LƯỢC SỬ NỀN CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ THUỴ SĨ (PHẦN 2)

KHÓA THỰC TẬP XUYÊN THẾ KỈ CỦA THỢ ĐỒNG HỒ THỤY SĨ

Tầm quan trọng trong sự nghiệp của breguet không chỉ thể hiện ở những phát minh đột phá và chất lượng cao dành cho giới quý tộc , mà còn bởi vì ông đã tạo nên dấu ấn trong ngành chế tạo đồng hồ thụy sĩ – một quốc gia nhỏ bé nổi danh trên khắp thế giới về những ý tưởng và tài năng đặc biệt , mặt khác , dù sinh ra tại quốc gia có truyền thống sản xuất dồng hồ , breguet và nhiều doanh nghiệp khác vẫn cảm thấy cần phải học hỏi thêm kĩ thuật từ nước ngoài .
Cũng như breguet, ngành chế tạo đồng hồ tại thụy sĩ cũng có bước khởi đầu khiêm tốn . các thợ đồng hồ đã xuất hiện tại thụy sĩ từ thế kỉ 14 , khi chiếc đồng hồ cơ đầu tiên được phát minh . tuy nhiên , họ lại thường phô diễn khả năng của mình trong các ngành chế tạo truyền thống, như rèn đúc hay làm súng. Thưở ban đầu, các thợ thủ công tạo ra những chiếc đồng hồ có kích thước rất lớn. Vốn thường chỉ sử dụng cho tháp chuông nhà thờ hay treo trên các cổng thành. Nổi bật nhất trong số đó là Liechti, một gia tộc làm đồng hồ đến từ Winterthurn, với 12 thế hệ trong nghề từ năm 1514 đến 1857. ( những chiếc đồng hồ tháp canh của họ vẫn có giá trị cho đến ngày nay) . Khi kĩ thuật được cải tiến, những chiếc đồng hồ nhỏ hơn bắt đầu xuất hiện, trước khi các loại đồng hồ sắt kiểu Gô tích được trang hoàng trong dinh thự các gia đình giàu có quyền lực. Những người thợ đóng gỗ và thợ mộc đã phổ biến hàng loạt các phiên bản đồng hồ khác nhau được làm từ gỗ.
Mãi đến cuối thế kỉ 16, thuy sĩ vẫn chỉ là một trong nhiều quốc gia sở hữu ngành sản xuất đồng hồ, tuy nhiên, làn sóng chống đạo tin lành dấy lên tại pháp đã thay đổi tất cả. Những tín đồ tin lành đào thoát từ pháp đã tìm ra chốn nương thân tại thuy sĩ, và mang theo họ những bí quyết giả kim và chế tạo đồng hồ có khả năng thay đổi bộ mặt các ngành nghề này tại thuỵ sĩ. Làn sóng nhập cư bắt đầu diễn ra từ tháng 8 năm 1572, khi 20 ngàn tín đồ tin lành bị hành quyết tại paris trong sự kiện gọi là “cuộc thanh trừng ngày lễ thánh Bartholomew”. Cuộc tị nạn chính trị thứ 2 tại pháp là hậu quả từ bộ luật fontainebleau ban hành tháng 10 năm 1685, nhằm phế bỏ quyền tư do tôn giáo được quy định trong bộ luật nantes (1598), đồng thời tước đi mọi quyền lợi của các tín đồ tin lành.
một geneva an toàn
Đây quả thực là vận may hiếm có đối với nền kinh tế công nghiệp non trẻ tại thuỵ sĩ. Các tín đồ tin lành đã tôi luyện trong họ rất nhiều phẩm chất giá trị, ho sẵn sàng làm việc vất vả hòng cải thiện chất lượng cuộc sống. Họ là những thợ thủ công lành nghề và tận tâm với công việc của mình. Họ rất chăm đọc kinh thánh và rút ra nhiều ý kiến phê phán, một phẩm chất được xem là trọng tội tại nhà thờ thiên chúa giáo la mã- thế lực thống trị tư duy và lòng tin của người dân châu âu trong suốt hơn một ngàn năm. Không những thế, họ còn là một tập thể đoàn kết, với mạng lưới quan hệ phức tạp và rộng khắp kết nối đến những trung tâm thương mại trọng yếu, điển hình như Glasgov, london, Naples và paris. Không ít gã khổng lồ thuỵ sĩ trong các ngành sản xuất đồng hồ, may mặc và dược phẩm hiện nay phải mang ơn chữ kí của vua Henri 4 ở cuối chỉ dụ nates năm 1598.
Rất nhiều nạn dân bị ngược đãi trên đã tìm được sự bình yên tại geneva. Khi ấy, địa phận của cộng đồng tin lành này vẫn chưa thuộc về thuỵ sĩ. Mà chỉ là đồng minh của zurich và bern. Thành phố tràn ngập những người theo học thuyết calvin, do ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo, những người luyện vàng không được phép chế tạo trang sức, do đó rất nhiều người trong số họ đã chuyển sang nghề làm đồng hồ , vì với các môn đệ calvin, chúng mang lại giá trị chân chính. Tuy nhiên, chính nguồn cung quá mức từ các xưởng làm đồng hồ đã buộc họ tự đặt ra các giới hạn. Năm 1610, đạo luật đầu tiên dành cho giới chế tạo đồng hồ đã được ban hành tại geneva, và chính những quy định khắt khe này đã khiến không ít người phải rời thành phố và thử vận may tại nơi khác. Nghề làm đồng hồ bắt đầu lan sang các thị trấn. Nhiều thợ đồng hồ đã chọn neuchatel làm điểm dừng chân. Những người khác lại xây dựng cơ nghiệp tại những vùng hẻo lánh như Vallée de joux và val de travers
Các thợ đồng hồ nhập cư và thế hệ sau của họ không chỉ là những người thợ – họ còn là các doanh nhân. Khi tìm kiếm nhân công, họ thường lựa chọn các gia đình nông dân đang phải vật lộn với cuộc sống trên dãy núi cao jura. Và hầu như không thể ra khỏi nhà khi mùa đông đến. Với nguồn lao đông hăng hái sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp này, các thợ đồng hồ bắt đầu lắp ghép nên một dây chuyền sản xuất hàng loạt được phân cấp rõ ràng. Mỗi nhân công sẽ thu thập nguyên vât liệu từ mùa thu, tiến hành những công đoạn tỉ mỉ trong suốt mùa đông dài lạnh giá, và phân phối thành phẩm ngược về các cửa hàng lắp ráp linh kiện dưới thung lũng khi xuân về.
BÍ MẬT KINH DOANH
Các chủ doanh nghiệp chỉ cho phép các nhân công lắp ráp các bộ phận của một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh, nhằm đề phòng họ nắm bắt kết cấu của toàn bộ cỗ máy. Tuy nhiên những người chủ vẫn không thể ngăn cản các thợ làm đồng hồ có tài được thuê trong mùa đông học hỏi mánh khoé của họ. Daniel jeanrichard từ La Sagne đươc xem là người đầu tiên có thể đứng ra kinh doanh độc lập. Chuyện kể rằng, sau khi hoàn thành khoá học việc tại một lò rèn, một vị khách lữ hành đã ngỏ ý nhờ chàng thanh niên 18 tuổi này sửa giúp ông một chiếc đồng hồ bỏ túi. Vốn hay tò mò, chàng trai đã tháo tung chiếc đồng hồ và vẽ lại chính xác các chi tiết bên trong. Không những thế, anh còn giữ lại một bản sao của nó. Công với hiểu biết có sẵn, Jeanrichard đã bắt đầu chế tạo chiếc đồng hồ đầu tiên.
Tại một thị trấn ở le locle, Jeanrichard đã mở một nhà máy nhỏ – nơi tập hợp hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất. Và cho phép nhân công của anh qua lại thường xuyên, thay vì chỉ làm việc tại nhà vào mùa đông. Nhiều người đã từ bỏ việc đồng áng để chuyển sang làm đồng hồ. Jeanrichard quyết tâm xây dựng một quy trình sản xuất hợp lí , và đã phát minh ra những cỗ máy đầu tiên nhằm chế tác các bộ phận. Nhà máy này đã trở thành hình mẫu đối với các thế hệ thợ làm đồng hồ tiếp theo. Điển hình như Isaac và Jaccob brandt, những người đã đưa nghề làm đồng hồ đến la chaux de fonds vào năm 1705, sau khi học hỏi bí quyết kinh doanh từ jeanrichard.
Cuối thế kỉ 18, la chaux de fonds đã trở thành trung tâm của nghề chế tạo đồng hồ, nhưng vẫn là một ngôi làng nhỏ thiếu vắng một ngành công nghiệp thực sự. ( năm 1750, vùng le locle kế cận có 3211 dân, so với chỉ 2363 tại la chaux de fonds). Năm 1793, một đám cháy lớn đã tàn phá la chaux de fonds và gần như kết liễu nghề làm đồng hồ non trẻ tại nơi này, những thợ làm đồng hồ địa phương ngoài khả năng chuyên môn thủ công, không hề sở hữu chút năng khiếu kinh doanh nào. Và cũng không có khả năng mở rộng ra những vùng miền khác trên khắp thuỵ sĩ. Họ xốc lại tinh thần, và la chaux de fonds lại một lần nữa nổi lên như một trung tâm hứa hẹn của ngành sản xuất đồng hồ, với lực lượng lao động dồi dào và những nhà máy kiểu mẫu. Lần này chúng đã được dựng lên một cách vững chắc tai nhiều nơi trong vùng. Có thể nói, đám cháy chính là lực đẩy cần thiết cho nghề làm đồng hồ tại đây, và buộc thị trấn phải tái thiết lại nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ.

Để lại ý kiến của bạn cho người sau nhé!