* Tourbillon, Remontoir và Bộ thoát đồng trục *
Những đóng góp của George Daniels đối với đồng hồ đeo tay, với tư cách là một thợ đồng hồ, nhà sử học, nhà giáo dục là vô cùng nhiều. Hầu hết đều được biết đến rộng rãi trong giới, những chiếc đồng hồ của ông đều vô cùng có giá trị. Nhưng có một sản phẩm đáng kinh ngạc, một trong những sáng tạo dang dở của ông – chiếc “ Daniels Chưa Hoàn Thành” vẫn còn đang nằm tại Bảo Tàng Thợ Làm Đồng Hồ, thuộc Bảo Tàng Khoa Học của Luân Đôn. Đây cũng là nơi đang lưu trữ chiếc đồng hồ bỏ túi Daniels Space Traveler 2 danh tiếng của ông.
Giống như nhiều nhà chế tác đồng hồ vĩ đại qua các thời đại, Daniels theo đuổi phương pháp đo thời gian hoàn hảo trong suốt sự nghiệp của mình. Tạo ra một cuốn sách, chế tạo ra bộ thoát siêu việt có lẽ là thành tựu lớn nhất của cả cuộc đời ông, và ông đã làm được điều đó tới tận 2 lần.


Khi quan sát thấy ma sát trượt bên trong bộ thoát đòn bẩy thông thường của Thuỵ Sỹ, gây ảnh hưởng đến tốc độ chuyển động theo thời gian, ông đã phát triển những giải pháp khác, bằng cách phát minh ra hai bộ thoát : một loại lấy ý tưởng từ Nghệ nhân Breguet sống ở thế kỉ 18, và loại kia chính là bộ thoát đồng trục. Bất chấp thành tựu to lớn của bộ thoát đồng trục, Daniels chỉ kết hợp bộ thoát không bôi trơn này cho 9 chiếc đồng hồ hoàn chỉnh : 7 chiếc bỏ túi và 2 chiếc đeo tay – cùng với một cỗ máy vẫn đang trong quá trình hoàn thiện khi Daniels qua đời vào năm 2011.
SẢN PHẨM DỞ DANG
Daniels đã nghiên cứu cỗ máy này trong hơn một thập kỉ, bắt đầu thực hiện nó vào năm 1998 và tiếp tục phát triển nó trong những năm tiếp theo. Nhưng khi sức khoẻ ông suy giảm , “ tuổi già đã chiến thắng ông ấy” như người học trò Roger nói, công việc đã bị dừng lại nửa chừng.


Roger là người sẽ kế thừa nhiệm vụ hoàn thành nó, đây chắc chắn là một quá trình dài. Mặc dù các thành phần chính của cỗ máy đã có sẵn, những vẫn còn nhiều thiếu sót như bánh xe cân bằng và dây tóc, cùng nhiều chi tiết khác cũng như các loại tinh chỉnh kèm theo dành cho các thành phần. Trên thực tế, việc “ điền vào chỗ trống” có lẽ cũng là một thách thức không kém gì việc xây dựng nên một cỗ máy mới hoàn toàn từ đầu, bởi Roger Smith phải tự tưởng tượng và suy luận dựa trên những gì đã có sẵn.
Roger nói về người thầy của mình :” điều thú vị về George và công việc chế tạo đồng hồ của ông , là ông ấy không hề có một bản vẽ chi tiết cho bất kì chiếc đồng hồ nào. Mọi thứ được hiện ra trong mắt ông và bắt đầu phát triển khi ông chế tạo đồng hồ. Mặc dù George đã từng làm một chiếc đồng hồ với đặc điểm kĩ thuật tương tự vào năm 1975, nhưng với cỗ máy chưa hoàn thành này thì chẳng có bản vẽ nào, và đây sẽ là một thách thức. Trước hết, cần phải tìm ra những gì ông ấy muốn biểu đạt trên tác phẩm, và sau đó là cố gắng hoàn thành nó cho ông”.
Nhìn sơ qua, chúng ta có thể thấy được sự gợi nhớ tới những chiếc đồng hồ Daniels khác, cỗ máy dang dở này có ổ cót đôi không cần chìa khoá đặc trưng của Daniels, sở hữu chỉ báo năng lượng, Tourbillon 1 phút, bộ thoát đồng trục và Remontoir 15 giây.
BỘ THOÁT BÁNH KÉP VÀ ĐỒNG TRỤC
Bên trong cỗ máy này là sự kết hợp rất đặc biệt, được cho là sự phát triển cuối cùng của Daniels, trong suốt sự nghiệp hơn 5 thập kỉ chế tạo đồng hồ chính xác. Trong cùng thời điểm chế tạo ra bộ thoát đồng trục vào những năm 70, ông cũng đã tạo ra một chiếc đồng hồ bỏ túi được trang bị bộ thoát bánh kép, vốn lấy cảm hứng từ Breguet, nó có tên là “ bộ thoát tự nhiên”. Chiếc đồng hồ bỏ túi độc đáo này được đặt hàng bởi Seth Atwood, một nhà công nghiệp kiêm tay chơi đồng hồ – ông ta muốn một chiếc đồng hồ mới lạ. Nó được hoàn thành vào năm 1976, với cảm hứng từ phát minh của Breguet. Nhà sưu tập đồng hồ Người Anh Cecil Clutton, một khách hàng thân quen của Daniels đã quá ấn tượng với nó, đến nỗi mà ông cũng đặt mua một chiếc y hệt, hiện đang được trưng bày ở bảo tàng Anh Quốc.
Máy đo thời gian bỏ túi Daniels với bộ thoát hai bánh độc lập, được chế tạo cho Cecil Clutton vào năm 1976. Ảnh – Bảo tàng Anh
Được phát minh vào năm 1789, bộ thoát tự nhiên là nỗ lực của Breguet nhằm tạo ra một loại cơ chế bộ thoát không cần bôi trơn, mặc dù nó đúng về nguyên tắc cơ bản, nhưng nó chưa bao giờ đươc sản xuất hàng loạt. Theo lời kể của Roger, Daniels đã có cách tiếp cận hơi khác so với ý tưởng ban đầu của Breguet. Phiên bản của Daniels sở hữu hai bánh xe thoát, mỗi bánh xe lại được điều khiển bởi các bánh răng độc lập, loại bỏ hầu hết những nhược điểm của Breguet. Mặc dù Daniels đã lắp đặt kiểu bộ thoát này vào một số chiếc đồng hồ, bao gồm cả chiếc nổi tiếng nhất, đắt nhất : Space Traveler 1 và 2 ( du hành vũ trụ – giá 4.5 triệu bảng Anh). Nhưng cuối cùng thì nó vẫn đi vào ngõ cụt.
Đồng hồ bỏ túi của George Daniels Space Traveler, có bộ thoát hai bánh
Bộ thoát bánh kép được tạo ra từ yêu cầu của khách hàng, nó đáp ứng sự mong mỏi về thứ gì đó mới lạ, những bản thân nó vẫn có những hạn chế riêng. Thứ nhất là về cấu tạo: có hai bánh xe thoát, mỗi bánh được điều khiển bởi một bánh răng độc lập, không thể kết hợp với Tourbillon. Vài năm sau, thợ đồng hồ người anh Derek Pratt ( bạn thân của Daniels) đã tạo ra được một cỗ Tourbillon gắn kèm bộ thoát bánh kép – nhưng bộ thoát của ông này chỉ sử dụng duy nhất mỗi dãy bánh răng liền chứ không phải rời như Daniels. Thứ hai : do hình dáng cồng kềnh mà không gian bên trong cũng phải có không gian rộng để chứa, Daniels tin rằng nó không thực tế khi gắn lên đồng hồ đeo tay. Nhiều thập kỉ sau, thương hiệu đồng hồ Anh Quốc Charles Frodsham đã trở thành nhà sản xuất đầu tiên và duy nhất làm được điều này – tuy nhiên chiếc đồng hồ đó vẫn khá to và rất đắt, chỉ dành cho nhà sưu tập
THAM VỌNG CỦA DANIELS
Daniels có một cách tiếp cận mang tính thực dụng, dựa trên sự đổi mới trên quy mô công nghiệp – có nghĩa là trọng tâm chính của ông luôn đặt ở bộ thoát đồng trục. Nó là phát minh có khả năng sản xuất quy mô lớn và lắp đặt trên mọi cỗ máy. Đây là giải pháp nhỏ gọn hơn, phù hợp để kết nối nối với chuỗi bánh răng thứ hai, có thể ghép với Tourbillon nếu cần. Quan trọng nhất : bộ thoát đồng trục có thể được công nghiệp hoá – cho đến nay nó đã thuộc về Omega. Ngày nay, bộ thoát đồng trục là tính năng “ phải có” trong những cỗ máy hiệu suất cao của hãng này.
Bộ ba đồng hồ của George Daniels trong Bảo tàng Đồng hồ, bao gồm cả Space Traveller II (giữa). Ảnh – Bảo tàng Khoa học
Là chiếc đồng hồ bỏ túi cuối cùng được Daniels chế tạo, cỗ máy chưa hoàn thiện được trang bị cả bộ thoát bánh kép và bộ thoát đồng trục. Điều thú vị hơn nữa : đây là cỗ máy đầu tiên là Daniels đã kết hợp cả tourbillon với bộ thoát đồng trục, cùng với một cơ chế lực liên tục – Remontoir.
LỰC KHÔNG ĐỔI.
Trong cuốn sách do chính ông viết, Daniels đã mô tả Remontoir là phương pháp tốt nhất giữ cho ổ cót hoạt động mượt mà, nhưng nó quá phức tạp và tốn kém. Vì lý do này, những chiếc đồng hồ có Remontoir là rất hiếm, do tính hấp dẫn mà chúng có một vị trí đặc biệt trong giới sành chơi cơ học. Thực tế là nó không quá cần thiết ngoài việc làm tăng thêm sức hấp dẫn! Một cơ chế lực liên tục tập trung kiểm soát dây cót, Remontoir phân lập các bộ thoát từ thay đổi bất thường của dãy bánh răng. Do đó, nó loại bỏ một loạt các biến số gây ra dao động tốc độ, bao gồm mô men xoắn thừa hoặc thiếu nơi dây cót, cùng với các ma sát trong hộp chứa.
Nằm trên bánh xe thứ 4 và ẩn bên dưới lồng tourbillon, lò xo Remontoir là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho bộ thoát, nó nhỏ, liên tục khi hoạt động. Lồng dưới của Tourbillon được gắn bốn răng, mỗi răng có một chốt gắn chân kính Pallet ở cuối đòn bẩy, các đòn bẩy lần lượt giải phóng, tua lại Dây lò xo lực liên tục. Cỗ Tourbillon ở đây là loại 1 phút thông thường, lồng xoay của nó hoàn thành một vòng sau mỗi 60 giây với 4 bánh răng cách đều nhau phía trên lồng dưới, việc nhả và nạp lại sẽ xảy ra sau mỗi 15 giây – một khoảng thời gian mà Daniels ưa thích.


một bản vẽ đơn giản về remontoir
Bản thân Roger cũng sử dụng loại Remontoir 15 giây bên trong đồng hồ bỏ túi của ông, ông nói rằng cơ chế Remontoir 15 giây ổn định và ít tạo ra xáo trộn về mặt cơ chế. Ở phía bên trái của Tourbillon là một van điều chỉnh tương tự như trong các hệ thống đánh chuông, nó dùng để căn chỉnh tỉ lệ bánh răng khi chúng tu lại lò xo Remontoir, nó cũng giữ đủ thời gian để chốt lồng Tourbillon vượt qua đòn bẩy, chặn dãy bánh răng di chuyển sau mỗi vòng quay và đưa lồng về vị trí ban đầu.
PHẨN CÒN LẠI CỦA CỖ MÁY
Sở hữu hai ổ cót lớn, cỗ máy chưa hoàn thành có phong cách tương tự như những chiếc Daniels khác, thường được mô tả theo những sáng tạo của Breguet từ thế kỉ 19. Đặc điểm chính khác của cỗ máy là cơ chế dự trữ năng lượng hình nón có trục vít. Khi nói đến phần này, Daniels luôn thích tính thẩm mĩ của hình nón trục vít hơn là hệ thống bánh răng vi sai, theo như học trò Roger của ông thì trông nó có vẻ ấn tượng hơn về mặt thị giác. ( sau này được hãng Chopard áp dụng) .
Cơ chế hình nón trục vít dựa trên một chi tiết có hình nón cắt cụt di chuyển lên xuống, dọc theo hình vòng cung tuỳ theo trạng thái lên cót. Nó được liên kết với thùng chứa cót thông qua bánh răng ở đáy hình nón cụt. Hình nón trục vít đi kèm với một đòn bẩy dùng để đo chuyển động thẳng đứng của nón và truyền thông tin, thông qua một giá đỡ và bánh răng hình quạt, hiển thị bằng kim trên mặt số.
Cuối cùng, giống như tất cả những chiếc đồng hồ bỏ túi của ông kể từ năm 1989, cỗ máy chưa hoàn thành sở hữu một trong những phát minh khác – lên dây không cần chìa khoá. Điều đó có nghĩa là chiếc đồng hồ nếu hoàn thành xong sẽ chỉ có một cái móc treo phía trên, tác dụng như núm chỉnh dùng để đặt giờ và lên dây cót cho đồng hồ.
LIỆU CÂU CHUYỆN CÓ KẾT THÚC?
Cỗ máy chưa hoàn thành hiện đang được trưng bảo tại bảo tàng Thơ Đồng Hồ, nhưng chắc chắn sẽ được hoàn thiện bởi Roger. Nói chuyện với chúng tôi trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái, chủ tịch quỹ tín thác David Newman cho hay công việc chế tạo đồng hồ có thể bắt đầu trong năm nay (2020). Chiếc đồng hồ trông sẽ ra sao sau khi hoàn thành, đó vẫn là ẩn số! Còn việc bán nó đi để gửi số tiền vào quỹ học nổng Daniels là điều gần như chắc chắn. Theo Roger, việc hoàn thiện cỗ máy và biến nó thành một chiếc đồng hồ sẽ mất khoảng từ sáu tháng đến một năm.