*biên dịch có chỉnh sửa theo firstclasswatches*
Có một điều mà tất cả mọi người trên thế giới đều phải công nhận, đó là mua được một chiếc đồng hồ Thụy Sỹ có nghĩa là bạn đang chứng minh được sự xuất sắc trong thế giới ngày nay. Từ thời kì của đồng hồ bỏ túi, trải qua suốt cuộc khủng hoảng thạch anh và sau khi apple watch ra đời, thì Thụy Sỹ vẫn là cái tên được hiểu là ” tốt nhất”. Nhưng hãy nghĩ xem, làm thế nào mà đồng hồ Thụy Sỹ lại có thể đạt được vị thế như trên, bất chấp sự cạnh tranh của các quốc gia khác để vươn lên thống lĩnh thị trường thế giới? Ngay bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu ngọn nguồn của câu chuyện!
BÌNH MINH CỦA MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP.
Người Thụy Sỹ vốn không phải là quốc đầu tiên có thể thu gọn kích thước đồng hồ đủ nhỏ để có thể mang theo người, kẻ tạo ra sự khác biệt ấy chính là người Đức. Chiếc đồng hồ có kích cỡ nhỏ gọn đầu tiên, được tạo ra vào khoảng giữa năm 1509-1530 bởi Peter Henlein ở Nieders. Với chiều dài hơn 3 inch, nó có khả năng mang theo, đủ để mặc kèm với quần áo nhưng lại hơi to để nhét vừa trong túi. Nó cũng rất hiếm và đắt tiền, chỉ có những quý tộc thời đó mới có khả năng sở hữu vì chẳng ai có thể mua nổi ngoài họ!
chiếc đồng hồ ” nhỏ gọn ” đầu tiên!
Ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ cũng được bắt đầu ngay sau đó, khi cuộc cách mạng tôn giáo, đề xướng bởi Martin Luther bùng nổ ở Tây Âu vào năm 1515. Cuộc chiến tranh tôn giáo tại Pháp đã dẫn tới một cuộc đàn áp rộng khắp đối với người theo đạo tin lành, nhiều người trong số họ đã trốn chạy sang Thụy Sỹ, mang theo đồng hồ cũng như kĩ năng chế tạo đến vùng Geneva. Dòng người tị nạn này đã giúp biến Geneva thành một thành phố nổi tiếng với ngành chế tạo đồng hồ chất lượng cao.
nhà cải cách LUTHER MARTIN
Tại Geneva khi đó đang diễn ra cuộc cải cách tôn giáo lớn, đứng đầu bởi John Calvin, biến nơi đây trở thành một địa điểm tuyệt vời cho nạn dân tin lành. Theo đạo luật của Calvin, thì trang sức đã bị cấm đeo ở thành phố mặc dù ở đây có rất nhiều thợ kim hoàn lành nghề! Đạo luật này đã phá hủy các doanh nghiệp sản xuất kim hoàn và tráng men tại Geneva, đẩy họ dần chuyển hướng sang sản xuất đồng hồ. Những người thợ kim hoàn và tráng men ở Geneva vốn có chuyên môn và kĩ năng thiết kế cao, đã hợp tác với những nạn dân lành nghề, có kiến thức và kĩ thuật để tạo ra các loại đồng hồ khác nhau.
john calvin
Cuối cùng, khi các quy định được nới lỏng vào cuối thế kỉ 17, thành phố đã được biết tới như một nơi chuyên về đồng hồ. Lúc này, mọi người đã được phép đeo đồ trang sức, các kĩ thuật làm đẹp truyền thống đã kết hợp với kĩ nghệ chế tạo đồng hồ, và chỉ trong một thời gian ngắn, những chiếc đồng hồ tại Geneve không chỉ nổi tiếng về kĩ nghệ và chất lượng, mà còn bởi vẻ đẹp của chúng.
CON ĐƯỜNG THỐNG TRỊ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ
Vào thời điểm đó, mặc dù đã có được danh tiếng khá tốt, nhưng thực tế là đồng hồ Thụy Sỹ khi ấy chưa phải là tiêu chuẩn mà tất cả những nơi khác phải noi theo. Tại thời điểm thế kỉ 18, những tiêu chuẩn được áp dụng cho đồng hồ có lẽ là những loại được sản xuất tại Anh Quốc.
Đồng hồ bỏ túi rất khổ biến tại Anh thời điểm đó, lý do thường được gán cho sự xuất hiện của dòng áo Gi – Lê. Chính vì sự phổ biến này, người ta đã dành rất nhiều thời gian và công sức đầu tư vào phát triển đồng hồ, bao gồm máy cắt răng phát minh bởi Robert Hooke, đã giúp gia tăng khối lượng đồng hồ được sản xuất, phát minh về lò xo cân bằng – tạo ra bởi Robert Hooke ở Anh và Christiaan Huygens ở Hà Lan, đồng hồ đi biển Chronometer và bộ thoát đòn bẩy giúp gia tăng độ chính xác, cũng như chất lượng đồng hồ. Tại Anh Quốc, những phát kiến mới từ James Cox, John Harrison và George Graham đã mở đường cho loại máy cơ khí mà bạn đang thấy ngày nay.
robert hooke
đồng hồ của john harrison
Trong khi Anh Quốc đang dẫn đầu về sự đổi mới trong thời gian này, thì rất nhiều công việc cũng đang diễn ra ở Thụy Sỹ. Nghề làm đồng hồ đã bắt đầu trải dài trên dãy núi Jura, nơi công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, cả về chất lẫn lượng. Phần lớn những sự thay đổi tại vùng núi Jura đến từ một người, ông ta tên là Daniel Jeanrichard, một người thợ kim hoàn, ông là người đầu tiên áp dụng phân công lao động cho ngành chế tạo đồng hồ. Bằng cách sử dụng phương pháp này, đã làm tăng về hiệu quả và tiêu chuẩn hóa – tức là gia tăng cả về chất lẫn lượng. Đến cuối năm 1790, Geneva đã xuất khẩu tới hơn 60.000 đồng hồ.
Daniel Jeanrichard
Ngày nay, Jean Richard được coi là người sáng lập của ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ ở bang Neuchatel. Những năm sau đó, có nhiều sáng kiến cũng đã xuất hiện ở Thụy Sỹ. Abraham Louis Perrelet đã tạo ra chiếc đồng hồ tự động lên cót vào năm 1770, nó chính là tiền thân của các thế hệ đồng hồ tự động lên cót ngày nay. Adrien Philippe, một trong những người sáng lập nhãn hiệu Patek Philippe, đã phát minh ra chiếc đồng hồ mặt dây chuyền, chức năng Fly Back cũng được phát triển ở vùng núi Jura ở thời gian này.
hai nhà sáng lập hãng patek
đồng hồ tự động đầu tiên của thế giới của perrelet
Bạn cũng sẽ không thể quên việc phát minh ra cơ chế Tourbillon, của Abraham Louis Breguet vào năm 1795, và cấp bằng sáng chế năm 1801. Đây là một trong những phát minh đáng kinh ngạc nhất, xét về mặt kĩ thuật chế tạo đồng hồ cấp cao, mặc dù giá cả của nó không hề dành cho tất cả mọi người.
kì tài BREGUET
tourbillon của breguet
Nhưng, có một phát minh quan trọng giúp Thụy Sỹ giành quyền kiểm soát ngành công nghiệp đồng hồ, lại không được phát triển ở đây – nó đến từ nước Pháp. Vào năm 1760, một thợ đồng hồ người Pháp Jean Antoine Lépine, đã phát minh ra một loại máy phẳng, có tính tinh giản, nó được gọi là máy Lépine. Kiểu máy mới này cho phép các nhà sản xuất tạo ra những chiếc đồng hồ bỏ túi nhỏ hơn, mỏng hơn. Nhà sử học nghiên cứu lịch sử đồng hồ, ông David Christianson, đã giải thích về sự sụp đổ của các cựu đế chế đồng hồ : thời bấy giờ, thời trang nam giới – là quần áo mỏng và áo gi lê, đã đặt ra yêu cầu về một chiếc đồng hồ có bộ vỏ nhỏ hơn, và Anh Quốc đã không chuẩn bị sẵn sàng cho việc làm mỏng đồng hồ của họ.
máy lépine
Jean Antoine Lépine là một phần của ngành công nghiệp đồng hồ Pháp, ông là thợ sửa đồng hồ cho vua Louis XV, Louis XVI và Napoleon Bonaparte. Tuy nhiên, chính phát minh của ông đã giúp tạo ra một tân cường quốc đồng hồ là Thụy Sỹ, và gần như phá hủy luôn cả ngành công nghiệp đồng hồ Nước Pháp. Vào đầu những năm 1800, máy Lépine đã được nhà sản xuất đồng hồ Pháp là Frederick Jacco chuyển thành nhà máy sản xuất. Sự phát triển này lại đem lại lợi thế hơn cho Thụy Sỹ hơn là người Pháp, vì nông dân Thụy Sỹ sẽ dành những tháng mùa đông để làm linh kiện cho các công ty Geneve. Khi công nghệ tiếp tục được triển khai để sản xuất hàng loạt, các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ, đã có thể sản xuất đồng hồ với khối lượng cao hơn nhiều so với đối thủ của họ.
nghệ nhân lépine
Và điều quan trọng hơn cả, việc sản xuất hàng loạt dù được chấp nhận ở Thụy Sỹ, nhưng nó lại bị từ chối hoàn toàn trên đất Pháp. Các nhà sản xuất đồng hồ Anh và Pháp đã không thể cạnh tranh nổi với số lượng, giá cả so với đồng hồ Thụy Sỹ được sản xuất hàng loạt. Ngành công nghiệp đồng hồ Anh Quốc gần như sụp đổ vào cuối những năm 1800, và ngành công nghiệp Pháp chỉ còn tồn tại với số lượng rất nhỏ, bởi những người có tay nghề cao, với những chiếc đồng hồ chất lượng.
ÉTABLISSAGE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI SỰ THỐNG TRỊ.
Phương thức phát triển nền công nghiệp đồng hồ của Thụy Sỹ, là rất khác biệt so với những nước khác tại Châu Âu. Theo lời ngài Jerome Lambert, giám đốc điều hành Montblanc, thì Thụy Sỹ là một quốc gia ” phi tập trung”, mỗi thung lũng đều có chủ sở hữu hoặc tổ chức thành một trung tâm thành phố nhỏ rất năng động. Nó không giống như ở Anh Quốc hay Pháp, nơi mà có sự tập trung của nhiều thành phố lớn.
Các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ đã sử dụng một hệ thống sản xuất đồng hồ, có tên là Établissage, cho phép họ phát triển quy mô sản xuất nhanh hơn nhiều so với bất kì đối thủ nào. Theo WorldTemplus, nó có nghĩa là : quy trình sản xuất đồng hồ/máy đồng hồ bằng cách lắp ráp từ các thành phần khác nhau, liên quan đến các hoạt động : mua vào, kiểm tra và lưu trữ máy bán thành phẩm ( Èbauches), các bộ phận điều chỉnh…. Sau đó lắp ráp mặt số, kim, vỏ, kiểm tra chất lượng sau cùng và đóng gói gửi đi.
nhà máy lắp ráp thời xưa
Các bộ phận khác nhau của một chiếc đồng hồ sẽ được sản xuất ở những nơi khác nhau, sau đó, các nhà sản xuất sẽ lắp ráp chúng để tạo ra một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh. Quy trình này cho tới nay vẫn được áp dụng bởi các nhà sản xuất giá rẻ, với các linh kiện được sản xuất ở Viễn Đông, sau đó được lắp ráp tại Thụy Sỹ. Bằng cách sử dụng hệ thống này, tốc độ sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ đã tăng lên một cách khó tin. Năm 1800, csr Thụy Sỹ và Anh Quốc đều sản xuất 200.000 đồng hồ, nhưng tới năm 1850, Thụy Sỹ đã sản xuất tới 2.200.000 đồng hồ, trong khi Anh Quốc chỉ dừng lại ở con số ít hơn 200.000 chiếc.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, khối lượng cao hơn không đồng nghĩa với chất lượng cao hơn. Nó gần giống như cách mà các quốc gia như Trung Quốc hay Thái Lan đang làm. Tức là là tạo ra một số lượng lớn các thành phần đồng hồ có giá rẻ và nhanh, số lượng lúc này không phải lúc nào cũng đi đôi với chất lượng. Có nhiều chiếc đồng hồ Thụy Sỹ lúc này trông giống hệt như những chiếc được sản xuất tại Anh và Pháp, nhưng giá cả lại thấp hơn và luôn sẵn hàng – tuy nhiên chất lượng không bằng.
Chiến lược sản xuất ồ ạt đã có hiệu quả trong một thời gian nhưng nó đã để lại một hậu quả tai hại, nhất là khi người Thụy Sỹ dùng nó để công phá thị trường Mĩ béo bở – những kẻ cũng đang bắt đầu trỗi dậy và tự sản xuất đồng hồ cho riêng họ. Thị trường Mĩ lúc này tràn ngập những chiếc Thụy Sỹ giá rẻ, mà người Mĩ coi như đồ rác rưởi.
KẾT HỢP SẢN XUẤT HÀNG LOẠT VỚI CHẤT LƯỢNG CAO
Có thế nói, nếu không có được quy trình sản xuất được tối ưu hóa của người Mĩ, thì rất có thể Thụy Sỹ đã không phải là cường quốc về chế tạo đồng hồ, như chúng ta biết ngày nay!
Ở Thụy Sỹ khi đó, có những công ty có những sản phẩm chất lượng tuyệt hảo, nhưng họ đã bị thua thiệt về số lượng ở thời điểm giữa những năm 1800, bởi các công ty sản xuất đồng hồ giá rẻ, có chất lượng thấp hơn. Ở Mĩ, quy trình sản xuất đã được tối ưu hóa để đảm bảo rằng, tất cả mọi sản phẩm đều đáng tin cậy, nhưng họ lại thiếu đi những bí quyết chế tạo đồng hồ cổ truyền và vẻ đẹp nếu so với đồng hồ Thụy Sỹ.
Năm 1868, Florentine A. Jones chuyển từ Mĩ sang Thụy Sỹ, và thành lập ra công ty đồng hồ quốc tế ( tức hãng IWC ngày nay). Đây là công ty đầu tiên đã thành công trong việc kết hợp bí quyết của Thụy Sỹ, với kĩ năng sản xuất của Mĩ. Đây cũng chính là khởi đầu để các công ty đồng hồ Thụy Sỹ khác, rời bỏ phương thức Établissage để chuyển toàn bộ việc sản xuất vào một nhà máy duy nhất, điển hình là hãng Longines – họ đã tích hợp toàn bộ các công đoạn sản xuất vào nhà xưởng của họ vào năm 1866, và đã sử dụng tới hơn 1100 nhân công trong suốt 45 năm.
nhà xưởng longines thời xưa
Bằng cách tối ưu hóa sản xuất, hướng tới đẩy mạnh quy trình nội bộ, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ đã có thể duy trì được sản lượng cao, đồng thời vẫn giữ được danh tiếng về chất lượng.
Kể đến công lao cho kĩ nghệ sản xuất hàng loạt, ta phải nhắc tới hai người rất quan trọng, là Pierre Frederic Ingold và Feorgers Auguste Léschot. Léschot là người nổi tiếng nhất trong hai người, ông đã phát minh ra một trong những cỗ máy đầu tiên, có thể sản xuất nhiều bộ phận khác nhau của đồng hồ, và chúng có thể hoán đổi được cho nhau!
nhà xưởng của mĨ
Ingold ít được biết tới hơn, ông đã tham gia vào việc tạo ra nhiều chiếc đồng hồ chất lượng đầu bảng ở Pháp, vào đầu những năm 1800, với tư cách là người học việc của kì nhân Breguet. Điểm quan trọng nhất mang tới sự đổi mới lâu dài về sau, đó chính là những cỗ máy để sản xuất đồng hồ. Ingold đã phát triển các loại máy sản xuất các tấm kèm các bệ rửa và ổ lót chân kính, máy sản xuất ổ cót và nhiều loại bộ phận khác. Ông đã chuyển tới Anh Quốc, cố gắng nhân rộng các loại máy này nhưng bị phản đối kịch liệt, cuối cùng ông đã chuyển sang Mĩ, nơi mà những phát minh của ông đã được chấp nhận, và nó đã tạo ra sự ảnh hưởng lớn đến các nhà máy sản xuất đồng hồ ở khu vực Boston.
Sau khi quay trở lại Pháp, và sau đó là Thụy Sỹ, ông vẫn tiếp tục phát minh. Nhiều phát minh và Kĩ thuật của ông đã được áp dụng, ví dụ như ” ingold fraise” – một công cụ chỉnh sửa bánh răng, và một loại bộ thoát mới được tạo ra vào năm 1852. Những phát minh và kĩ thuật này rất quan trọng, trong việc cho phép ngành công nghiệp Thụy Sỹ hướng tới tối ưu hóa sản xuất In-house. Tầm ảnh hưởng của Ingold tại Mĩ là rất quan trọng đối với sự thay đổi ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ, và những phát minh của ông tại Thụy Sỹ cũng có tầm quan trọng như vậy.
Những phát minh của cả Ingold và Léschot, đã giúp Thụy Sỹ mở rộng uy quyền của mình trong ngành công nghiệp đồng hồ toàn cầu vào đầu thế kỉ 19. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem, bằng cách nài mà Thụy Sỹ có thể chiếm thế thượng phong vào đầu thế kỉ 20, và thách thức họ phải đối mặt trong phần 2 của loạt bài này!