*biên dịch bởi LÊ HOÀNG THẠCH*

Tôi thường tự hỏi mình câu hỏi ” tại sao đồng hồ cao cấp lại trang bị kính saphire nguyên khối tráng lớp chống phản chiếu? ” , đây là một câu hỏi khó tìm được ra câu trả lời! Nói chung về cơ bản là chúng ta chẳng thể có được một lời giải thích vẹn toàn cho việc này, kể cả chiếc đồng hồ patek philippe 5170P-001 mà tôi sắp trên tay ngay bây giờ. Tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn có được cái nhìn gần gũi hơn với vấn đề đã nêu ở trên.
Khi tôi xem xét bức ảnh từ những anh bạn đồng nghiệp, có một chút cảm giác vừa thất vọng lại vừa bực mình loé lên trong tôi, giống như bạn thấy bức hoạ mona lisa phác thảo bố cục lan man, hay bức tranh tiếng thét bị biến thành một biểu tượng cảm xúc emoji. Những gì tôi được thấy, đó là những chi tiết được thực hiện rất tốt, nhưng sau đó lại bị huỷ hoại chỉ nhằm mục đích gây ấn tượng với người xem.
Một giả thiết của tôi khi nói về lí do của sự tồn tại tinh thể saphire tráng phủ lớp chống phản chiếu trong đồng hồ, tương tự như trên chiếc 5170P-001 này, đó là nó đem lại một sự ấn tượng hơn, tốn kém hơn cho những kẻ mới bước chân vào nghề chơi đồng hồ. Với sự bùng nổ nhanh chóng của ngành công nghiệp đồng hồ qua hai thập kỉ qua chắc chắn sẽ kéo theo một khối lượng lớn những thượng đế chưa được ” huấn luyện ” qua các cuộc chơi – bắt đầu đổ xô đi mua những thương hiệu đồng hồ có tiếng. Ngay dưới đây tôi sẽ mang tới cho các bạn kịch bản của ngón nghề này
Một khách hàng rảo bước vào một cửa hàng, anh ta yêu cầu một cái gì đó thật hào nhoáng – nhưng không nhạt nhẽo. Khi khách hàng ngồi xuống ghế, một li sâm panh được đưa tới. Nhân viên cửa hàng đi đến chỗ anh – những kẻ đẹp mã với đôi găng tay trắng – thể hiện rằng lớp da tầm thường của con người không được phép chạm vào những chất liệu quý giá như bạch kim hay saphire. Khi ánh đèn chiếu xuống, chiếc đồng hồ toả ánh sáng như một ngôi sao, và lớp chống phản chiếu hắt ngược ánh sáng tới mắt của khách hàng, làm họ loá mắt, sau đó là khiến cho họ tiến tới tập trung vào thẻ giá bé xíu giấu gọn gàng trong dây đeo!
Tại một góc có thể nhìn rõ toàn cảnh mà không bị phản xạ ánh sáng, ta thấy rõ mặt số vô cùng rực rỡ với màu xanh thanh cao , với kĩ năng hoàn thiện chải tia – sunburst tinh tế. Không hề có rãnh sâu nào trên bề mặt, nó giống như là được làm với một cái chạm lướt qua mặt số. Những chiếc 5170P không phải là kí hiệu về màu của mặt số, mà nó nói đến những viên kim cương lộng lẫy, cắt gọt theo hình dạng baguette ( một kiểu gia công kim cương) , chúng lộng lẫy với những tia sáng hắt ra theo nhiều hướng khác nhau.
Cọc số kim cương giống như một bức tường phân chia giữa những quan điểm khác nhau trong giới chơi đồng hồ. Nhiều người có sở thích hạn chế tối đa sự phô trương nổi bật, ( hoặc vì lí do khác nào đó), họ luôn tìm cơ hội để chỉ trích một cách thái quá, ngay cả với chi tiết cọc giờ kim cương cũng nằm trong tầm ngắm của một cuộc công kích cá nhân. Họ nói lên những tư tưởng bảo thủ ở bất cứ khi nào và bất cứ chỗ nào có thể. Nhiều người thậm chí còn tránh né những viên kim cương trên chiếc 5170, họ cho rằng các cọc số kim cương là đáng xấu hổ. Nếu tôi thuộc cùng nhóm với họ, thì có lẽ cũng đồng nghĩa là ruồng bỏ luôn một phần của kĩ nghệ chế tạo đồng hồ. Với những chiếc đồng hồ siêu sang, có giá từ 5 con số thì kim cương sẽ là một biểu tượng tuyệt vời và tự nhiên nhất.
Bộ vỏ của chiếc đồng hồ làm từ bạch kim, dày chỉ 10.9mm. Chiếc patek philippe 5170P có kích thước đúng như thế nhưng nó khá nặng, chữ P trong tên đồng hồ là chữ cái đầu của kí hiệu nguyên tử (Pt- platin), một viên kim cương được đính ở phần bên của bộ vỏ, nằm giữa 2 càng đồng hồ, như nhắc nhở thêm cho bạn về những giá trị đắt nhất và tốt nhất từng tồn tại trên thế giới
Nói về khía cạnh sản phẩm, bộ máy lên dây của chiếc đồng hồ này thực sự là một trong những cỗ máy chronograph sang trọng và tinh tế nhất. Có tên là calibre CH 29-535 PS, nó khiến người ta hầu như không có ý kiến gì để chê. Các li hợp ngang đem tới cho phần mặt sau đồng hồ một tính thẩm mĩ vượt trội. Hai bánh xe liên kết bên tay trái cỗ máy bắt đầu xoay để ăn khớp với bánh xe trung tâm khi chức năng này được kích hoạt.
Các bánh xe dạng cột ( column wheel) ẩn dưới một chiếc “mũ” có được đánh bóng loáng như trên ảnh, nó là một chiếc nắp lệch tâm – eccentric cap cho phép tinh chỉnh li hợp. Như bạn thấy, có một ” cánh tay” khá đẹp hình cong nối liền 2 bánh răng hệ thống với bánh xe dạng cột. Khi bắt đầu nhấn nút kích hoạt chronograph, bánh xe dạng cột “nhả ” cánh tay nối này ra, làm di chuyển 2 bánh răng hệ thống, từ đó làm vận hành bánh xe trung tâm. Tính năng này đòi hỏi phải được tinh chỉnh cẩn thận bằng tay. Thực ra tôi vẫn muốn nhìn thấy một cỗ máy chronograph vận hành với một bánh xe dạng cột lộ thiên , như vậy là quá đủ cho tiết tuyệt vời này.
Đối với một cỗ máy chronograph lên dây tay, điều tuyệt vời là bạn hoàn toàn có thể quan sát được toàn bộ cỗ máy mà không bị vướng bởi bánh đà lên cót ( rotor) trong các cỗ máy tự động. Khả năng trữ cót lên tới 65 giờ, dây tóc cân bằng gyromax và dây tóc phong cách breguet, hoạt động tại tần số 4hz trong hơn 2 ngày. Quá đủ để chiếc đồng hồ vận hành từ tối thứ 6 đến sáng thứ 2 trước khi phải dùng đến hộp xoay đồng hồ.
Đặt tất cả các chức năng sang 1 bên, thì bản thân cỗ máy 29-535 thật sự rất đẹp, nó là thứ rất đáng hiện hữu trong bộ sưu tập của các tay chơi- nếu không nói là bắt buộc. Nó là một thước đo mẫu mực cho các sản phẩm chronograph cao cấp hiện đại, bất kì sự thay đổi nào trong kết cấu hoàn hảo này đều cần phải được cân nhắc rất kĩ – về chức năng nâng cao hay hiệu suất cao hơn. Có nhiều cỗ máy đồng hồ rất quan tâm tới tỉ lệ, và điều chúng ta cũng quan tâm đó là tỉ lệ với kích thước bộ vỏ. Ở chiếc đồng hồ này, mọi thứ đều vô cùng phù hợp. Nếu ta thay thế một số bánh xe cân bằng lớn hơn từ những mẫu cũ sang, có lẽ ta sẽ có được một cái nhìn truyền thống hơn, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi dải tần số dao động đáng ra phải có, nói chung cần phải chấp nhận bánh xe cân bằng nhỏ hơn – đó là một sự thoả hiệp hợp lí.
Quay trở lại mặt số đồng hồ, nó là một con quái vật thú vị. Thị trường đồng hồ với kiểu cách đính kim cương kèm bộ vỏ bạch kim như thế này không hiếm. Nhưng cái tôi muốn nói, là tôi ví những chiếc đồng hồ đó như ngành công nghiệp âm nhạc với tràn lan mấy kiểu hip-hop, và đột nhiên xuất hiện những anh chàng 5170P với phong cách roking. 5170P giống như một ông chú giàu có với bộ khuy măng sét bằng kim cương. Nó rất lạ lùng, nhưng khi được gặp trực tiếp chắc chắn bạn sẽ muốn thu lại lời nói trước đó của mình.
Chiếc patek philippe 5170P rất thú vị – đó là suy nghĩ trong đầu một số người, và với nhiều người khác thì nó khá “cũ”. Riêng ý kiến cá nhân của tôi, thì tôi đánh giá với cụm từ ” vừa đủ “. Chiếc đồng hồ có một sự giàu sang ẩn tàng – kim cương gắn với bạch kim. Ý tôi muốn nói là dù không phải là kim cương gắn trên vàng hồng, thì giá có nó đã vượt ngưỡng 75 ngàn đô la. Nói tóm lại, chiếc 5170P là một trong những điểm mới mẻ thú vị mà tôi nhìn thấy từ thương hiệu, nó đáng chú ý bởi nó là một tập hợp những tinh tuý của cỗ máy patek philippe chronograph kèm theo một mặt số tuyệt vời – và nhờ vào những viên kim cương của mình , người ta gọi nó là ” a touch of class”, và cuối cùng, giá cho chiếc đồng hồ này là
85.000 CHF.

Để lại ý kiến của bạn cho người sau nhé!