Trang chủ Reviews TRÊN TAY SIÊU PHẨM SEIKO CREDOR EICHI II VÀNG HỒNG

TRÊN TAY SIÊU PHẨM SEIKO CREDOR EICHI II VÀNG HỒNG

0
3054

* biên dịch từ HODINKEE bởi Lê Hoàng Thạch*

SEIKO CREDOR EICHI II VỎ VÀNG HỒNG

” một trong những chiếc đồng hồ tốt nhất thế giới không hẳn đã là đồng hồ Thụy Sỹ” – câu tuyên bố như vậy chắc chắn sẽ gây sốc trong những thập kỉ trước đây, nhưng ngày nay thì không. Trên thực tế, chúng tôi không nói về những chiếc đồng hồ có chứa trong mình kĩ nghệ chế tạo đồng hồ cấp cao chính thống – Haute Horlogerie, mà chúng tôi đang đề cập đến một chiếc đồng hồ mang tầm vóc như đồng hồ của ông vua đồng hồ Dufour, nó gọi là thứ tốt nhất trong những thứ tốt nhất! Kết hợp trong lễ kỉ niệm 10 năm ra đời mẫu Credor Spring Drive Eichi, ông hoàng đồng hồ Nhật bản Seiko đã cho ra mắt phiên bản mới của một chiếc đồng hồ mang tính bước ngoặt đến từ “thánh điện của kĩ nghệ chế tác cấp cao”. Ngay tại đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin chi tiết và suy nghĩ cá nhân về chiếc Credor Eichi II, với một bộ vỏ vàng hồng.

THÂN VỎ, MẶT SỐ VÀ BỘ KIM

Nếu như phiên bản cũ được làm với bộ vỏ bằng bạch kim, thì nay đã được bổ sung thêm với phiên bản vỏ vàng hồng 18k. Kích thước thân vỏ vẫn giữ nguyên như cũ : rộng 39mm và dày 10.3mm. Seiko đã áp dụng quá trình rèn lạnh để tạo ra bộ vỏ mới này. Không giống như rèn nóng – nơi có nhiệt độ rất cao, rèn lạnh làm ra với nhiệt độ gần với nhiệt độ phòng, nhờ có mật độ lớn hơn của hợp kim vàng tạo ra từ quá trình này, mỗi bề mặt sẽ tỏa sáng rực rỡ hơn và chống xước tốt hơn. Các bề mặt sau đó sẽ được đánh bóng bằng quy trình Zaratsu, tạo ra một sự hoàn thiện sáng bóng như gương và loại bỏ hoàn toàn mọi biến dạng.

Mặt số của chiếc đồng hồ này giống hệt như phiên bản bằng bạch kim trước đó. Mặt số làm từ vật liệu sứ với 100% alundum, tạo ra màu trắng nổi bật hơn hẳn so với mặt men sứ truyền thống. Nó được gửi tới văn phòng Micro Artist Studio Seiko bởi một nhà sản xuất giấu tên đặt tại Nagoya. Tại studio, các cọc số đều được vẽ bằng tay, quá trình này rất tẻ nhạt và phải hoàn thiện một mặt số trong vòng 1 ngày. Ở bản bạch kim, màu sơn được sử dụng có màu xanh, còn ở bản vàng hồng thì nó lại có màu xám chì. Bản thân tôi cảm thấy màu xanh có phần dễ chịu hơn và phù hợp hơn – mặc dù phải thừa nhận rằng đó chỉ là một hành động bới lông tìm vết.

Dưới ống kính phóng đại, mọi người sẽ thấy sự tương phản giữa kết cấu sần sùi của sơn với sự mượt mà của mặt đồng hồ. Chúng ta sẽ thấy được có một chút không đồng đều ở các cọc số vẽ tay, nếu không có chúng thì đồng hồ sẽ ở dạng hoàn hảo dưới một con mắt tầm thường. Sự ” không hoàn hảo” này vốn không liên quan gì đến sự cẩu thả, thay vào đó, nó lại chính là liên kết giữa một nghệ nhân cho sự cống hiến về truyền thống, mặt số của Eichi II hoàn toàn là một tác phẩm nghệ thuật ( hàng thủ công đương nhiên không thể giống như hàng làm bằng máy, mỗi con đồng hồ sẽ có một sự khác nhau – là cái đẳng cấp nhất khi chơi đồng hồ – và sự khác nhau chỉ có thể thấy được khi dùng kính phóng đại).

Bộ kim được làm bằng phương pháp nung xanh thép. Kim giây cong xuống ở phần dưới để giảm lỗi sai. Nó trôi rất mịn, lướt vòng quanh mặt số nhẹ nhàng chỉ là một việc đơn giản đối với cỗ máy spring drive nằm bên trong đồng hồ. Phần lưỡi liềm trên đầu kia của kim giây không chỉ phục vụ như một dạng cân bằng đối ngược, mà còn tạo ra điểm nhấn khi mà bộ 3 kim đều thẳng.

Tóm lại, chiếc đồng hồ được hưởng những thứ tốt nhất tới từ 2 thế giới : một thiết kế hiện đại, đạt được bằng các phương pháp chủ yếu là truyền thống. Đừng để vẻ ngoài đơn giản của nó đánh lừa bạn, bởi thực tế nó rất phức tạp và bạn sẽ tìm thấy một kĩ năng chế tạo đồng hồ rất tốt.

MÁY ĐỒNG HỒ

cỗ máy cung cấp sức mạnh của Credor Eichi II vàng hồng không ai khác chính là Calibre 7R14. Đây là cỗ máy tương tự được dùng trong bản bạch kim, chỉ loại bỏ đi một chi tiết nhỏ ( thang báo cót). Máy 7R14 là một cỗ máy Spring Drive, có 41 chân kính, lên dây thủ công và khả năng trữ cót lên tới 60 giờ, ổ trữ cót được báo bởi một kim nung xanh ngay đằng sau cỗ máy. Điểm đặc biệt ở đây là một cơ chế độc quyền có tên là ” torque return system” ( hệ thống mô men xoắn khứ hồi), tác dụng lên cơ cấu đòn bẩy trong cỗ máy Spring Drive khi đạt mô men xoắn cao. Thông thường, sau khi dây cót chính được lên hết cỡ, đầu ra của mô men xoắn đạt mức đỉnh điểm và có khoảng 30% sức mạnh sẵn có bị dư thừa cho việc duy trì độ chính xác cho đồng hồ. Lượng sức mạnh này sẽ bị lãng phí ở trong một cỗ máy bình thường, tuy nhiên, với sáng chế được cấp bằng của Seiko : mô men xoắn khứ hồi hệ thống, thì năng lượng dư thừa sẽ được sử dụng để tua lại dây cót chính, dẫn tới sự gia tăng tới 25% năng lượng dự trữ.

Nếu như bỏ qua phần trang trí và hoàn thiện máy đồng hồ của chiếc Credor Eichi II, thì phần thảo luận về nó sẽ không thể hoàn chỉnh. Phần bắt mắt nhất có lẽ là hộp chứa cót. Đi theo phong cách khung xương kèm với  mô típ “hoa chuông”. Khoảng cách giữa hai cây cầu lớn tạo nên ” gốc” và ” lá” của hoa. Các phần vát cạnh trong cỗ máy sở hữu một hình thức nghệ thuật của riêng nó. Không giống như những chiếc đồng hồ cao cấp truyền thống, nó không chỉ đơn giản là đánh bóng một bề mặt phẳng lỳ – ở đây họ đã làm một khoảng thừa ra một cách tinh tế.( góc vát dạng bậc thang – khá là kì công), chi tiết vát cũng được làm rộng một cách bất thường – tuyệt đẹp và dễ quan sát. Có một số góc đẹp được hoàn thiện ở bên ngoài, nhưng không có góc hướng vào trong ( dạng góc tam giác lõm, hay góc có đỉnh nhọn lõm). Bản Eichi đầu tiên có hai cây cầu sở hữu một vài góc lồi và góc một góc lõm vào trong tuyệt đẹp. Việc loại bỏ các góc này là điều khá thú vị, vì Seiko đã chứng minh được họ có khả năng làm điều đó, nhưng họ đã lựa chọn cách loại bỏ các góc lõm trên chiếc Eichi II.

Bề mặt của cây cầu không phải là dạng chải vân sọc truyền thống thường thấy, thay vào đó, nó được trang trí theo kiểu chải xước trông có vẻ khắc khổ hơn! Việc sử dụng đồng mạ Rhodium cho cầu ( bản cũ sử dụng vật liệu Mailechort – một hợp chất nikel chưa tinh luyện ) đã đóng góp sự xuất hiện một cách tinh khiết đầy tương phản ở phần hoàn thiện về mặt. Việc thiếu đi các vân sọc truyền thống đã tạo điều kiện cho các yếu tố khác như ốc vít nung xanh, chi tiết chạm khắc màu xanh ( bản bạch kim có màu vàng) và các chân kính in house trở nên nổi bật.

KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

Chiếc Eichi II vàng hồng mới hầu như giống hệt với phiên bản bạch kim, có giá tiết kiệm khi so về vật liệu thân vỏ. Những tay sành sỏi về thương hiệu sẽ rất vui mừng khi biết rằng chi phí của nó rẻ hơn tới 25% so với người anh em bạch kim của nó, với giá bán là 4.3 triệu Yên trước thuế. Xét trên quan điểm thẩm mĩ, Eichi II là chiếc đồng hồ độc quyền, trên thế giới không có quá nhiều đồng hồ được hoàn thiện thủ công như vậy.

Ví dụ như chiếc Philippe Dufor Simplicity 37 mm cũng là một dạng đồng hồ như vậy ( Philippe Dufor là ông vua chế tác đồng hồ thủ công số 1 thế giới hiện nay). Hãy chú ý tới mặt số sơn mài màu trắng ngon mắt, với dòng chữ in ” Metalem” – tên nhà cung cấp mặt số. Philippe Dufor đã cho phép Metalem in tên của họ lên trên mặt đồng hồ, đó là một hành động bất chấp luật bất thành văn của nền công nghiệp là giữ bí mật về nhà cung cấp (linh phụ kiện).sự hưng phấn được đẩy lên cao chính là khi ta xem xét kết cấu cỗ máy thông qua nắp đáy trong suốt. Đáng chú ý là các cạnh vát, nó cũng lồi ra giống như Eichi II ( không rộng bằng). Số lượng, độ sắc nét cũng như các góc lồi lõm trong cỗ máy đơn giản này có thể làm ” đứng hình” cả những người đam mê dày dạn kinh nghiệm nhất. Hơn thế nữa, bề mặt trên cùng của các cây cầu được trang trí bằng những màn biểu diễn ấn tượng bậc nhất của hệ thống vân Geneve Waves ( vân sóng) mà bạn chưa từng thấy. Nó cuồn cuộn và gợi lên cảm xúc, nó khiến cho cây cầu trở nên vô cùng sống động. Theo thiển ý của chúng tôi, cỗ máy Simplicity đã đánh bại 7R14 ở phần thẩm mĩ một cách thuyết phục, trái lại, Seiko ghi điểm ở mặt trước so với Dufour tại phần mặt số làm từ sứ được vẽ bằng tay.

Tiếp theo, ta sẽ so sánh với Laurent Ferrier, một thương hiệu cũng rất nổi tiếng về độ hoàn thiện cao. Những chiếc Laurent Ferrier Galet Regulateur, biệt danh ” 3 mảnh” ( ám chỉ 3 kim tách rời nhau ở mặt số) ” montre école” hoặc ” school watch”. Nó cũng có 3 kim đơn giản như Eichi II, nó hiển thị giờ theo phong cách ” regulator”  – kim giờ và kim giây nằm ở các ô phụ. Chiếc đồng hồ có một vẻ đẹp tỏa sáng ở phần máy đồng hồ cal.228.01, đặc biệt là phần cầu gà cân bằng dạng hổng và bánh đà lên cót cỡ nhỏ micro rotor. Cả hai đều được áp dụng kĩ thuật đánh bóng đen tới độ ngoạn mục về khả năng bắt sáng. Giống như chiếc Simplicity, các góc lồi và lõm xuất hiện ở bên trong cỗ máy ( dù không ấn tượng bằng), được trang trí với vân geneva waves trên cầu, hoàn toàn trái ngược với phong cách hoàn thiện chải xước trên Eichi II. Phiên bản Galet Regulateur ở trong ảnh dưới đây là phiên bản giới hạn 8 chiếc, bán ra ở Singapore với giá 87.000 SGD.

KẾT LUẬN

những chiếc Credor hiện diện trên thị trường là một sự thay thế hấp dẫn dành cho các tay sành chơi đang tìm kiếm một chiếc đồng hồ tốt, giữa một mạng lưới bị thống trị bởi đồng hồ Thụy Sĩ. Phiên bản vàng hồng này tự nó đã có giá trị cao hơn, tốt hơn so với bản bạch kim  Eichi II trước đó. Khi quan sát thực tế, người ta sẽ thấy nó không phải là Thụy Sĩ và thiếu đi bánh xe cân bằng, và họ cũng đang thấy một chiếc đồng hồ vô cùng phi thường – thậm chí là trong cả thế kỉ này.

4/5 - (3 bình chọn)

0 BÌNH LUẬN