Kí hiệu “GENEVA” trên đồng hồ.Những điều cần biết và cần hiểu?

Hôm trước, mình đã có bài viết về kí hiệu swiss made, nhân tiện thì hôm nay mình sẽ làm luôn một bài về huy hiệu GENEVA thường in trên movement của các dòng đồng hồ cao cấp cũng như chữ geneva in trên mặt số của đồng hồ . Ở việt nam, cũng như với swiss made,2 kí hiệu này gần như không có tài liệu nào, mà có thì cũng thuộc dạng đếch có tâm. Để đất mặc sức cho các thánh chém, thánh nổ tự biên tự diễn. Đem đến những thông tin sai lệch vô căn cứ cho mọi người, cho đến giờ, nhiều người vẫn tưởng geneva và swiss made chẳng có liên quan gì với nhau, hay có ông tướng vẫn khẳng định như đinh đóng cột là cứ có con dấu geneva thì đồng hồ đó từ nguyên liệu đến gia công đều lấy 100 % thuỵ sĩ!!! Mình quyết định đưa bài dịch này về với mong muốn truyền đạt lại về kiến thức này, mong anh em nào đọc được thì truyền bá lại cho người khác nhé.

1. VỀ CON DẤU – HUY HIỆU GENEVA ( GENÈVE )

Được rồi, bây giờ ta sẽ đi vào vấn đến chính.đầu tiên là Con dấu geneva ( đang nói về con dấu chứ chưa phải chữ nhé – cái khiên có cái hình một nửa con đại bàng, một nửa cầm chìa khóa chính là nó đó ) in trên movement đồng hồ nó thường gọi với cái tên tiếng anh là “geneva seal”, tiếng pháp đĩ là ” poincon de genève ” hoặc với tiếng đức là “genfer siegel”, nó là con dấu chính thức thuộc sở hữu của thành phố Canton, geneva đất nước thuỵ sĩ, và một biến thể khác, được đóng trên đồng hồ – chính là con dấu mà chúng tay hay thấy. Và đối với đồng hồ thì, con dấu – huy hiệu này là một chứng nhận cho các movement đồng hồ, được sản xuất bên trong thành phố canton, geneva thuỵ sĩ. Đây là một chỉ dấu thể hiện thứ hạng cao trong giới chế tác đồng hồ, nó tập trung vào việc chế tác movement, mà cụ thể là kĩ thuật hoàn thiện và trang trí movement, có kiểm tra độ chính xác nhưng không bắt buộc. Và mình cũng nói luôn là KHÔNG CÓ CÁI GÌ GỌI LÀ 100 % NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẾN TỪ THUỴ SĨ , riêng về con dấu này, ở phần dưới mình sẽ đề cập cụ thể hơn cho các bạn.

 

Lan man một chút, con dấu geneva này có lịch sử khá là lâu đời, nó được ban hành từ năm 1886, chủ yếu đề cập đến kĩ thuật chế tác movement và không nói gì đến độ chính xác cũng như các kĩ thuật bấm giờ chuyên nghiệp. Nó chỉ được trao sau khi chiếc đồng hồ trải qua một loạt quy trình kiểm tra, để xem nó có đạt được những điều kiện bắt buộc cần có hay không , trong số các điều kiện này đòi hỏi nó phải được thực hiện bởi một thợ đồng hồ lành nghề đến từ canton geneva . Trong số nhiều nhà sản xuất đồng hồ, thì thường xuyên được đóng con dấu này ta có thể kể đến đó là Cartier, chopard, roger dubuis, vacheron, và de monaco ( thằng này hiện nay thuộc tập đoàn citizen nhật bản) . Ở thuỵ sĩ cũng có một loại chứng nhận tương tự như geneva, có tên là fleurier quality, bắt đầu hoạt động từ 5-6-2001, gồm tập hợp các nhà chế tác tại vùng fleurier làm chủ khảo là : bovet, chopard, parmigiani, và vaucher.
con dấu này đương nhiên phải hoạt động dựa trên sự bảo hộ của pháp lụât, đầu tiên là đạo luật về kiểm tra đồng hồ tự nguyện – loi sur le contrôle facultatif des montres, trong đó có quy định cụ thể về các tiêu chí để có được con dấu này, tên là các quy định về kiểm tra đồng hồ tư nguyện tại geneva – règlement sur le cotrôle facultatif des montres de genève. Các đạo luật này luôn được sửa đổi bổ sung kể từ khi nó ban hành. Bộ luật đầu tiên ra mắt đầu tiên vào 06-11-1886, nó được sửa đổi vào các ngày 27-5-1891, 15-11-1958 và 9-12-1959. Phương pháp làm việc là đòi hỏi chiếc đồng hồ phải được gửi tới văn phòng kiểm tra đồng hồ geneva, thuộc trường chế tạo đồng hồ geneva để bắt đầu kiểm tra, để tránh sự gian lận, không đúng sự thật, kiểm soát viên bắt buộc phải là công dân của nước thuỵ sĩ, khi nhận lãnh trách nhiệm, họ phải tuyên thệ về sự trung thành và không có mâu thuẫn nào liên quan tới lợi ích cá nhân , có nghĩa là họ không phải người buôn bán đồng hồ. Đây là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các thanh sát viên đồng hồ, để đảm bảo mọi quy định về viêc thẩm tra và trao con dấu thực hiện một cách công tâm và chính xác nhất.

 

Về các quy chuẩn, nó được quy định rõ ở bộ luật thứ 2 ( ở trên đã nêu rõ) , với 12 tiêu chí bắt buộc để có thể nhận đươc con dấu đóng vào movement. Trong văn bản mới nhất, được sửa đổi từ 22-12-1993, có hiệu lực chính thức từ 6-1-1994 thì có nêu rõ ràng, chỉ có các đồng hồ cơ khí được lắp ráp và tinh chỉnh bên trong thành phố hoặc tại canton, thuộc geneva mới có thể nộp đơn xin con dấu. Và mỗi nhà sản xuất bắt buộc phải chứng thực đựơc điều này đối với sản phẩm của mình ( gắt ra phết đấy) . Và như quy định ban đầu, nhà chế tác bắt buộc phải đạt đủ tất cả 12 tiêu chí cùng các điều kiện khắt khe thì mới được cộp dấu. Sơ bộ như sau :
Yêu cầu đầu tiên :
A. Movement cơ khí của đồng hồ phải được chế tạo phù hợp với thực tế , là sản phẩm tốt nhất của ngành công nghiệp đồng hồ, được làm theo các hướng dẫn và có được mức tối thiểu cần thiết của một tay nghề giỏi.
B. Viêc lắp ráp và tinh chỉnh phải được thưc hiện tại canton, geneva, sản phẩm được cam kết bởi mẫu chữ kí của nhà chế tác, biểu mẫu này gửi kèm với movement để kiểm tra.
C. Mọi movement đem đến kiểm tra phải được đánh số.
Yêu cầu về kĩ thuật : cái này mang tính rất chuyên ngành nên mình để nguyên bản tiếng anh cho anh em tham khảo tự tra , chủ yếu nói về đánh bóng, nó bắt buộc đánh bóng ở mọi góc cạnh, kể cả ốc vít.

 Art. 2 Doubtful Cases

The superintendents assist the inspector in the case of dubious watches presented for inspection

Art. 3 Technical Requirements

1 the good workmanship of all the parts of the caliber, including those of the additional mechanisms, must be in conformity with the requirements of the office of voluntary inspection of the watches from Geneva. Steel parts must have polished angles and their visible surfaces smoothed down. Screw heads must be polished, with their slots and rims chamfered.

Jewelling

2 The entire movement must jeweled with ruby jewels set in polished holes, including the going train and escape wheel. On the bridge side, the jewels must be olive-drilled with polished sinks. The jewel of the center wheel on the main plate is not required.

Regulating Systems

3 The hairspring should be pinned in a grooved plate with a stud having a rounded collar and cap. Mobile studs are permitted.

4 Split or fitted indexes are allowed with a holding system except in extra-thin calibers where the holding system is not required.

5 regulating systems with balance with radius of variable gyration are allowed insofar as they meet the conditions of article 3, subparagraph 1.

Wheels

6 The wheels of the going train must be chamfered above and below and have a polished sink. In wheels 0.15 mm thick or less, a single chamfer is allowed on the bridge side.

7 In wheel assemblies, the pivot shanks and the faces of the pinion leaves must be polished.

Escapement

8 The escape wheel has to be light, not more than 0.16 mm thick in large calibers and 0.13 mm in calibers under 18 mm, and its locking-faces must be polished.

9 The angle traversed by the pallet lever is to be limited by fixed banking walls and not pins or studs.

Shock Protection

10 shock protected movements are accepted.

Winding Mechanism

11 the ratchet and crown wheels must be finished in accordance with registered patterns.

Springs

12 wire springs are not allowed.

Art. 4 Personnel in charge of inspection

The controller and his agents are only in charge of punching. They must comply to the decisions of the oversight commission.

Art. 5 Punching

1 the punch is affixed on the mainplate and one of the bridges, except if that is a technical impossibility. The site can vary according to the caliber.

2 By exception, it can be affixed on a finished movement.

Art. 6 Requirements for obtaining a rate bulletin

1 At the request of the manufacturer, a rate bulletin can be obtained in complement to the Geneva seal.

2 criteria of obtaining a rate bulletin are defined according to the NIHS standard 95-11 ( a/k/a ISO 3159) for chronometers.

3 These bulletins are obtained through the Geneva office of COSC.

Art. 7 Chronometers

The watches having successfully undergone the rate tests can claim the title chronometer.

Art. 8 Rescinding Clause

The regulations on the voluntary inspection of watches from Geneva, of April 5, 1957, is repealed.

 MỘT SỐ PHẦN ĐÃ ĐƯỢC DỊCH RA TIẾNG VIỆT(KO RÕ TÁC GIẢ)

1,Tất cả các bộ phận của bộ máy đồng hồ, bao gồm cả những cơ cấu thêm vào đều phải đáp ứng được những tiêu chuẩn của Văn phòng kiểm tra chất lượng đồng hồ độc lập tại Geneva. Những chi tiết làm từ thép bắt buộc phải được mài và hoàn thiện bề mặt, có góc cạnh rõ ràng, những chiếc đinh ốc phải có góc cạnh rõ ràng, những chi tiết như khe rãnh và vân xoắn ốc cần được mài nhẵn.

2, Tất cả những chi tiết của bộ máy đồng hồ đều phải được làm và hoàn thiện trong địa hạt Geneva, chân kính được làm từ sapphire và các lỗ chân kính đều được đánh bóng. Những chân kính này đồng thời bắt buộc phải được phủ và đánh bóng mờ, riêng chân kính cuối cùng gắn với vỏ đồng hồ thì không bắt buộc phải đạt yêu cầu.

3, Vành dây tóc (hairspring) phải được gắn lên một đĩa có vân rãnh và được chốt lại bằng đinh tán có nắp với vòng đệm tròn. Đinh tán di động cũng được phép

4, Những chi tiết rời hay cụm chi tiết được sử dụng hệ thống đỡ, ngoại trừ những cỗ máy siêu mỏng do không cần hệ thống đỡ.

5, Hệ thống cân bằng và bán kính vòng xoắn thay đổi phải phù hợp với những tiêu chuẩn ở điều 1.

6, Các bánh xe trong bộ máy phải được vát trên, vát dưới và đánh bóng. Với những bánh xe có độ dày từ 0.15mm trở xuống thì chỉ cần vát 1 phía cầu.

7, Với các vị trí lắp bánh xe, toàn bộ trục và các mặt của bánh răng đều phải được mài và đánh bóng.

8,.Bánh xe hồi phải nhẹ, chỉ được dày từ 0.16mm trở xuống với những bộ máy lớn, và 0.13mm với những bộ máy có kích thước 18mm. Và các mặt khóa của bánh xe đều phải được đánh bóng.

9, Các góc mà đòn bẩy đi qua được cố định bởi những bức tường để loại trừ bớt đinh tán và trục giữ.

10, Khả năng chống shock của bộ máy phải đạt chuẩn.

11, Các bánh xe và bánh răng của núm vặn phải được hoàn thành theo mẫu đã đăng ký.

12, Dây tóc bằng thép không được chấp nhận.

2. CHỮ ” GENÈVE( HOẶC GENEVA) IN TRÊN MẶT ĐỒNG HỒ

 
OK, ở phần trên ta đã tìm hiểu xong về con dấu – huy hiệu geneva, và bây giờ ta sẽ đi tìm hiểu về cái chữ geneva, hay genève mà ta hay thấy được in trên mấy chú đồng hồ cổ cổ của omega, zenith hay patek. Và ở việt nam thì nhiều bạn nói về geneva thì đang chính là nói đến dòng chữ này. Ồ, vậy không biết nó có liên quan dính dáng gì đến con dấu geneva ở trên không? Và thằng này với swiss made có là gì của nhau không? Và phải chăng đồng hồ cứ mang con chữ này thì có nghĩa là mọi chi tiết, nguyên vật liệu, công đoạn abc đến xyz đều là nguyên bản thuỵ sĩ hay không? Nghiễm nhiên khi đọc được con chữ này trên đồng hồ thì ta có thể vênh mặt lên tự hào đồng hồ của tớ đẳng cấp hơn đồng hồ swiss made như mấy thím bán hàng hay nói?
Vâng, và ngay bây giờ, tôi xin khẳng định là, các bạn…. sai toét hết rồi! Nhầm hết cả rồi! Thứ nhất, về mối quan hệ giữa huy hiệu geneva đề cập phần 1 với con chữ geneva in trên mặt số này, trên danh nghĩa, nó đều xuất phát từ vùng canton, geneva, và chỉ có đồng hồ sản xuất tại khu vực này mới có đươc cả 2 kí hiệu trên. Còn về mặt bản chất, 2 con hàng này hoàn toàn khác nhau, một cái để ám chỉ kĩ thuật chế tác và hoàn thiện movement với huy hiệu ( triện) đóng vào đít , còn cái kia nó lại liên quan đến hoạt động chế tạo đồng hồ nói chung – liên quan trực tiếp đến kí hiệu swiss made. Rồi, thế thì geneva và swiss made có giống nhau không, và geneva có đẳng cấp hơn không? Mình xin trả lời là KHÔNG. Xét quy định, geneva không khác gì swiss made, nó không hề đề cập bất cứ cái gì gọi là đẳng cấp chế tác ở đây cả, và tôi chắc chắn có nhiều người do thiếu hiểu biết mà nhầm lẫn sang với con huy hiệu geneva ở phần 1. Điều đơn giản và dễ hiểu với chữ geneva đóng trên mặt số, thì nó chính là phiên bản swiss made của bang geneva, mà nói chính xác hơn đó là một kiểu lợi ích cục bộ mà dân việt ta hay nói tới. Với một chiếc đồng hồ swiss made, thì có thể là geneva hoặc không ( vì có thể sản xuất ở vùng khác, ví dụ như le locle chẳng hạn) , nhưng với một chiếc geneva thì chắc chắn đó là một chiếc swiss made ( ko phải swiss chả nhẽ ở tàu? ) . Và thường thì một chiếc geneva thường đóng luôn cả con dấu swiss made bên dưới luôn cho nó máu, bởi đơn giản thuỵ sĩ làm đồng hồ chủ yếu là để xuất khẩu, họ sợ nhiều người không biết geneva là cái quái gì nên phải làm thế cho nó đỡ phải đi giải thích.
Lan man ở trên đủ rồi, bây giờ ta đi sâu hơn một chút , việc sử dụng con chữ này vẫn luôn được quản lí bởi de contrôle des montres de genève ( đã đề cập ở phần 1). Và để được in dòng chữ này lên mặt đồng hồ, thì thứ nhất cái đồng hồ đó phải là đồng hồ thuỵ sĩ ( swiss made). Và thứ hai, công đoạn lắp ráp chế tạo- hoặc lắp ráp movement- hoặc là ráp movement vào vỏ đồng hồ ( vỏ làm ở đâu đếch cần biết nhé) phải được thực hiện tại vùng canton, geneva với ít nhất 50% tổng chi phí phát sinh ra từ đó – nói chốt lại cho nó nhanh tức là con đồng hồ có movement đem lại 50% lợi nhuận cho canton, geneva thì anh được cộp mác. Và không có bất cứ điều khoản nào quy định riêng về vật liệu ngoại quốc, tức có nghĩa là nó vẫn sẽ tuân theo pháp lệnh đồng hồ 1995, với vỏ cùng mặt số hoàn toàn có thể nhập ngoại, cùng với nguyên vật liêu đươc sử dụng một cách tự do.

 Tổng kết :

như vậy là đã xong bài, có lẽ sau bài này, anh em đã phần nào hiểu được ngọn nguồn của con dấu geneva cũng như dòng chữ geneva hiện diện trên những con đồng hồ thuỵ sĩ. Không còn bị hoang mang hay bị đầu độc bởi những thông tin trái chiều sai lệch. Và vẫn như mọi khi, mọi bài viết vủa thạch luôn đề cao sự khách quan trung thực nhất có thể. Và vẫn còn nhiều bài viết hay ho nữa về đồng hồ đang chờ đón mọi người đọc. Chúc anh em một ngày vui vẻ!

 

4.5/5 - (6 bình chọn)