* biên dịch bởi Lê Hoàng Thạch*
Sự ra mắt của bộ sưu tập Code 11.59 là một dấu mốc quan trọng đối với hãng Audemars Piguet. 20 năm qua, hãng chưa hề có một buổi ra mắt sản phẩm tầm cỡ nào. Và xét trên phương diện này, buổi giới thiệu bộ sưu tập đồng hồ Code là cơ hội hoàn hảo để trình bày trước công chúng một dự án đã ấp ủ từ bấy lâu : AUDEMARS PIGUET CALIBRE 4400 – một cỗ máy Chronograph in-house dạng tích hợp.
CHỜ ĐÃ LÂU, NAY MỚI THẤY !
Cho đến thời điểm hiện tại, AP đã sản xuất một vài chiếc đồng hồ bấm giờ in-house tại nhà máy APRP đặt tại Le Locle. Tuy nhiên, nhãn hiệu cao cấp này lại chủ yếu dựa vào các cỗ máy có nguồn gốc thuê ngoài : ví dụ như phiên bản máy tích hợp dựa trên nền tảng của Piguet FP1185, hay máy dạng mô đun : kết hợp các mô đun của Dubois Depraz lắp ở phần phía trên máy Cal.3120 In-house. ( Dubois Depraz là công ty hàng đầu về thiết kế máy và mô đun máy, đặc biệt là Chronograph). Và cuối cùng, sau một thời gian chờ đợi thì hãng AP cũng đã tung ra chiếc đồng hồ bấm giờ với cỗ máy của riêng mình.
Cal.4400 là một cỗ máy bấm giờ hiện đại, cao cấp và đã được phát triển trong thời gian 5 năm. Kết cấu của nó tập trung vào hiệu suất và hiệu quả thực thực tế, với các đặc tính kĩ thuật thú vị kết hợp với nhau. Quá trình phát triển bắt đầu chỉ vài tháng sau khi ngài Francois – Henry Bennahmias được bổ nhiệm làm CEO của thương hiệu. Vào năm 2013, ông đã tập hợp các nhóm sản phẩm và sản xuất, nhốt họ vào trong phòng họp và tuyên bố ” không ai được phép rời khỏi phòng, cho tới khi tất cả chúng ta đồng ý về các lựa chọn chính và đặt nền tảng cho sự phát triển của một cỗ máy dành cho đồng hồ bấm giờ”.
Theo nhiệm vụ đặt ra, AP đã phát triển không chỉ 1 mà là 2 cỗ máy, cả hai đều có nhiều điểm tương đồng :
1. Máy AP 4300 : một cỗ máy tự động cơ sở, được áp dụng cho biến thể AP 4302 trong bộ sưu tập Code.
2. máy AP 4400 : một cỗ máy Bấm giờ tự động dạng tích hợp, có chức năng Flyback, máy này được sử dụng cho mẫu AP 4401 của bộ sưu tập Code.
Cả hai cỗ máy này có nhiều điểm chung và chia sẻ với nhau một số thành phần, ổ chứa cót giống nhau, bộ điều chỉnh giống nhau và nhiều bộ phận khác, các thiết kế cũng có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt ở các cây cầu.
Độ chính xác về mặt thời gian là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển cả hai cỗ máy này. Để tăng cường sự ổn định, AP đã lựa chọn một cây cầu cân bằng ngang thay vì cân bằng đầu gà – balance Cock. Ở mỗi bên, có một ốc vít dùng để điều chỉnh cân bằng rung động. Bộ tạo dao động vận hành ở tần số 28.800 VPH, bánh xe cân bằng có quán tính 12.5mg/cm2, mang lại sự ổn định tuyệt vời. Các ổ chứa cót cỡ lớn đảm bảo mức dự trữ năng lượng lên tới 70 giờ. Bộ lên dây cót hai chiều nhờ vào hai bộ đảo chiều bằng vòng bi trợ lực Ball-bearing – hệ thống này đã được áp dụng cho máy AP4101.
Nếu như núm điều chỉnh dạng Stem ( kết cấu trục núm dạng thân cây) truyền thống sẽ là : lên dây ở vị trí bình thường, nấc tiếp theo là chỉnh ngày và nấc cuối cùng dành cho chỉnh giờ, thì ở đây chúng ta có một giải pháp thông minh hơn đã được cấp bằng sáng chế – tức là một dạng cơ chế không dùng chốt ở trục. Khi núm điều chỉnh được rút ra, một bánh răng sẽ tham gia điều phối với bánh xe lịch ngày, hoặc bánh răng chỉnh thời gian – kết cấu này giúp cho việc đẩy núm trở lại vị trí ban đầu trở nên nhẹ nhàng hơn.
CALIBRE 4400
Chronograph Calibre 4400 có một cấu trúc cao cấp, hiện đại, tập trung mạnh vào hiệu suất thực tế. Cỗ máy khá lớn – 32mm này là một cấu trúc máy dạng tích hợp, đi kèm bánh xe dạng cột Column wheel và bộ ly hợp dọc.
bộ ly hợp dọc
khớp nối : đây là một giải pháp được tìm thấy ở trong hầu hết các cỗ máy bấm giờ hiện đại, bộ ly hợp dọc cho phép khởi động/dừng lại chính xác. Như tên gọi của nó, việc kết nối các cơ chế bấm giờ với bộ truyền động bánh răng được thực hiện theo chiều dọc – sử dụng lực ma sát – tương tự như các hệ thống được sử dụng trên ô tô. Những lợi thế về mặt lý thuyết của bộ ly hợp dọc, là nó không có răng tham gia vào quá trình giữ hoặc nhả – một đặc điểm có thể khiến cho kim giây bấm giờ nhảy vọt ( đi quá nhanh dẫn tới đo sai) khi các bánh răng khớp với nhau.
Khi bạn nhấn nút dừng, bạn sẽ ngắt hệ thống lái ra khỏi cơ chế bấm giờ, cùng lúc đó, một hệ thống hãm sẽ được áp dụng cho bộ đếm giờ và phút ngay khi kim bấm giờ bắt đầu dừng lại.
Bắt đầu/dừng lại/ Reset : một trong những điều đầu tiên khiến bạn chú ý tới Calibre 4400 bộ ba cặp búa cùng với búa lò xo. Bộ búa này có trách nhiệm thiết lập lại bộ kim. Khi bộ hãm được đẩy lên cao, những chiếc búa sẽ được đẩy vào các ” cam” ( một chi tiết của Chronograph) hình trái tim, cho đến khi chúng giữ chắc hai đầu của bộ cam này và làm nó bất động.
Những chiếc búa này gần như giống hệt nhau, và chúng được đặt cạnh nhau. Nó không chỉ mượt mà, đây đủ tính năng mà còn đem tới cho người xem một cái nhìn sâu hơn về kết cấu cơ học tuyệt xảo.
Flyback – Chronograph : AP 4400 là một chiếc đồng hồ bấm giờ Flyback, có nghĩa là nó có khả năng nhảy về điểm xuất phát, và sau đó khởi động lại ngay lập tức chỉ cần thông qua 1 nút nhấn.
Trang trí – hoàn thiện : kết cấu bề mặt của Cal.4400 bao gồm chải satin thẳng và tròn, kết hợp vân sọc lẫn vân tròn – nó hiện diện ở cả hai bên của cây cầu, và ở cả những nơi bị che khuất. Những cây cầu có cạnh vát lớn, đánh bóng hoàn hảo. Con văng lên cót được làm từ vàng 22k, có lô gô AP, mang tới một cái nhìn tuyệt đẹp. Và cũng như mọi chiếc đồng hồ AP, những chiếc được trang bị cỗ máy Cal.4400 đều đi kèm với bảo hành 5 năm.
THÔNG SỐ KĨ THUẬT CỖ MÁY CAL.4400
- Kiến trúc: Tích hợp, tự động, bánh xe dạng cột và ly hợp dọc, đồng hồ bấm giờ flyback
- Kích thước: 32mm x 6.8mm
- dao động: 28.800 rung động mỗi giờ
- Bánh xe cân bằng: quán tính thay đổi, 12,5 mg / cm2
- Dự trữ năng lượng: tối thiểu 70 giờ
- phương thức lên cót: tự động hai chiều
- Khớp nối: ly hợp dọc
- chân kính : 40
- Chức năng: giờ, phút, giây, ngày, đồng hồ bấm giờ