Trang chủ Reviews A.LANGE & SOHNE DATOGRAPH PERPETUAL

[Reviews] A.LANGE & SOHNE DATOGRAPH PERPETUAL

0
101

TRÊN TAY A.LANGE & SOHNE DATOGRAPH PERPETUAL

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc đồng hồ lịch vạn niên từ hãng A.lange & sohne, thì bạn đang có một vài lựa chọn để làm điều đó. Các nhà chế tác đồng hồ cao cấp đến từ nước đức có khả năng làm những chiếc đồng hồ lịch vạn niên khá tốt , và thay vì đưa tính năng lịch vạn niên vào như một phần của chiếc đồng hồ, thì họ cung cấp các phiên bản lịch vạn niên cho các model khác nhau trong đại gia đình đồng hồ. Một trong những chiếc đồng hồ được sở hữu lịch vạn niên đó là dòng sản phẩm datograph , và chiếc mới nhất cho năm 2015 có tên là 410.038 A.lange & sohne datograph perpetual.

 

Những chiếc đồng hồ đầu tiên của dòng datograph perpetual được phát hành lần đầu tiên vào năm 2006 như một phiên bản cao cấp hơn của dòng datograph ban đầu – những chiếc đồng hồ chỉ bao gồm tính năng chronogrpah và ô lịch ngoại cỡ. Năm 2010, hãng a.lange & sohne đã nâng cấp datograph perpetual với sự chỉnh sửa ở mặt số trong bộ vỏ vàng hồng 18k. Và vào năm 2015 này bộ sưu tập datograph perpetual trở lại với thành viên mới mang mã hiệu 410.038 với bộ vỏ vàng trắng cùng mặt số màu xám. Trong năm 2015 này cũng chứng kiến sự ra mắt của một phiên bản mới của dòng datograph up/down ( vỏ vàng hồng) đã từng ra mắt trước đây vài năm như một bản cập nhật. Tôi đã từng nói rằng nó không chỉ là chiếc đồng hồ tốt nhất mà tôi từng được đeo, mà nó còn là một sản phẩm rất quan trọng trong gia đình sản phẩm a.lange & sohne từ hệ thống cơ khí, thiết kế lẫn phương thức làm việc.

 

Liệu chiếc a.lange & sohne datograph perpetual có đem lại những điều đáng để yêu thích như chiếc datograph up/down hay không ? Đó là một câu hỏi hay vì giữa chúng có rất nhiều điểm chung, và cả điểm khác biệt nữa. Ngoài việc chia sẻ cùng cái tên “datograph”, có hai điểm tương đồng rất quan trọng giữa hai mẫu đồng hồ này mà tôi cảm thấy có giá trị nhất. Đầu tiên là chúng có cùng kích thước size mặt là 41mm, bộ vỏ không giống hệt nhau nhưng có thể nói là rất giống. Có một điều rất thú vị, trong khi chiếc datograph up/down dày 13.1mm, thì chiếc datograph perpetual với các thành phần cơ khí được bổ sung chỉ dày 13.5mm, có nghĩa là toàn bộ các mô đun bổ sung cho tính năng lịch vạn niên và pha mặt trăng chỉ độn lên khoảng 0.4mm vào độ dày.
Sự tương đồng thứ hai giữa hai chiếc là cách trưng bày cỗ máy cơ khí. Chiếc datograph up/down sở hữu một trong những cỗ máy quyến rũ nhất xét cả về phương diện thiết kế lẫn trang trí. Về mặt kĩ thuật, chiếc datograph perpetual sử dụng một movement khác biệt hơn nữa, nhưng cái cách trưng bày cỗ máy thông qua lớp kính saphire trong suốt là rất giống nhau, nếu không muốn nói là giống y hệt ( đơn giản vì các kết cấu lịch và pha mặt trăng bị ẩn đi sâu bên trong movement rồi). Lí do bởi vì thời gian gần đây, chúng có chung cơ chế chronograph và hệ thống lắp ráp. Đây không phải là một điều tệ, ý tôi muốn nói là phần mặt sau của cả hai chiếc đồng hồ khá tương đồng, điều này thực sự có ý nghĩa vì chúng đều đều chia sẻ chung về phương diện kĩ thuật datograph.

 

A.lange & sohne datograph perpetual sử dụng bộ máy in house caliber L952.1. Một trong những cải tiến của chiếc datograph up/down so với những chiếc datograph đầu tiên là khả năng trữ cót 60 giờ so với 36 giờ. Điều đó có nghĩa là movement của chiếc này ( L951.6) có một hộp chứa dây cót lớn hơn. Tuy nhiên chiếc datograph perpetual lại cũng chỉ có 36 giờ trữ cót như bản cũ, khá ngắn. Bộ máy của chúng hoạt động tại mức dao động tần số 18.000 bph.
Tiếp tục trở lại với các thông số, cỗ máy L952.1 trong a.lange & sohne datograph perpetual rộng 32mm và dày 8mm, trữ cót chỉ 36 giờ là khá thấp, đặc biệt là với một chiếc được tích hợp tính năng lịch vạn niên – cần trữ cót lâu để không bị gián đoạn. Hãng a.lange & sohne đang có một movement chủ lực khác nên có lẽ họ không nâng cấp lên cho chiếc này. Ban đầu tôi đã bị nhầm lẫn chỉ báo ngày đêm với chức năng dự trữ năng lượng, nằm ở góc nhỏ ô phụ bên trái. Chiếc kim hình mũi tên này thực sự được sử dụng cho công việc báo hiệu ngày và đêm trong một số mẫu đồng hồ a.lange khác, trong khi đó ở nhiều mẫu đồng hồ nó lại làm chức năng chỉ báo mức năng lượng.

 

 

Bạn sẽ thắc mắc tại sao tôi phải bỏ ra khá nhiều thời gian chỉ để nói về kích thước của 2 movement trên. Có lẽ sau đây tôi sẽ giải thích điều đó. Tôi cảm thấy rất phấn khích khi mà cỗ máy của datograph perpetual chỉ nhỉnh hơn chút xíu so với datograph up/down, trong khi nó chứa nhiều bộ phận hơn nhiều : 556 so với 451. Chẳng lẽ các thành phần trong cỗ máy đã được thu bé lại? Chúng ta có thể gọi đó là “ma thuật glashuttian”. từ góc độ thiết kế, a.lange & sohne datograph perpetual vẫn giữ được bố cục tổng thể của dòng datograph, nhưng nó được bổ sung thêm một bộ lịch vạn niên và pha mặt trăng. Đây là chiếc đồng hồ sở hữu cả hai tính năng hữu ích mà bạn có thể mua được từ hãng a.lange & sohne. Nếu bạn chỉ muốn một bộ lịch vạn niên đơn giản ( ko có chronograph) và thích kiểu cách tương tự thế này, thì chiếc langematik perpetual chắc chắn là lựa chọn phù hợp với bạn.
Một số chiếc đồng hồ a.lange & sohne, đơn cử như thành viên của bộ sưu tập saxonia có mang trong mình dòng máu thiết kế bauhaus tinh giản, nó tâp trung vào sự cân bằng và đối xứng hoàn toàn. Khái niệm cũ này so với khái niệm cân đối là một sự khác biệt mang tính cơ bản, một trong những mẫu nổi tiếng nhất của hãng – chiếc lange 1 được biết đến với một mặt số bất đối xứng – nhưng cân đối. chiếc datograph perpetual cũng mang trong mình một số phẩm chất của sự bất đối xứng, nằm ở những điểm bị “phình ra ” khá lập dị ở các ô phụ, dành cho chỉ báo mức năng lượng và năm nhuận. Điều này có nghĩa là trong mỗi ô phụ có chứa đến 3 kim, nằm cạnh pha măt trăng ở chính giữa. Vâng những thứ này rõ ràng làm cho chiếc datograph perpetual có một chút rối mắt, tuy nhiên mặt số vẫn khá rõ ràng và có độ chi tiết cao, rất tuyệt vời. Tôi cũng đánh giá cao chất thể thao có trong dòng sản phẩm datograph, và giờ đây nó được datograph perpetual “vay mượn ” lại với bộ kim được sơn phết dạ quang. Dừng lại và động não trong một phút, tôi chợt nảy ra một ý thú vị, đó là nếu như đưa chỉ báo ngày đêm và chỉ báo năm nhuận ra chỗ nào đó, như phía sau chằng hạn để làm sạch mặt số. Theo tôi nó không phải là một sự hi sinh quá đáng, vì những chỉ số này chủ yếu được sử dung khi ta thiết lập đồng hồ hay trong lúc tháo ra kiểm tra ta có thể xem nó, lúc đấy việc nhìn vào mặt sau sẽ rất dễ dàng.

 

 

Nhìn vào từ vóc dáng lẫn cổ tay, những giai điệu màu xám cùng bộ vỏ vàng trắng đến từ chiếc datograph perpetual trông thật sự rất đẹp nếu không có ý khiêm tốn. Trong bản thân chiếc đồng hồ vốn đã phức tạp, các tông màu dịu mắt thiếu tính phô trương đem đến cho người ta một sự ” sang trọng ẩn tàng “. Đồng hồ a.lange & sohne – đây là một thương hiệu không chỉ nổi tiếng về kĩ năng chế tác . Tôi đã nhìn thấy một cái gì đó, về một sự hãnh diện từ bên trong. Điều đó cũng có nghĩa là nó dành cho những người đang đi kiếm tìm một chiếc đồng hồ truyền thống, vững chắc về thương hiệu và cũng chẳng cần phải hét to lên rằng ” nó là một chiếc đồng hồ đắt tiền “, cũng là những điều mà thế giới yêu thích về lange. Với những gì vừa nói, tôi tự ngẫm rằng, nếu tới đây có một chiếc tương tự, hoăc một chiếc khác xuất hiện với bộ dây vàng khối, thì chắc chắn nó sẽ được liệt vào danh sách những chiếc đồng hồ phải có được vào một: ngày nào đó. ( mẹ cái thằng viết bài ăn gì mà tham thế , nó mà dây vàng khối thì mày mua nổi ko đây !!)

 

 

 

Thật sự không có nhiều chiếc đồng hồ có được sự kết hợp của cả chronograph flyback với các tính năng lịch vạn niên, ô lịch ngoại cỡ cùng một pha mặt trăng. Điều này khiến chiếc datograph perpetual trở thành của hiếm trong giới đồng hồ. Sự thanh nhã đơn giản trong thiết kế, kết hợp màu xám và vàng trắng phản ảnh một hình ảnh trưởng thành của bộ sưu tập, và có lẽ các nhà sưu tập cũng muốn một chiếc trên cổ tay. Đồng hồ đi kèm một sợi dây cá sấu màu đen, và giá của nó là 141.500 usd.

Để lại ý kiến của bạn cho người sau nhé!

0 BÌNH LUẬN