Xin chào quý vị và các bạn, nhắc đến Chronograph, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những chiếc đồng hồ bầm giờ đậm chất thể thao mạnh mẽ, qua cả trăm năm nhưng sức hút của nó vẫn giữ nguyên. Nhưng có ít người biết rằng, lịch sử của Chronograph khá phức tạp với nhiều tranh cãi nảy lửa về tính chính danh, những dấu mốc “ đầu tiên” và người sáng chế ra nó. Trước năm 2013, Nicolas Mathieu rieussec được cho là cha đẻ của mọi loại đồng hồ Chronograph – cả về tính năng lẫn tên gọi. Tuy nhiên sau đó, với sự xuất hiện của chiếc đồng hồ của Louis Moinet, lịch sử đã bị lật lại, người ta cho rằng đồng hồ Chronograph đầu tiên phải là Louis Moinet tạo ra. Đây là một câu chuyện khá phức tạp và “ hack não”, buộc chúng ta phải lần ngược về lịch sử của mỗi người để hiểu sâu hơn về khái niệm Chronograph. Trong bài viết này, tôi sẽ đưa đến cho các bạn bài khảo cứu về Nicolas Mathieu Rieussec – Người được cấp bằng sáng chế cho cơ chế Chronograph đầu tiên trên thế giới, bao gồm cả tên gọi, mời các bạn cùng xem.
XUÂT THÂN
Nicolas Mathieu Rieussec ( 20/7/1781-18/6/1866) là một thợ đồng hồ nổi tiếng của nước Pháp. Nơi phát tích gia đình nhà Rieussec là thị trấn Lespinassière, Nicolas là con trai của ông Joseph Rieussec, một thương gia, Nicolas là người con trai thứ 2 trong gia đình và được sinh ra ở Thủ đô Paris hoa lệ. Ngay khi còn rất trẻ, ông đã được định vị trở thành một thợ đồng hồ. Tại niên giám kinh doanh năm 1810, ông được xếp vào danh sách 222 thợ đồng hồ ở Paris. Ông kết hôn với một phụ nữ tên là Anne Marie Delan, có một con trai tên là Joseph Ferdinand, sinh vào 15/12/1804, chỉ vài ngày sau khi Napoleon lên ngôi hoàng đế Pháp. Hai năm sau vợ ông mất, đến năm 1807 ông tái hôn với bà Marie Pierrette Flore Bourdin, thời gian cứ thế trôi qua, tới năm 1815 Napoleon bị đánh bại hoàn toàn, cuộc đời ông bắt đầu bước sang trang mới.
THỢ ĐỒNG HỒ CHO ĐỨC VUA
Ngay khi hoàng gia Pháp được phục hồi, ngai vàng được truyền cho Vua Louis 18, anh trai của vua Louis 16 từng bị chém vào năm 1793 trong cách mạng Pháp. Điều may mắn cho Rieussec là chính quyền mới không hề thù địch với ông, mà trái lại rất ưu ái phong cho ông làm thợ đồng hồ của nhà vua, pháp lệnh từ hoàng gia ban xuống vào ngày 31 tháng 1 năm 1817 như sau :
“ vào ngày 31 tháng 1 năm 1817, hoàng đế ở Paris, đã nắm rõ được cách sống cũng như phẩm hạnh của quý ông Nicolas Mathieu Rieussec, cả về danh tiếng đặc biệt mà ông đã đạt được trong giới đồng hồ. Nhà vua mong muốn ban cho ông sự ưu ái và tôn vinh. Chính vì lẽ đó, bệ hạ đã sắc phong cho ông danh hiệu người thợ đồng hồ cho chính nhà vua, Mathieu Rieussec được hưởng tất cả danh dự, đặc quyền và nhiều lợi ích khác. Bệ hạ mong rằng ông sẽ sử dụng danh xưng này ở tất cả những buổi họp mặt và mọi tài liệu công khai..”
Chúng ta không có tài liệu nào kể về lý do, quan hệ hay làm cách nào mà Nicolas Mathieu Rieussec được hoàng gia ân sủng, nhưng có lẽ là do mối quan hệ của anh trai ông – nicolas Joshep, lúc đó là một tay đình đám trong giới đua ngựa đang bùng nổ tại Pháp, và tất nhiên trò tiêu khiển này chỉ dành cho giới quý tộc, nhiều mối quan hệ cũng từ đó mà ra!
Vào năm 1817, có tổng cộng 5 thợ đồng hồ cho nhà vua tại thủ đô Paris bao gồm : lepaute, Le Roy, Lépine, Robin và Lamygonge. Khi được sắc phong thì Rieussec là người thứ 6. Chắc chắn chức vụ này không ngẫu nhiên mà có! kể từ năm 1815/1816, ông đã được giao trọng trách bảo trì đồng hồ cho bộ trưởng Bộ Hộ của nhà Vua, hay nói đúng hơn là bộ chịu trách nhiệm quản lý kho lưu trữ nội thất của hoàng gia. Đơn vị này được thành lập vào đầu thế kỉ 17, “ Royal Furniture Depository” là văn phòng chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nội thất, các tác phẩm nghệ thuật được sử dụng để trang hoàng cho các dinh thự thuộc hoàng tộc.
Là một người đầy tham vọng, Rieussec không muốn chỉ dừng lại ở việc sửa đồng hồ cho mình đức vua, ông đã tìm cách để tiến xa hơn khi cố gắng kiếm cho mình sắc phong làm thợ đồng hồ cho kho lưu trữ nội thất hoàng gia. Ngay trong năm 1817 ( khoảng tháng 5-6) ông đã gửi thư cho Nam Tước De La Ville d’Avray – tổng giám đốc kho lưu trữ nội thất hoàng gia, theo đó, Rieussec nói rằng ông từng có 2 năm kinh nghiệm làm việc ở kho lưu trữ, nên hoàn toàn có đủ tư cách để nhận được danh xưng. Cuối cùng, chỉ 1 năm sau, tức là năm 1818 ông đã chính thức được chứng nhận là thợ đồng hồ cho kho lưu trữ nội thất hoàng gia.
SỰ RA ĐỜI CỦA THUẬT NGỮ CHRONOGRAPH
Những năm 1820 chứng kiến một thời kì huy hoàng nhất trong cuộc đời của Nicolas Mathieu Rieussec. Ngày 1/9/1821, ông có mặt tại trường đua ngựa Champ De Mars ở Paris, nhưng không phải để xem đua ngựa mà là để thử nghiệm cỗ máy mà ông vừa chế tạo ra. nó dùng để đo khoảng thời gian di chuyển của con ngựa, bao gồm tất cả ngựa có trên trường đua vượt qua vạch đích. Sự hiện diện của ông ở đây không phải tình cờ, anh trai của ông – Nicolas Joshep là một tay lão làng trong giới ngựa đua nước Pháp. Quay trở lại 16 năm trước, vào ngày 31/8/1805, một sắc lệnh ban ra của triều đình yêu cầu thiết lập các trường đua ngựa, Nicolas Joshep đã ngay lập tức thành lập một trang trại nuôi ngựa Đực giống Buc, sau đó ông mua lại một trang trại khác, và tiên phong khuyến khích việc lai giống ở Pháp. Đua ngựa lúc này là mốt, Rieussec đã ngay lập tức xác định đây là cơ hội để mình thể hiện kĩ năng đỉnh cao. Các bạn lưu ý thời điểm này là đầu thế kỉ 19, việc đua ngựa và xác định kẻ chiến thắng là một chuyện, nhưng để đo lường được thời gian cho từng tay đua là một chuyện hoàn toàn khác.
Quay lại trường đua vào ngày 1/9/1821, tại khán đài khi đó toàn những kẻ tai to mặt lớn trong chính quyền, bao gồm Joshep Jérôme, bộ trưởng bộ nội vụ và Gaspard De Chabrol, tỉnh trưởng sông Seine. Các báo cáo từ ban giám khảo cuộc đua, cùng với lá thư của Charbol đều đề cập phát minh của ông với cái tên là “ máy đo thời gian” hoặc “ máy đếm thời gian”, danh xưng Chronograph chưa được sử dụng. Tất cả các bài kiểm tra đều đạt yêu cầu dưới sự chứng kiến của ban giám khảo cuộc đua, phát minh của Rieussec đã chứng minh được tính thực tế và đáng tin cậy, không có sai sót đáng tiếc mào xảy ra. Mọi thứ lúc này đều hoàn hảo, một tương lai đầy hứa hẹn dường như đã được định sẵn cho thiết bị này!
Phát minh của Rieussec được đưa tới viện hàn lâm khoa học Pháp để cấp bằng sáng chế. cuộc họp tổ chức vào ngày 15/10/1821 và có biên bản. Trước đó 2 tuần, Rieussec đã đưa thiết bị tới đây và được kiểm tra bởi 2 thành viên của viện là Breguet và Prony. Trong lá thư của Rieussec viết, ông đã nói rõ rằng viện hàn lâm danh tiếng là nơi đầu tiên gọi phát minh của ông là “ Chronograph với chỉ số giây”, tên gọi này đã thay thế cho “ máy đo thời gian” hay “ bộ đếm thời gian”. Sau này người ta thường gọi nó là “ Chronograph của Rieussec”.
thiết bị đầu tiên của rieussec
Về biên bản buổi họp, nội dung của nó khá dài, nhưng có thể nói là thiết bị của Rieussec được hội đồng thẩm định đánh giá rất cao. Họ đã nhìn thấy một tiềm năng rất lớn của phát minh, và những dòng biên bản sau đây cuối cùng đã trở thành sự thật cho thế hệ đồng hồ bấm giờ ngày nay :” … điểm đáng chú ý nhất của nó chính là khả năng chỉ ra ngay thời điểm bắt đầu và kết thúc của một số khoảng thời gian liên tiếp bằng các chỉ số vĩnh cửu ( ám chỉ các vạch được in cố định trên mặt số), có thể nhìn thấy trên mặt số chuyển động mà không cần đến sự theo dõi bằng mắt hoặc tai của người quan sát ( ám chỉ khả năng rảnh tay) . Không còn nghi ngờ gì nữa, một chiếc đồng hồ bấm giờ có đặc tính như vậy sẽ cung cấp những nguồn tài nguyên quý giá cho các bác sĩ, kĩ sư và nói chung là cho bất kì ai làm công tác đo lường hiện tượng. Một cuộc thử nghiệm gần đây cho những cuộc đua ngựa có kết quả rất khả quan, nhưng việc sử dụng nó rõ ràng là có thể mở rộng cho vô số các loại quan sát khác, như thử nghiệm loại máy có khả năng chuyển động, đo dòng nước chảy và tất cả các hoạt động thuỷ lực. Một ngôi sao lướt qua kính thiên văn, nhà thiên văn học lúc ấy chỉ có 1 tay rảnh rỗi vẫn có thể ghi lại được chính xác nhờ thiết bị mới này…. chúng tôi nghĩ rằng chiếc Chronograph của ông Rieussec xứng đáng được viện hàn lâm chấp thuận”.
giám khảo breguet lừng danh
Vậy là phát minh của Rieussec đã được chấp thuận cấp bằng sáng chế. Và viện hàn lâm cũng chính là nơi họ đặt cho nó cái tên mà sau này ai cũng biết : Chronograph. Đây là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, ghép bởi 2 từ Chronos ( thời gian) và Graphin ( ghi chép), nghĩa của nó là “ ghi chép thời gian” – tức là tên được đặt theo cách thức mà thiết bị hoạt động. Điều buồn cười là khi các thiết bị bấm giờ được phát triển về sau cũng được đặt tên là Chronograph, thì từ này đã bị biến tấu không còn mang ý nghĩa mô tả cách thức cơ chế nguyên thuỷ hoạt động, mà nó dùng để ám chỉ chung cho mọi đồng hồ bấm giờ! Cơ chế gốc của Rieussec hoạt dộng như sau : một ngòi bút có mực sẽ được chấm vào mặt số tại thời điểm mà hiện tượng cần đo kết thúc. Người theo dõi có thể đọc được thời gian của hiện tượng đã diễn ra, ví dụ như vòng đua của một con ngựa, nhờ vào chấm trên mặt số. Đó chính là cách mà Chronograph ra đời.
Rieussec đã tạo ra 02 chiếc đồng hồ, một chiếc dùng để thử nghiệm cuộc đua ngựa, chiếc kia gửi đến viện hàn lâm. Vào ngày 9/3/1922, Rieussec tiếp tục nhận được chứng nhận bảo hộ 5 năm cho bằng sáng chế của ông.
CẢI TIẾN CHRONOGRAPH
phiên bản cải tiến
Trong một văn bản, ông viết “ những chiếc đồng hồ Chronograph đầu tiên mà tôi nhận được bằng sáng chế vào năm 1821 có kích thước quá lớn để vận chuyển, do các bộ phận cấu thành nó khá phức tạp. Kể từ đó, tôi đã cố gắng đơn giản hoá cơ chế để có thể kết hợp với những chiếc đồng hồ nhỏ hơn. Tôi thậm chí đã kết hợp chuyển động Chronograph với chuyển động của đồng hồ trong một bộ vỏ duy nhất, để sẵn tiện cho việc sử dụng. Việc đơn giản hoá cơ chế sẽ giúp tôi gắn nó vào trong một chiếc đồng hồ cơ học bình dân nhất, và đưa chúng ra thị trường với mức giá phải chăng”
Mùa thu năm 1937, Rieussec nộp đơn đăng kí bằng sáng chế “ Cải tiến cho đồng hồ Chronograph”. Đến ngày 16/1/1838, ông chính thức được cấp bằng sáng chế cho những nâng cấp của mình trên một chiếc đồng hồ mới.
Thực tế là Những cải tiến của ông đã được thực hiện từ ngay trong năm 1925 với chiếc đồng hồ mới, nó đột phá hơn hẳn bản cũ khi sử dụng bộ kim quay chấm mực thay vì bộ đĩa quay. Và giao diện của nó có lẽ rất gần gũi với chúng ta, tiệm cận với đồng hồ chronograph hiện đại. Năm 1945, ông đã lắp ráp một chiếc đồng hồ vỏ đồng với bộ đếm phút tích hợp. Một vài chiếc đồng hồ tìm thấy sau này cho thấy nó dần được thu gọn lại với giao diện mặt số dần cải thiện đến mức hiện đại, điểm đặc trưng của nó vẫn là sử dụng mực ở đầu kim để chấm lên mặt đánh dấu thời điểm kết thúc lịch trình đo thời gian. Cho tới nay, phát kiến của ông đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nguyên tắc của nó về cơ bản vẫn được giữ nguyên. Mặc đù niên đại được xác định là sau Louis Moinet nhưng tầm ảnh hưởng thì lớn hơn nhiều.
NHỮNG BẰNG SÁNG CHẾ KHÁC.
Bên cạnh sáng chế về đồng hồ, Rieussec còn sở hữu những bằng sáng chế khác. Những năm 1830, anh trai của ông bắt đầu quan tâm đến việc bán củi sưởi ấm. Ông đã nộp hai bằng sáng chế trong năm 1932, một cái là xe chở củi có cải tiến cơ học, và một cái là thiết bị dùng để cưa, cân và đo lường gỗ trong khu dân cư. Năm 1860, ở tuổi 79, ông đã nộp một đơn xin cấp sáng chế lần cuối cùng trong đời, có tên là Rieussec Snuffbox. Đây là một dạng hộp kín hơi dùng để chứa đồ ăn, đồ dùng, phát minh cuối cùng này thể hiện sự quan tâm đến sức khoẻ cộng đồng trong những năm cuối đời của ông.
SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ BỎ TÚI
Bên cạnh việc tạo ra những chiếc Chronograph – vốn đã qua nổi tiếng trong sự nghiệp, Rieussec cũng là một thợ đồng hồ có khả năng chế tạo đồng hồ bỏ túi. Một ví dụ điển hình là chiếc đồng hồ cao cấp vàng nguyên khối được sản xuất năm 1820, có kích thước vỏ 58mm, có khả năng đánh chuông báo giờ – một tính năng đắt tiền cao cấp chỉ dành cho quý tộc thời đó.
THAM GIA CÁC CUỘC TRIỂN LÃM QUỐC TẾ
Trong nửa đầu thế kỉ 19, lĩnh vực công nghiệp của nước Pháp được mở rộng một cách nhanh chóng, nhà cầm quyền đã khuyến khích những cuộc triễn lãm công nghiệp dành riêng cho mỗi ngành, và đồng hồ cũng không phải là ngoại lệ. Từ năm 1823 đến năm 1855, Rieussec là người thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm kiểu này, thường niên 4 năm một lần. Hội chợ đồng hồ đầu tiên trên thế giới được tổ chức vào năm 1851 tại Luân Đôn, Anh Quốc. Đến năm 1855 thì Pháp nối gót Anh tổ chức hội chợ tại Paris , đây là cơ hội để đế chế Pháp khoe khoang sức mạnh công nghiệp của mình.
Những cuộc triển lãm là nơi mà Rieussec có thể kiếm thêm danh hiệu cho mình. Năm 1923, ông đã trưng bày một chiếc đồng hồ thiên văn và một chiếc Chronograph, và đạt huy chương đồng. Năm 1939, ông tiếp tục trình bày một chiếc Chronograph cải tiến và lại nhận được giải đồng như lần trước. Đến năm 1944, Rieussec lần nữa có mặt tại triển lãm, ban giám khảo đã trao cho ông huy chương bạc. Đến năm 1951, ông tham dự triển lãm ở cung điện Pha Lê Anh Quốc. Một lẫn nữa sản phẩm của ông lại gây được sự chú ý. Sự khéo léo trong tổ hợp cơ học, cùng với tính hữu dụng của phát minh đã khiến ban giám khảo nhất trí trao cho ông giải thưởng cao quý nhất. Tuy nhiên, sau đó giải thưởng đã bị rút lại bởi một quy định trong triển lãm : giải thưởng cao nhất không được phép trao cho một phát minh có tuổi đăng kí quá 20 năm. Tuy nhiên, năm 1855 vẫn có thể xem là một năm vinh quang và huy hoàng cho Nicolas Mathieu Rieussec, người ta gọi ông là “ một kẻ kì cựu trong giới chế tạo đồng hồ Pháp”.
CUNG CẤP ĐỒNG HỒ CHO HOÀNG TỘC
Với tư cách là một nhà chế tạo đồng hồ bậc thầy trong thời đại của Mình, Rieussec cũng đảm nhiệm các đơn hàng của hoàng gia về những chiếc đồng hồ cao cấp, được đặt làm riêng trang hoàng cho dinh thự quý tộc. Năm 1821, ông bàn giao chiếc đồng hồ “Iris Fastening on Her Wings” đặt tại phòng ngủ của công tước Bordeaux, anh trai vua Louis 18. Giữa những năm 1820-1825, ông kí hợp đồng chuyển giao chiếc đồng hồ mô tả thánh Vincent De Paul, nó được đưa đến lâu đài Saint Cloud vào đầu năm 1826. Năm 1821 là năm tích cực nhất khi ông bàn giao hàng loạt đồng hồ mới, như “Sappho Inspired by Love” , sau đó là “ Homer Singing Over Ruins Of Troys” cho kho lưu trữ hoàng gia. Trong những măm cuối của thời kì phục hưng hoàng tộc Pháp (1815-1830) hoặc có thể là những năm đầu của chế độ quân chủ tháng Bảy (1830-1848), Rieussec đã kí hợp đồng chế tạo một chiếc đồng hồ người chăn cừu Belisarius, laya cảm hứng từ bức tranh do hoạ sĩ Gérald vẽ tại Salon năm 1795.
Trên đây là vài ví dụ phản ánh chính xác năng suất làm việc tuyệt vời của Rieussec. Ông được trọng dụng trong suốt thời kì phục hưng hoàng tộc : thợ sửa đồng hồ cho Louis 18, cho Charles 10, cho Louis Philippe. Sự đánh giá của hoàng tộc đối với ông là rất cao, tính cần mẫn chuyên cần, năng động, trung thành đã tạo nên lòng tin của các vị vua đôia với người thợ kiệt xuất này.
QUA ĐỜI.
Nicolas Mathieu Rieussec qua đời tại nhà riêng, số 60 Avenue du Bel-Air , Paris vào năm 1866, gia tài sau khi qua đời được công bố và giao lại cho con trai và con gái ông.
ĐÁNH GIÁ VỀ CUỘC ĐỜI VÀ DI SẢN.
Có thể, Nicolas Mathieu Rieussec là một kì nhân trong thời đại của ông. Khả năng lẫn kĩ thuật của ông là không cần bàn cãi, khi mà ông thế tự chế tạo ra những chiếc đồng hồ bỏ túi có tính năng điểm chuông phức tạp, đồng hồ cây, đồng hồ bàn cao cấp dành cho hoàng tộc, và đặc biệt là tạo ra phương thức đo các khoảng thời gian trôi qua có tên là Chronograph được đánh giá rất cao trong thời đại thế kỉ 19. Là một thợ đồng hồ cho Vua Pháp trong suốt thời kì phục hưng hoàng tộc, Rieussec đứng trên đỉnh của ngọn tháp cả về danh vọng, kĩ thuật và lòng kiêu hãnh của một thợ đồng hồ, chính những tham vọng lớn của ông về danh vọng đã giúp đưa phát minh rất thiết thực như Chronograph ra với công chúng, đặt một viên gạch nền tảng quan trọng cho việc phát triển các thiết bị đo thời gian về sau này. Hiện nay, tất cả những chiếc đồng hồ bấm giờ trên thế giới đã được đặt theo tên “ Chronograph”, mặc dù nó không đúng về mặt ngữ nghĩa nguyên bản, nhưng có lẽ đó là một sự vinh danh cần có.
Cho tới nay, những tranh cãi về tính chính danh với chiếc đồng hồ của Louis Moinet ( ra đời năm 1816 , phát hiện năm 2013) vẫn còn, nhưng nếu xét về tầm ảnh hưởng lịch sử, cả chiều sâu lẫn chiều dài thì rõ ràng Chiếc Chronograph của Rieussec hơn hẳn. Mọi sự hiểu lầm sẽ được hoá giải khi ta nghiền ngẫm kĩ các dữ liệu lịch sử. Khi ta đặt cái nhìn của người hiện đại vào chữ “ Chronograph” ( ám chỉ mọi loại đồng hồ bấm giờ) ngày nay, với ngữ nghĩa nguyên bản khi nó ra đời ( mô tả cách thức đồng hồ hoạt động) thì tất nhiên sẽ có sự sai lạc. Bỏ qua mọi điều, cá nhân tôi, người viết bài này cho rằng mặc dù thiết bị đếm thời gian cơ học của Rieussec ra đời năm 1820 không thể bằng thiết bị của Moinet, nhưng tính chính danh, và cống hiến của ông vẫn quá to lớn và cần được công nhận.