂN VỎ (FINISHING)
GS đã trở nên quá nổi với mức độ hoàn thiện sản phẩm của mình, quy trình này được gọi là kĩ thuật đánh bóng Zaratsu ( hoặc với cái tên bên tây là Blade), cũng giống như những thanh kiếm katana, kĩ thuật Zaratsu được yêu cầu là phải tạo ra một bề mặt phẳng mịn như gương , Siêu Mịn! Không bị móp méo và điều này chỉ có thể làm được qua hàng thập kỉ kinh nghiệm ( vãi nồi! ) . Kĩ thuật Zaratsu được các kĩ sư của GS đưa vào áp dụng lần đầu tiên vào những năm 1960 ( cho sản phẩm dòng Self-Dater) và nó tiếp tục được sử dụng cho đến tận ngày nay. Kĩ thuật này cần đến nhiều thợ lành nghề và tốn kém chi phí để sản xuất. Một trong những vẻ đẹp của Grand seiko chính là kĩ thuật hoàn thiện sản phẩm, nó rất độc quyền, và nó là một cái gì đó hoàn toàn khác biệt và hiếm thấy trên thân vỏ đồng hồ của hãng khác. Cấp độ hoàn thiện là cái mà bạn chỉ có thể thấy được trong những chiếc đồng hồ sang trọng cao cấp ( hight-end luxury, cao cấp theo chuẩn bọn tây với việt nam có thể gọi là siêu cấp cũng được! ) , và chủ yếu áp dụng trong các bộ phận cấu thành movement ( còn gọi với cái tên là black-polished). Những chiếc đồng hồ sử dụng kĩ thuật black-polished có thể dễ dàng bán với cái giá gấp 3-4 lần giá của Grand seiko , và thậm chí trong nhiều trường hợp, còn cao hơn nữa! Áp dụng phương pháp đánh bóng này với thân vỏ thưc tế là không quá cần thiết ( quan điểm của tác giả) , nhưng nó lại là một trong những yếu tố cần thiết để tạo nên vẻ đẹp riêng biệt cho dòng Grand seiko.
Để khâu hoàn thiện cuối cùng đạt chất lượng, thân vỏ phải trải qua quá trình đánh bóng với 4 quy trình. Việc đánh bóng được thực hiện bằng cách cố định thân vỏ hoặc vành bezel trên một đầu kẹp và đánh bóng bởi một máy đánh bóng với bánh xe ở đầu quay làm bằng thiếc . Bánh xe được làm sạch và uớt, sử dụng bàn chải chà liên tục cho mỗi bộ vỏ – có thể mất hàng giờ liền chỉ để hoàn thiện một bề mặt. Phần bánh xe thiếc được sản xuất bởi seiko ( inhouse), và nó thực sự hoạt động rất tốt. ( các thành phần chi tiết bị giấu kín) . Kết quả là cho sản phẩm Hoàn thiện sáng như gương, không méo mó và không bị mờ khi soi vào , đem lại một thứ hình ảnh thuần tuý và sắc nét ( ý là bóng lộn như gương, soi vào nhìn rõ mồn một) .
Phương pháp Zaratsu là môt kĩ thuật đánh bóng thủ công, có rất ít nghệ nhân được giao phó để làm việc này, và người được giao phó phải có kĩ thuật rất tinh tế với hơn 40 năm kinh nghiệm. Kĩ thuật này thật sự là một hình thức nghệ thuật, và các nghệ nhân đằng sau nó chính là bậc thầy chế tác thủ công. Các kĩ năng đòi hỏi đánh bóng những đường cong trên thân vỏ phải hoàn hảo như khi đánh bóng những phần dễ hơn ở trên mặt phẳng , và khi đánh bóng ở các cạnh vát, không phải làm cho nó tròn mà phải là sắc cạnh. Điều này thực sự rất khó thực hiện, các nghệ nhân thực hiện kĩ thuật Zaratsu chỉ được loại bỏ vài micron bề mặt vỏ mỗi khi đánh bóng , quá trình được xác định là thành công thông qua kinh nghiệm của chính nghệ nhân, bằng các giác quan, bằng cảm giác, bằng âm thanh và bằng con mắt trong suốt quá trình thực hiện.
Sau khi các bước của Zaratsu hoàn thành, kĩ thuật chải xước hairline được áp dụng. Tuỳ vào kích thước của bề mặt, việc hoàn thiện kiểu này được áp dụng theo nhiều cách khác nhau, đối với bề mặt nhỏ, thì dùng bàn chải đặc biệt . Còn với bề mặt rộng hơn, thì có thể đặt lên một bề mặt cố định rồi vẽ lên, hoặc dùng công cụ bánh xe xoay. Đây là một quá trình đòi hỏi phải có bàn tay rất tinh tế, để tránh phạm vào các góc, đường cắt sắc nét được tạo ra bởi quá trình Zaratsu trước đó, phải có điểm dừng chính xác ở góc nhọn nằm ở mỗi cạnh. ( bá đạo! )
Như bạn đã biết, việc sản xuất và hoàn thiện mỗi chiếc GS là một quá trình phức tạp, cảm nhận về vẻ đẹp chỉ đạt được khi đi kèm với những kĩ năng tinh vi, giời gian và cả sự cống hiến. Bất cứ ai nhìn vào các góc cạnh và sự phản chiếu ánh sáng từ những chiếc đồng hồ này đều có thể nhận ra mọi nỗ lực đều vô cùng có giá trị!
Hết phần 3 ( phần 4 thằng tác giả đang viết)
Lời người biên dịch : đây là phần nói công đoạn chế tạo thân vỏ, mà đọc xong tôi tin rằng có nhiều người vẫn còn cảm thấy nghẹt thở! Và tôi tin rằng ai đó đang sở hữu sản phẩm GS thì đang giơ lên và ngắm nghía nó! Thật sự rất kì công và phức tạp! Nó phức tạp đến độ cực đoan, và nó minh chứng cho những cam kết bất hủ của seiko với chất lượng tuyệt hảo khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, trong suốt hơn 100 năm qua kể từ khi thành lập. Một chiếc đồng hồ cơ bản hoàn hảo ở mọi góc cạnh, tuyệt vời trong tầm giá và đáng sở hữu. Tôi tin rằng ngay cả những người bán hàng hoa mĩ nhất, thì họ sẽ không hề ngượng miệng khi ca ca tụng sản phẩm GS mà họ đang bán, vì đơn giản đó chính là sự thật được thể hiện từ chính sản phẩm mà họ muốn bán. Và có lẽ, chúng ta cần một cái máy ảnh xịn cùng với môt chuyên gia về nhiếp ảnh để có thể khiến cho vẻ đẹp long lanh như một chiếc gương đa giác này thật sự nổi bật khi lên hình!

Để lại ý kiến của bạn cho người sau nhé!