*biên dịch bởi HOÀNG HÀ THANH*
Omega nhận định rằng họ là thương hiệu đầu tiên đặt một bộ máy Tourbillon lên một chiếc đồng hồ đeo tay vào năm 1947. Tôi sẽ không thảo luận về việc Tourbillon là gì hay lịch sử của nó trong bài viết này. Tuy nhiên, công bằng mà nói thì tính năng cổ điển phức tạp này được thiết kế bởi Breguet vào thời đại của mình vốn được làm ra cho những chiếc đồng hồ bỏ túi.
Mãi cho đến giữa thế kỷ 20, các Tourbillon mới được xuất hiện trên những chiếc đồng hồ đeo tay. Đối với Omega, đó là một sản phẩm giới hạn chỉ với 12 chiếc được bán ra. Bộ máy 1947 được thiết kế để tham gia cuộc thi Observatory Chronometry của Thụy Sĩ. Nó đã được nhận định là áp dụng một Tourbillon vào một bộ máy hiện đại sẽ giúp tăng cao độ chính xác và cho nó thế mạnh để chiến thắng cuộc thi, nơi mà các thương hiệu nổi tiếng gửi các bộ máy đến để cạnh tranh về độ chính xác.
Omega đã giành được chiến thắng với bộ máy Tourbillon của mình vào năm đó ( điều kì lạ là nó có nhiều điểm giống với những bộ máy của đồng hồ bỏ túi cổ điển hơn là với những bộ máy trên những chiếc đồng hồ đeo tay thời bấy giờ). Như tôi đã nói, chỉ có 12 chiếc được đặt vào vỏ và bán cho khách hàng. Một chiếc đồng hồ có vẻ ngoài đơn giản, chỉ có dòng chữ “Omega Tourbillon” trên mặt số. Kể cả bộ máy cũng không có vẻ ngoài đặc biệt hay lạ mắt. Một bộ máy có vẻ ngoài rất công nghiệp – siêu chính xác với một tourbillon. Nó được gọi là Omega Caliber 30l và tourbillon quay đủ 1 vòng sau 7 phút rưỡi.
Sau này, đồng hồ đeo tay tourbillon trở thành một thứ phổ biến cho các tầng lớp lắm tiền nhiều của. Không phải vì nó cung cấp được những hiệu suất về độ chính xác mà chủ yếu là vì vẻ ngoài trực quan và bản chất phức tạp của nó. Omega thực sự đã ở đỉnh của sự điên cuồng về đồng hồ tourbillon mà có vẻ như được bắt đầu vào đầu những năm 2000, thực tế là sớm hơn. Bộ máy Tourbillon đầu tiên được Omega bán rộng rãi là vào năm 1994.
Kể từ đó, Omega đã sản xuất đồng hồ Tourbillon đều đặn mỗi năm. Omega sản xuất khoảng 10 chiếc Tourbillon hàng năm. Điều này không là gì so với những dòng sản phẩm khác của thương hiệu. Vậy tại sao họ lại làm vậy? Theo Omega, họ muốn để mở cửa thị trường phân khúc để tiếp tục phát triển lịch sử của thương hiệu và giữ được tính đặc biệt của nó. Đó là một sự đam mê vì việc bán các đồng hồ Tourbillon không thực sự là một cách để đẻ ra tiền cho thương hiệu. Những người thợ chế tác ra những sản phẩm thời gian này có khu vực riêng của họ tại Omega và thực sự chỉ làm việc riêng của họ nếu so với các khu vực “sản xuất hàng loạt” khác của Omega
Chiếc Omega Tourbillon ra mắt năm 1994 (Calibre 1170) rất thú vị vì ít nhất hai lí do. Đầu tiên, nó là một chiếc có Tourbillon trung tâm. Nghĩa là Tourbillon được đặt chính giữa mặt số. Tiếp đó, Tourbillon trung tâm là một cỗ máy cơ khí tự động. Nếu như phải thêm vào lí do thứ 3 thì đó là kim giờ và phút được đặt vào đĩa tinh thể sapphire . Vì vậy, kim giây ở trên Tourbillon ở trung tâm, còn kim phút và kim giờ được đặt ở vành đĩa sapphire quay tròn.
Các đồng hồ Tourbillon trung tâm của Omega đều được đặt trong vỏ DeVille (cho tới nay) và là một loại vật liệu cực kì quý giá. Từ 1994 đến 2000, Omega ra mắt khoảng 7 biến thể của máy Tourbillon. Vào 1997 bộ máy “lớn lên” một chút trở thành Caliber 2600A. Điều thay đổi lớn nhất là ứng dụng hệ thống lên cót tự động mà hiện giờ đã trở thành một phần của bộ máy. Thiết kế đồng hồ đương nhiên cũng được thay đổi.
Vào năm 2002 sau một thời gian im hơi lặng tiếng, Omega ra mắt Calibre 2600B. Bộ máy này cải tiến từ 2600A bằng việc có được chứng nhận COSC Chronometer. Sau đó vào năm 2004 Calibre 2600 trở thành “khung xương” cho chiếc đồng hồ Calibre 2633A Omega Central Chronometer Skeleton Tourbillon. Tiếp tục tới năm 2007, công nghệ ngày nay của Omega đã đáp ứng được các tourbillon bằng việc thêm vào bộ thoát đồng trục như một phần của Tourbillon. Bước đi này thực sự đã giúp họ tích hợp được Tourbillon trung tâm một cách chủ động với phần còn lại của bộ máy in-house của thương hiệu. Đó là Calibre 2635A và được đặt trong một chiếc đồng hồ có cái tên thú vị là Omega Central Chronometer Co-Axial Tourbillon Chocolate ( nguyên do là vì mặt số). Cuối cùng, chắc bạn cũng đoán được, Omega một lần nữa thêm vào tính năng lộ máy trong chiếc đồng hồ Omega Central Chronometer Co-Axial Tourbillon mới nhất với Calibre 2636A với một cái tên dài nhất – Omega Central Chronometer Co-Axial Skeleton Tourbillon.
Và trên đây là lịch sử ngắn gọn về chiếc đồng hồ Tourbillon trung tâm của Omega. Vậy mục đích của chiếc này là gì? Dĩ nhiên mục đích chính là tạo ra một mặt số có tính năng Tourbillon với cái nhìn đối xứng dễ chịu. Điều này làm cho việc có những chiếc kim tụ ở trung tâm gần như là bất khả thi. Cũng có nghĩa là những chiếc kim phải được đặt ở chỗ khác – hệ thống đĩa Sapphire đã được sử dụng. Các đĩa nằm xung quanh tourbillon và được điều khiển bởi một vòng nhỏ giống như vòng bezel của đồng hồ. Điều này cũng có vẻ như gây khó khăn trong việc chỉnh thời gian. Thực chất rất nhiều thứ từ chiếc đồng hồ này đều khá kì quặc.
Bạn xoay chiếc núm chỉnh ngược chiều kim đồng hồ để lên cót chiếc đồng hồ (xin đừng quên rằng nó là máy cơ tự động). Không có gì to tát, nhưng vẫn khá là kỳ quặc. Để điều chỉnh thời gian, có một núm phẳng khác được gắn ở mặt sau của vỏ máy. Bạn cần phải kéo nó ra một chút rồi sau đó dùng đó để xoay hai đĩa tinh thể sapphire. Khá ngầu nhưng cũng khá dị theo quan điểm của tôi.
Omega rất thích vui đùa với việc trang trí đồng hồ. Một khu vực đặc biệt rất hợp cho nghệ thuật chính là tấm đĩa bên dưới tourbillon. Tấm này thường được khắc guilloche bằng máy để mang lại một cái nhìn đẹp mắt mà nếu muốn được chiêm ngưỡng thì bạn phải tìm đến phía sau của tourbillon khi nó đang hoạt động.
Mẫu đồng hồ tôi đang đề cập đến có ảnh trong bài viết này, tuy nhiên tôi không chắc số hiệu chính xác của nó. Chiếc đồng hồ này có một bộ vỏ vàng hồng 18k và mặt số được khắc guilloche một cách rất truyền thống bằng máy khắc guilloche vận hành thủ công. Tourbillon trung tâm rất dễ thấy kèm theo những cọc giờ và kim màu xanh. Độ tương phản giữa cọc số màu xanh trên tinh thể sapphire và mặt số là rất lớn. Điều đó khiến cho việc đọc thông tin trên mặt số của mẫu này rất là dễ chịu.
Phàn nàn chính của tôi về mẫu lộ máy này là kim giờ và kim phút khá khó để nhìn ra – làm cho mức độ dễ đọc thấp hơn mức tối ưu. Omega thực sự đã cố gắng giảm thiểu điều này một cách tối đa bằng cách sử dụng một kỹ thuật luyện kim phức tạp, đặt một dấu kim loại tròn lên tinh thể sapphire, nhưng thế vẫn là chưa đủ. Đây là vấn đề lớn nhất bởi vì trên một chiếc đồng hồ lộ máy, những chiếc kim vàng bị lẫn vào cỗ máy cũng màu vàng khiến nó trở nên khó nhìn.
Điều những chiếc đồng hồ này thực sự khiến tôi cảm thấy mình rất đặc biệt. Chúng là những mẫu gần như không ai biết từ một hãng mà gần như ai cũng biết. Tôi nghĩ về chúng như những “Omega bí mật” dành cho những người đam mê thương hiệu có tìm tòi. Những thứ này có giá bao nhiêu? Tôi được cho biết là vào khoảng 80.000$.những chiếc đồng hồ omega central tourbillon đặc biệt này mỗi năm chỉ được sản xuất với số lượng rất ít , và chỉ dành riêng cho những người thực sự đam mê thương hiệu này.