Trang chủ Reviews Siêu phẩm CHOPARD CHRONOMETRIE FERDINAND BERTHOUD FB1

[Reviews] Siêu phẩm CHOPARD CHRONOMETRIE FERDINAND BERTHOUD FB1

0
114

ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT SIÊU PHẨM CHOPARD CHRONOMETRIE FERDINAND BERTHOUD FB1

 
Trong ngành công nghiệp đồng hồ, chúng ta có vài cái tên mang tính biểu tượng cao, ở hiện tại chúng ta nhắc đến philippe duford và francois paul journe, ngày xưa thì có breguet. Ngoài ra, chúng ta còn có một vài cái tên khác, họ đã làm việc, cống hiến và thực sự đã tạo ra một vài kiệt tác, điển hình trong số đó là : ferdinand berthoud. Cái tên này đã bị lãng quên một thời gian rất dài trong lịch sử, ngày nay nó đã được hồi sinh bởi chopard group, từ cái tên cũng như kĩ thuật cơ khí qua 1chiếc đồng hồ mang chính tên ông ” ferdinand berthoud “, và đó thật sự là một chiếc đồng hồ rất ấn tượng.
Khi nhắc đến việc sử dụng tên tuổi các vĩ nhân cho nhãn hiệu đồng hồ thời nay, chúng ta có xu hướng chấp nhận ở buổi đầu trong sự hoài nghi. Chúng tôi đã nhìn thấy vô vàn cái tên thú vị , tuyệt vời trong những bộ sưu tập đồng hồ cổ điển. Được moi từ quá khứ và thường có xu hướng gây tranh cãi. Việc sử dụng một cái tên nổi tiếng cho thương hiệu chỉ đơn thuần mang tính chất tiếp thị. Sau một thời gian, một vài tên tuổi nổi tiếng đã được sử dụng một cách cẩn thận hơn và tuyệt vời hơn, đem đến cái tên thú vị in trên mặt số. Lấy ví dụ như jaques droz – được hồi sinh bởi tập đoàn swatch group với những chiếc đồng hồ jaques droz hiện đại. Cũng tương tự như vậy với john arnold, một tên tuổi lẫy lừng từ quá khứ mà nay đã có một tương lai tốt đẹp hơn dưới cái tên arnold & sons. Với hãng breguet cũng vậy, tập đoàn swatch group đã hoàn toàn tái phát triển nó kể từ khi mua lại từ năm 1999.
Với những ví dụ ở trên, chúng ta hiện nay thường phải đối mặt với 2 kiểu : một bên là lịch sử tầm thường chẳng có gì nổi trội lại được sử dụng bởi những kẻ ( hãng đồng hồ) khoác lác thiếu tế nhị, không tôn trọng sự thật lịch sử truyền thống. Còn bên kia, là một vài dấu ấn thành công cho thấy tầm quan trọng của sự tôn trọng lịch sử phong phú. Đây cũng là lí do mà tại sao, ngay khi hãng chopard công bố việc tái sinh một cái tên lớn như ferdinand berthoud , thì chúng tôi rất nghi ngờ, kể cả khi trong thâm tâm chúng tôi vẫn có sự tôn trọng cao dành cho các sản phẩm của chopard. Và ngay sau đây, trước hết chúng ta sẽ cùng đi tim hiểu xem ferdinand berthoud là ai và ông đã làm được những gì trước khi nói sâu về chiếc đồng hồ.
FERDINAND BERTHOUD TRONG LỊCH SỬ
 
Ferdinand berthoud ( 1727-1807) thực sự được nhiều người biết tới vào năm 1753, khi ông chính thức có được danh hiệu ” master clockmaker” – bậc thầy chế tạo đồng hồ – một danh hiệu đỉnh cao trong suốt cuộc đời ông. Ông sinh ra tại val de travers ( neuchatel, thuỵ sĩ ngày nay) , ông đã đi tới paris của nước pháp khi 18 tuổi để nghiên cứu các chế tạo đồng hồ cũng như các kĩ nghệ chuyên môn của ngành này. Sau nhiều năm được đào tạo và nhận hoc bổng, ông được nhìn nhận như một thợ đồng hồ có thực tài. Năm 1752, ông trình bày trước viện hàn lâm nghiên cứu của mình có tên là ” longcase equation clock”, và được đánh giá là rất khéo léo. Đây là dấu mốc khởi đầu trong sự nghiệp của ông với chức danh như một nhà nghiên cứu. Ở tuổi 26, vào năm 1753, hoàng đế pháp ban cho ông chức danh Maitre ( master – tức bậc thầy) – một tiền đề cho phép ông có thể mở cho mình một xưởng riêng tại thủ đô paris.
Năm 1754, một lần nữa ông lại đệ trình phát minh của mình vào viện hàn lâm, đó là một dự án liên quan đến đồng hồ đi biển đầu tiên của ông. Chương trình nghiên cứu đã được sự chấp thuận của mọi người. Berthoud có một lí tưởng làm việc rất rõ ràng, ông không chỉ mong muốn trở thành một nhà phát minh kiêm sản xuất đồng hồ, ông đồng thời còn muốn trở thành một nhà khoa học với mong muốn truyền tải ý tưởng của mình vào đó . Ông đã viết nhiều bài tiểu luận, luận án và sách , một số khá phổ biến thời đó.
Ông thường chế tạo những chiếc đồng hồ treo tường và bỏ túi, tạo ra một vài chiếc đồng hồ đi biển, đo đạc kinh độ sử dụng trong một số tàu thuyền của pháp. Sau khi chế tạo chiếc máy đo dành cho đi biển có tên là marine chronometer N o 6 và N o 7. Ferdinand berthoud được vinh danh là nhà chế tạo cơ khí cho hoàng đế và hải quân – horloger mécanicien du roi et de la marine. Và ông được giao nhiệm vụ chế tạo 20 thiết bị đi biển dành cho hải quân pháp.
Chiếc đồng hồ marine MM n o 6, sản xuất năm 1777 hiện vẫn đang được lưu giữ trong bảo tàng của chopard LUCEUM tại vùng Fleurier. ( chiếc đươc đặt trong cái hộp gỗ đó anh em) . Đây chính là điểm mốc, là nguồn cảm hứng cho sự phục hưng cái tên tài danh ” ferdinand berthoud “, cũng như cho bộ sưu tập đồng hồ ngày nay. Đây là sáng kiến của đồng chủ tịch chopard, ông karl friedrich scheufele. Tuy nhiên, phải mất môt thời gian để nhóm nghiên cứu của chopard mới có thể đưa tên tuổi này quay trở lại, họ muốn đồng hồ phải gắn bó mật thiết với tinh thần ban đầu, sự tôn trọng lịch sử cũng như di sản của ông. Và thành quả đã được ra mắt chính thức vào năm 2015.
ĐỒNG HỒ CHRONOMÉTRIE FERDINAND BERTHOUD FB1
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, chiếc đồng hồ này đã đem đến một sự ngạc nhiên. Vỏ hình bát giác, đường kính mặt lớn, đó là một sự pha trộn của những đường nét thiết kế cổ xưa lẫn hiện đại. Tuy nhiên ẩn đằng sau nó là phát kiến có chút phức tạp . Tất nhiên, đứng sau một chiếc đồng hồ có vài việc cần có sự góp mặt của các nhà thiết kế và tiếp thị – lí do đơn giản là để chiếc đồng hồ bán được. Nhưng đó không phải là tất cả, chúng tôi được tiết lộ, ông scheufele cùng với một đội ngũ chuyên nghiệp nhỏ, đã mất một thời gian làm việc với nhau để làm ra một cái gì đó, thật chặt chẽ và phù hợp, và kết quả là một chiếc đồng hồ phức tạp, cỗ máy đẹp và có ẩn chứa những tính năng độc đáo.

 

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nói về thiết kế. Tại sao bộ vỏ lại có hình bát giác với một mặt số hình tròn? Như cái tên berthoud in trên mặt số, chiếc đồng hồ FB1 rõ ràng phải được lấy cảm hứng từ máy đo thời gian hàng hải nói riêng (đang nói về bộ vỏ ) cũng như các phương tiện đi biển nói chung ( nói về ý tưởng tổng thể) . Hai nguồn cảm hứng này có thể dễ dàng nhìn thấy rõ trên đồng hồ, ô cái đầu tiên là cửa sổ lấy ý tưởng từ các lỗ ở hai bên chiếc tàu quân sự. Thứ 2, tinh tế hơn, trực tiếp liên quan đến công việc của ferdinand berthoud, đó là lấy cảm hứng từ các máy đo thời gian hàng hải phát triển bởi thợ thủ công thuỵ sĩ, đặc biệt là hệ thống khớp treo vạn năng gimbal của họ, đặc trưng xuất hiện trên các máy đo thời gian.
Bên trong đồng hồ, cỗ máy và mặt số được đặt trên một hộp kháng nước, sau đó bổ sung thêm các thành phần khác theo dạng mô đun, điển hình như 2 thanh nẹp 2 bên sườn vỏ, thành phần càng đều được lắp ráp vào tạo thành hình bát giác ( có rất nhiều bộ vỏ cao cấp được đúc khít vào nhau chứ không phải ráp kiểu mô đun như con này- tức là bô vỏ vàng bên ngoài của con này có thể tháo ra thành nhiều phần ) . Bộ vỏ bát giác này cũng có thiết kế giúp ta có thể quan sát được một vài bộ phận bên trong cỗ máy
Tổng thế chiếc đồng hồ FB1 có kích thước 44 mm rộng và dày 13mm. Có 2 phiên bản, thứ nhất là vỏ vàng hồng 18k đi kèm mặt số màu đen, ở giữa 2 càng đồng hồ đươc chèn bằng vật liệu ceramic màu đen , thứ 2 là phiên bản vàng trắng, mặt số được làm từ vât liệu ruthenium màu xám ( một loại vật kiệu rất quý hiếm) , phần giữa 2 càng đồng hồ được chèn bằng vật liệu titan. . Mặc dù kích thước lớn, nhưng nó rất dễ đeo trên cổ tay ( do lug ngắn) , sự tương thích giữa dây đeo với phần mấu tiếp giáp giúp cho đồng hồ trở nên cân bằng khi đeo lên tay. Điều đáng ngạc nhiên thứ 2 là thiết kế hình bát giác dường như bị ” tan biến ” trên cổ tay, mà nổi bật hơn cả lại là vành bezel tròn bao quanh mặt đồng hồ . đây chắc chắn là một chiếc đồng hồ vừa ” béo ” vừa khác thường! Nó xuất hiện với một vóc dáng lớn, nhưng đồng thời vẫn rất tinh tế.

 

Chuyển sang mặt số , chiếc chronometrie ferdinand berthoud FB1 có 3 vị trí đáng lưu tâm trên mặt số ( 2 trong số đó có tầm quan trọng về mặt kĩ thuật) . Trung tâm của mặt đồng hồ đặt ở vị trí kim giây, nó tự hào đứng một mình ngay vị trí hồng tâm. Bạn đừng quên rằng nguồn cảm hứng của chiếc đồng hồ vốn lấy từ đồng hồ đi biển, điều này giải thích sự góp mặt của một kim giây quá khổ còn kim giờ và phút lại khá bé nhỏ , đặt tại vị trí 12h. Vị trí 9 giờ là một ô chỉ báo năng lượng, các con số được khắc trực tiếp lên tấm bảng mạch chính máy đồng hồ.
Bộ kim tuỳ vào phiên bản mà có màu sắc khác nhau ( xem ảnh) , chúng sử dụng thiết kế từ ferdinand nhưng có cách tiếp cận hiện đại hơn. Tất cả các chữ khắc trên mặt số được in hoặc khắc với cùng một kiểu font chữ, đem đến một sự tao nhã khó tin. Phần vành in số được làm từ tinh thể saphire, theo phong cách thể thao , tách bạch giữa số và vạch giống như hầu hết các máy đo hàng hải.
Như đã nói từ trước, 2 trong số 3 vị trí trên mặt số có liên quan trực tiếp đến các tính năng cơ khí thú vị, đưa chúng ta vào một phần quan trọng : máy đồng đồng hồ. Cỗ máy này có tên là FB-T.FC calibre. Nó không phải là một thiết bị cơ khí đơn giản, nó chứa bên trong nhiều tính năng và các kết cấu cơ học phức tạp , có dây xích truyền lực liên tục fusee and chain, một cỗ tourbillon, một kim giây thứ 2 điều khiển trực tiếp, chỉ báo trữ cót sáng tạo và một cấu trúc đặc biệt, pha trộn giữa các kết cấu cũ với hệ thống công nghệ hiện đại.
Toàn bộ cỗ máy FB-T.FC bao gồm 1.120 chi tiết ( hầu hết trong số chúng là thành phần của dây dích truyền lực) . Cỗ máy có kích thước đường kính 35.50 mm, có độ dày 8mm , được xây dựng theo thiết kế trụ cột – pillar construction, thường được sử dụng trong đồng hồ cổ cũng như trong một số hãng của đức. Thường thì các tấm bảng mạch và cầu được gia công với các hốc để hỗ trợ các thành phần cơ học như thùng chứa hộp cót, cánh bánh răng, thì ở đây, các tấm chính và cầu nằm ngang nhau, nối với nhau bằng các trụ titan, các bộ phận chuyển động của cỗ máy được đặt giữa 2 tấm phẳng, đảm bảo vững chắc và bền bỉ. Những cây cầu có màu sắc rất ấm áp, chúng được làm từ chất liệu bạc đức nguyên chất – mailechort, khác với những movement hiện nay thường làm từ đồng thau mạ.
Công đoạn hoàn thiện máy đồng hồ, được chăm chút rất tỉ mỉ. Mọi thứ được bố trí cân bằng và đối xứng, với hệ thống thùng chứa và dây xích đặt ở trên còn bên dưới là lồng chứa tourbillon. Tất các các bộ phận đều làm bằng tay, đánh bóng vát cạnh, đánh vân parlage trên tấm mạch chính, các bộ phận thép được đánh bóng đen. Kích cỡ lồng tourbillon rất ấn tượng, nó lớn, thu hút ánh nhìn và thông thoáng.
CÁC CHI TIẾT ĐẶC BIỆT
1. DÂY XÍCH TRUYỀN LỰC LIÊN TỤC FUSEE AND CHAIN
Việc sử dụng chuỗi xích này là bất bình thường trong thời đại ngày nay. Trên thế giới chỉ có một vài chiếc đồng hồ mang trong mình loại cơ chế phức tạp này. Nó gồm một trụ hình nón, bao quanh bởi một chuỗi xích. Trong chiếc đồng hồ FB1, chuỗi xích có chiều dài 28 cm, cấu thành bởi 474 mắt xích và 316 chân, tất cả đều đượd hoàn thiện và ráp bằng tay. Ưu điểm của chuỗi xích này trên lí thuyết là cung cấp một lực liên tục tác động lên gear train ( loại bánh răng trong máy đồng hồ) , tương tự như một thùng cấp mô men xoắn với một tuyến tính cao hơn loại hộp chứa thông thường . Các hộp chứa kết nối với bánh răng dạng maltese cross, hãm đồng hồ để đảm bảo quá trình vận hành được thông suốt, với lực không thay đổi. Movement tự hào với khả năng trữ cót tới 53 giờ.
Trong trường hợp của chiếc fB1, đây là chuỗi xích có dạng như kiểu ” bay”, tương tự như tourbillon bay, nó chỉ bị giữ một mặt của movement, dây xích truyền lực không bị kìm giữ bởi 2 cây cầu như truyền thống mà nó được gắn cố định một bên vào tấm bảng mạch chính, tạo ra một cái nhìn thú vị khi nhìn vào cỗ máy và tiết kiệm không gian hơn ( để tớ giải thích thêm chỗ này, ở các chuỗi xích truyền lực liên tục cổ truyền, chúng được gắn cố định cả 2 mặt trên và dưới. Phần dưới gắn vào bảng mạch chính, phần trên nó được kìm giữ bởi 2 cái mấu – mà bọn tây hay gọi là cầu, mỗi cái mấu giữ một hộp quấn xích, và thường là gắn đinh vít ngay trên mặt số. Tuy nhiên ở con này thì hoàn toàn không hề có cái mấu nào ở trên cả. Nó chỉ bị giữ ở phần đít)
Cỗ máy tourbillon đuwọc giữ trong một cái lồng bằng chất liệu titan, dao động ở tần số khá chậm là 3hz. Nó đươc trang bị bánh xe cân bằng biến đổi quán tính – variable inertia balance, cùng với dây tóc cân bằng bồi hoàn – compensating blance spring có khả năng kháng từ.
2. CƠ CHẾ TRỮ CÓT
Chiếc đồng hồ có một khả năng trữ cót cao bất thường, và nó lấy cảm hứng từ một cơ chế được phát triển bởi một thợ đồng hồ người anh quốc george daniel ( ông vua đồng hồ, người đã làm ra cơ chế bộ thoát đồng trục trên omega đó các thím) . Cơ chế này kết nối trực tiếp đến thùng chứa cót bằng một bánh xe kiểu driving wheel, tạo ra lực chuyển động tác động lên hộp hình nón, di chuyển theo hướng đi xuống dọc theo một cột trụ được gắn chặt vào đĩa mainplate , ở bên ngoài, một ” cánh tay ” di động với một viên hồng ngọc có nhiên vụ đo chuyển động của cái hộp hình nón và truyền thông tin năng lượng trữ cót tới một kim chuyên dụng ( kim báo xăng đó các thím) .
Cỗ máy rất đẹp và nó còn được chứng nhận bởi COSC, lắp ráp bởi môt nhóm chuyên gia về đồng hồ cấp cao được đào tạo tại vùng fleurier.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian quan sát cận cảnh chiếc đồng hồ, không nghi ngờ gì nữa, đây là một chiếc đồng hồ rất ấn tượng cả về thiết kế lẫn cỗ máy bên trong. Nó được hoàn thiện rất tốt với các chi tiết cơ học thú vị. Chúng tôi đang đứng trước một sản phẩm nằm ở phân khúc chế tác cao cấp dành cho đồng hồ, nó đã bước một bước xa hơn so với những chiếc đồng hồ trước đây mà chopard và nhóm LUC đã từng làm khá ấn tượng trước đây. Chất lượng đi kèm với sự khéo léo, những chiếc chronometrie ferdinand berthoud FB1 thât sự là chiếc đồng hồ kì diệu. Từ quan điểm của tôi, đây là một thành công xét về mặt thiết kế và tôi rất thích đeo nó trên cổ tay.
Tuy nhiên chúng ta vẫn phải đặt câu hỏi lớn về quyền được mang một cái tên như ferdinand berthoud trên mặt đồng hồ. Liệu nó đã xứng đáng với những di sản, lịch sử của một bậc thầy vĩ đại về đồng hồ hay chưa. Văng, nếu nó mang trong mình một cỗ máy của hãng ETA, thì câu trả lời của tôi là KHÔNG. Sẽ thật khó tưởng tượng được một người nào đó lại đi đồng ý cho việc sản xuất chiếc đồng hồ mang tên mình sau 2 thế kỉ! Nếu chúng ta nhìn vào bậc thầy berthoud với một cuộc đời cống hiến dành cho sự chính xác, vẻ đẹp của kĩ năng hoàn thiện máy móc, sự sáng tạo và so sánh với chiếc đồng hồ FB1, tôi sẽ nói rằng, câu trả lời là CÓ! Đây là chiếc đồng hồ đang đi theo đúng dòng chảy ấy. Công việc được thực hiện bởi chopard group và. Karl friedrich scheufele là một sự ấn tượng , môt chiếc đồng hồ ấn tượng với một ý tưởng cũng vô cùng ấn tượng. Đối với tôi, đó là một sự nỗ lực và nó đã thành công bước đầu.và cuối cùng, chiếc đồng hồ này được bán giới hạn 50 chiếc cho từng phiên bản, với cái giá 220.000 euro.

 

5/5 - (1 bình chọn)

0 BÌNH LUẬN