Trang chủ Kiến Thức LƯỢC SỬ HÃNG SEIKO – MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH VĨ ĐẠI (...

LƯỢC SỬ HÃNG SEIKO – MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH VĨ ĐẠI ( CHƯƠNG 3- BÀI 1)

0
629

*biên dịch bởi LÊ HOÀNG THẠCH*

CHƯƠNG 3 : NHỮNG NĂM THÁNG PHÁT TRIỂN

Sự phát triển nhanh chóng của ngành đồng hồ treo tường, đeo tay nhật bản – đặc biệt là của seiko vốn không có gì đáng chú ý. Các nhà sản xuất ở các nước khác đã có nhiều thế kỉ làm điều này. Ngành công nghiệp đồng hồ hiện đại nhật bản đã không được sinh ra cho đến cuối thế kỉ 19

NHẬT BẢN MỞ CỬA NĂM 1854

Việc nhật bản mở cửa vào năm 1854 và kí kết hiệp ước thương mại vào năm 1858 có nghĩa là, việc giao thương giữa nhật bản và các quốc gia tây phương không còn bị hạn chế và đã mở đường cho việc nhập khẩu đồng hồ của châu âu, Mĩ do các nhà máy sản xuất đang có nhu cầu lớn về đồng hồ chính xác. Và như điều tương tự đã xảy ra ở nhiều nơi khác trên thế giới, sự phát triển của hệ thống đường sắt là một trong những yếu tố mang lại lịch trình chính xác cho cuộc sống hàng ngày của mỗi công dân , khiến cho đồng hồ đeo tay và đồng hồ treo tường trở thành mặt hàng thiết yếu và xa xỉ. Năm 1872, nội các minh trị, như là một phần của chính sách cởi mở hơn, đã thông qua lịch làm việc chính thức. Thông qua hệ thống dương lịch được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, có hiệu lực vào tháng giêng năm 1873. Nó thay thế cho hệ thống âm lịch cũ và kích thích nhu cầu mua sắm hơn nữa.
Cần thành lập một ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ hoàn toàn mới tại nhật bản! sau sự ra đời của đạo luật mới , các nhà chế tạo đồng hồ nhật bản chưa hề có kinh nghiệm làm ra đồng hồ phù hợp với hệ thống dương lịch. Điều họ cần bây giờ là phải bắt kịp tốc độ, để đảm bảo rằng nhật bản không bị phụ thuộc hoàn toàn vào hàng nhập khẩu riêng về đồng hồ. Lịch phương tây đã thay thế hệ thống lịch của nước nhật, công nghệ đồng hồ nhật bản cùng các cơ chế cũ của họ trở nên vô dụng chỉ trong một sớm một chiều, và họ phải bắt đầu một sự khởi đầu hoàn toàn mới.
Nhật bản thời này nhập khẩu rất nhiều đồng hồ châu âu và mĩ, hầu hết chúng đến từ hoa kì, bỏ túi lấy bên thuỵ sĩ, đến khoảng 1890 thì nhập khẩu một số loại báo thức vỏ kim loại xuất xứ từ nước đức. Các thương gia nhật bản tham gia vào việc phân phối các loại sản phẩm này, và không đáng ngạc nhiên khi một vài người trong số họ đã quyết định thử sản xuất các phiên bản tương tự dành riêng cho mình. Việc nhập khẩu tăng cao khiến cho sự quan tâm đến kĩ nghệ sản xuất đồng hồ trong nội địa cũng tăng theo, các nhà máy chế tạo đồng hồ đã bùng nổ phát triển ở tokyo, osaka, kyoto và nagoya, chủ yếu là sao chép các sản phẩm nhập khẩu. Ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ nội địa đã được lên cót và vận hành!
Một trong những người tiên phong đầu tiên là kintaro hattori. Ông đã từng học nghề tại một số nhà sửa chữa đồng hồ, ở tuổi 18, ông bắt đầu mở dịch vụ sửa chữa đồng hồ hattori tại nhà riêng của ông, ở kyobashi, uneme chou, hiện nay thuộc quận 6 chome của ginza. Công việc bắt đầu vào tháng 9 năm 1877, nó chính là nền tảng ban đầu của tập đoàn seiko ngày nay. Không chỉ là một trong những công ti quan trọng nhất về đồng hồ tại nhật bản mà còn là một trong những công ti lớn nhất trên thế giới. Ngay cả trong cuộc đời của mình, kintaro cũng đã rất thành công trong việc kinh doanh đồng hồ, và người ta gán cho ông cái tên là ” king of timepieces”.
Chỉ 4 năm sau khi mở cửa hàng sửa chữa đầu tiên, ông đã thành lập một công ti mới, có tên là “K hattori” vào năm 1881 như một phương tiện để mở rộng việc kinh doanh của mình ngoài việc sửa chữa đơn giản. Cửa hàng vừa bán, kiêm sửa chữa đồng hồ cũ, công việc kinh doanh rất thuận lợi. Kintaro đã sớm nhìn ra khả năng mở rộng hơn nữa : ông đến thăm các gian hàng thương mại ngoại quốc ở yokohama và ở đó, ông bắt đầu mua đồng hồ để kinh doanh cả bán sỉ lẫn bán lẻ.
Ngay từ đầu, kintaro đã là người đi tiên phong trong mọi thứ, và một trong những biểu hiện đầu tiên của tinh thần mạo hiểm này là quyết định của ông về từ bỏ việc thanh toán định kì 2 lần mỗi năm vào tài khoản các nhà cung cấp, ông thấy cần phải đảm bảo sự tôn trọng với các nhà kinh doanh người mĩ và châu âu – nguồn cung cho các sản phẩm của ông trong giai đoạn đầu, ông quyết định từ chối hệ thống thanh toán truyền thống để đạt được mục tiêu này, thay vào đó, ông trả tiền hoá đơn trong vòng 30 ngày.
Việc phân phối và bán đồng hồ không đủ thoả mãn kitaro, ông rất để tâm khi chuyển hướng sang công việc sản xuất đồng hồ của riêng mình . Vào năm 1892, K hattori đã thu vào những khoản lợi nhuận đáng kể từ việc phân phối các sản phẩm nhập khẩu, và điều này giúp cho công ti có đủ khả năng để đa dạng hoá nguồn chi và đem lại cơ sở vững chắc cho sự thành công cuối cùng. Trong khoảng thời gian này, kintaro gặp tsuruhiko yoshikawa, một kĩ sư đang làm tại một cửa hàng đồng hồ , ông nhớ lại ” ngay từ khi gặp ông ấy, tôi đã quyết tâm thành lập một nhà máy sản xuất đồng hồ cho đất nước… khi được hỏi tôi phải cần bao nhiêu tiền để thuê anh, ông ấy nói 30 yên một tháng là đủ, và gợi ý rằng chúng ta nên bắt đầu làm việc ngay…. đây chính là nền tảng đầu tiên đem đến sự thành lập seikosha.
Tháng 5 năm 1892, kintaro mua lại một nhà máy sản xuất kính, bị bỏ hoang tại ishiwara – cho, phường honjo ở tokyo, và tại đây ông đã thành kập seikosha để sản xuất đồng hồ treo tường. Nhà máy này nằm dưới quyền kiểm soát của kintaro hattori và tsuruhiko yoshikawa, người mới chỉ 23 tuổi, và cũng là nhân viên đầu tiên. Ông trở thành kĩ sư trưởng và đóng vai trò đầu tàu trong thành công của dự án. Ông chịu trách nhiệm phát triển các kĩ năng kĩ thuật của công ti trong những năm xây dựng công ti, nắm vững và phát triển năng lực sản xuất. Cống hiến của yoshikawa được đánh giá rất cao, mức lương của ông gia tăng từ 30 yên 1 tháng, lúc mới gia nhập công ti lên đến 5000 yên 1 năm.
Công việc sản xuất ở nhà xưởng mới bắt đầu gần như ngay lập tức, và 12 chiếc đồng hồ treo tường kiểu Mĩ đã hoàn thành chỉ 8 tuần sau lễ khánh thành seikosha. Đây là một thành tựu nổi bật. Khi mới bắt đầu, nhà máy gần như không có thứ hỗ trợ nào để vận hành các công cụ ngoài sức người, 2 đến 3 người lao động vận hành một máy phát điện cỡ lớn bằng tay, chiếc máy truyền điện cho một bánh đà cỡ lớn, lần lượt cung cấp điện cho máy móc.
Việc sản xuất thành công những chiếc đồng hồ đầu tiên này là một thành tựu rất đáng nể, bởi vì các sản phẩm đồng hồ của nhật bản mới chỉ chạy theo hệ thống dương lịch từ năm 1872, trong khi đó các đối tác từ châu âu đã có nhiều thế kỉ phát triển các kĩ năng của họ. Kĩ sư trưởng đã sử dụng tất cả sự khéo léo của mình để tìm ra cách để sản xuất từng thành phần riêng lẻ của đồng hồ treo tường.khi nhà máy seikosha khai trương ở ishiwana vào năm 1892, nó chỉ có vẻn vẹn 15 nhân viên , nhưng chỉ vài tháng sau, số nhân viên đã được nâng lên 30-40 người.

MỞ RỘNG SẢN XUẤT

Seikosha rất cần các công cụ chạy điện để nâng cao năng suất, nhưng tại khu vực đông dân cư nơi có trụ sở nhà máy, họ không được cảnh sát cho sử dụng các công cụ chạy điện. Vì vậy chỉ 1 năm sau khi thành lập, công ti phải rời trụ sở đến yanagishima, cũng thuộc phường honjo. Trong các toà nhà bằng gỗ của công xưởng mới, họ đã lắp đặt động cơ chạy bằng hơi nước có công suất 5 mã lực đầu tiên , cho phép mở rộng sản xuất. Tại nơi này, seikosha không chỉ sản xuất lắp ráp các bộ phận cơ khí, mà còn có cả mặt số, kim, đồng hồ bằng gỗ. Khu vực honjo , nằm về phía đông con sông sumida của tokyo, là trung tâm của sự phát triển khi mà quá trình công nghiệp hoá đang tiến triển tại tokyo trong thời đại minh trị thiên hoàng. Khu vực này có rất nhiều công nhân lành nghề. Quyết định của hattori về việc đặt chi nhánh sản xuất tại honjo đã được miêu tả là một hành động nhìn xa trông rộng giữa cơn bão phát triển công nghiệp.
Một điều quan trọng thực tế không thể bỏ qua, đó là kintaro hattori không chỉ thành công trên phương diện sản xuất. Trong khi các nhà máy của ông đang phát triển và mở rộng, thì ông cũng tích cực phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ của mình song song với sản xuất. Ông đã có một quyết định quan trọng để mở rộng khả năng bán lẻ giống như điều ông đã làm với seikosha ở honjo, đó là đưa hệ thống bán lẻ tới ginza và banchai vào năm 1887, việc kinh doanh phát triển rất tốt vào 7 năm sau đó. Kintaro đã chọn một địa điểm mới, đó là trụ sở của một tờ báo ở góc phố ginza, ngày nay là trung tâm quận ginza, nơi mà đất đai đắt hơn bất cứ nơi nào trên toàn cõi nhật bản. Vào tháng giêng 1895, cửa hàng mới đã được mở ra để kinh doanh, một động thái quan trọng trùng với năm mà seikosha bắt đầu sản xuất đồng hồ bỏ túi, đây là một quyết định đầy cảm hứng. Nó nhanh chóng trở thành cửa hiệu đồng hồ uy tín nhất tại đất tokyo và đến tận ngày nay. Người ta thường nhớ tới nó như một gương mặt quen thuộc của quận ginza ( ám chỉ sự lâu đời của nó)
Năm 1932, trụ sở chính ở ginza được xây dựng lại, toà nhà thay thế vẫn còn tồn tại tới ngày hôm nay và là một trong những địa danh nổi tiếng nhất tokyo. Chiếc đồng hồ lớn trên mái của toà nhà được biết đến với cái tên ” tháp đồng hồ hattori”, và ngày hôm nay vị trí bán lẻ chính này nằmm tại trung tâm mua sắm thời thượng nhất tokyo, là địa điểm của cửa hàng wako, vốn vẫn là một tài sản của tập đoàn seiko.
Ngay cả khi việc kinh doanh đồng hồ của seikosha đang phát triển mạnh, kintaro đã hướng đến tương lai và lên kế hoạch cho việc đầu tư mạo hiểm vào việc sản xuất đồng hồ bỏ túi. Nó được bắt đầu tại nhà máy yanagashima vào năm 1893, ngay sau khi seikosha chuyển tới đó, cho tới 1895, chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên đã được lắp ráp, với 22 dòng có tên là” timer keeper”. Vào thời điểm này, kĩ nghệ sản xuất của công ti vẫn chưa lớn mạnh tới mức có thể tự chế tạo máy đồng hồ cho riêng mình. Những chiếc đồng hồ đầu tiên này được lắp ráp bằng cách sử dụng các cỗ máy của thuỵ sĩ với bộ thoát hình trụ. Tuy nhiên, ta vẫn có thể coi những chiếc đồng hồ time keeper bỏ túi này là những chiếc ” made in japan ” đầu tiên của nước nhật.
Có thể vì nhiều lí do, mà những sản phẩm đầu tiên được thực hiện vào thời điểm đó được đặt tên dựa trên các từ tiếng anh, có lẽ kintaro đã nghĩ tới khả năng xuất khẩu chúng trong tương lai. Ngoài cái tên ” time keeper “ , seikosha còn sử dụng vài cái tên khác như ” excellent”, “empire”, “mercy”, ” ruler and world”

XUẤT KHẨU THƯƠNG MẠI

Sản xuất đồng hồ tại chỗ tăng cao, kintaro một lần nữa nâng tầm nhìn của mình và quyết định phát triển ngạch xuất khẩu thương mại , và ông đã sớm bắt đầu xuất khẩu đồng hồ treo tường của mình sang đất trung quốc. Đến thời điểm này, K hattori và seikosha đã trở thành những đối tác quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ nhật bản. Kintaro có tầm nhìn dài hạn dựa trên tình hình thị trường, cả trong và ngoài nước, chính sách đa dạng hoá của ông không phải là điều có thể dễ dàng tìm thấy ở trong bất kì công ti đồng hồ nhật bản nào khác vào thời điểm đó.
Từ việc đưa vào các loại máy móc mới, sản xuất bắt đầu gia tăng, trong năm đầu tiên tại yanagishima, công ti đã làm ra được 23.700 đồng hồ treo tường với năng xuất 70 chiếc mỗi ngày. 3 năm sau, số lượng sản phẩm làm ra trong 1 ngày đã tăng lên đến 300, và cho tới năm 1897, seikosha đã trở thành nhà sản xuất đồng hồ treo tường lớn nhất nước nhật. Vào năm 1899, công ti đã đạt được mục tiêu trở thành nhà chế tạo đồng hồ báo thức đầu tiên trên đất nhật bản, những chiếc này được xuất khẩu sang cả trung quốc.
Kintaro hattori không phải là người duy nhất phát triển đồng hồ đeo tay và treo tường trong thời đại ông sống, nhưng ông là người đầu tiên đạt được sự thành công lớn trong việc phân phối và sản xuất , trước hết là đồng hồ treo tường, sau đó là đồng hồ đeo tay. Ông là một doanh nhân vĩ đại và là người luôn tồn tại trong mọi hoàn cảnh, có khả năng giữ công ti duy trì việc kinh doanh trong lúc nhiều người xung quanh ông đang lâm vào ngõ cụt. Vào những năm 1900, việc cạnh tranh về giá cả và chất lượng đã làm cho các nhà sản xuất đồng hồ khác ở osaka, kyoto và tokyo bị phá sản. Có lúc seikosha trở thành nhà chế tạo đồng hồ treo tường và đeo tay duy nhất sống sót ở thị trường nội địa.
????????????????????????????????????
Khi tiến trình công nghiệp hoá ở nhật bản bắt đầu, hầu hết các công ti đồng hồ đều quy tụ tại thuỵ sĩ và hoa kì. Ở mĩ, nghệ thuật chế tác đồng hồ cơ khí đã cho phép chế tạo những mẫu mã tiên tiến, rẻ tiền và tung ra hàng loạt với số lượng lớn, nhiều sản phẩm đã được nhập khẩu vào nhật bản. Trong những ngày khởi đầu, những sản phẩm của seikosha không phải là những công nghệ tiên tiến hay sự xuất hiện đột phá. Bằng sự sáng tạo, kintaro đã chi phối ngành công nghiệp này bằng sự nhạy bén kinh doanh và tốc độ thích nghi với thách thức mới, và ông đã có một tầm nhìn xa để nhận ra rằng, đổi mới chính là chìa khoá để có thể tồn tại lâu dài. Và ngay từ những ngày đầu tiên, ông đã mơ ước đạt được danh hiệu về những cái ” đầu tiên ” trong ngành nghề của mình.

CHUYẾN ĐI NƯỚC NGOÀI ĐẦU TIÊN

Kintaro đã thực hiện chuyến đi nước ngoài đầu tiên của mình vào năm 1899, ông đã du lịch tới hoa kì, sau đó sang thăm châu âu, nơi đây ông đã quan sát các cơ sở sản xuất khác nhau trên đất thuỵ sĩ và đức. Ông đã có sự phân tích về các khía cạnh khác biệt giữa phương pháp sản xuất của thuỵ sĩ và hoa kì, điều này dẫn đến ảnh hưởng sâu sắc tới sự thành công của seiko nhiều năm sau đó. Ông phát hiện ra rằng có một sự tương phản đáng kể giữa các kĩ thuật tập trung sử dụng trong các nhà máy sản xuất hàng loạt của mĩ, so với các nhà máy của thuỵ sĩ, sản xuất nhiều mẫu nhưng số lượng ít hơn hẳn. Ông quyết định rằng seikosha phải tiếp nhận hệ thống của nước mĩ, bởi vì cấu trúc sản xuất của thuỵ sĩ không thích nghi với thị trường nhật bản. Do ở nội địa không có công ti nào sản xuất các bộ phận riêng lẻ cho đồng hồ, nên việc áp dụng các cỗ máy có khả năng sản xuất hàng loạt trở thành ưu tiên hàng đầu của seikosha.
Cho tới năm 1900, hai hãng đồng hồ tại hoa kì là waltham và elgin đã dẫn đầu thế giới về việc giới thiệu các loại máy móc dành cho tự động hoá sản xuất. Họ đã thành công trong việc đạt được 3 mục tiêu quan trọng là rút ngắn thời gian xử lí, nâng cao độ chính xác là trên hết, đó là tạo ra loại máy móc có thể thực hiện nhiều hơn một quy trình. Các hãng đồng hồ thuỵ sĩ, thì lại dựa vào nguồn cung cấp từ các công ti nhỏ và vô số cá nhân bán lẻ, đã bị tụt hậu lại phía sau với năng suất tương đối thấp , cho dù từ đầu thế kỉ 20 họ đã có những nỗ lực rất lớn để đổi mới và nâng cao hiệu quả.
Kintaro đã ghi chép lại trong chuyến đi đầu tiên của mình đến mĩ, ông cho rằng việc nhập khẩu máy công cụ sản xuất hàng loạt từ mĩ về là không thể, vì những máy này được chế tạo để dành riêng cho việc sản xuất đồng hồ của hai hãng waltham và elgin. Tất nhiên, vào những năm 1900 thì seikosha vẫn đã thành công trong việc mua nhiều máy móc và thiết bị đặc biệt từ nước ngoài để sản xuất đồng hồ bỏ túi. Một số thiết bị lấy từ thuỵ sĩ ví dụ như từ hãng đồng hồ bỏ túi nippon, các nhà nghiên cứu lịch sử ngày nay tin rằng seikosha đã thu mua được một số thiết bị máy móc từ các nhà sản xuất châu âu khác, ví dụ như từ nước đức trong hoặc sau chuyến đi nước ngoài của kintaro
Không rõ liệu những cỗ máy nhập ngoại này có phù hợp cho việc sản xuất đồng hồ bỏ túi của công ti hay không, những rõ ràng sản lượng đồng hồ báo thức bắt đầu từ 1900, sau chuyến đi của kintaro đến mĩ và châu âu đã được cải thiện. Ngay sau đó, tsuruhiko yoshikawa, nhà quản lí nhà máy đáng kính và kamehiko hayashi, người đứng đầu bộ phận giám sát đồng hồ bỏ túi, đã tự phát triển nhiều loại máy móc cho riêng công ti, bổ sung vào số 200 máy nhập ngoại. Họ đã làm ra tổng cộng 300 loại máy in-house ( máy chế tạo đồng hồ , không phải máy đồng hồ)
Vào đầu thế kỉ 20, các nhà sản xuất tại các quốc gia nguồn cung cho thị trường nhật bản tiến hành cải tiến hệ thống kĩ thuật đồng hồ bỏ túi, và điều này đã đưa seikosha tới một thách thức khác nếu muốn duy trì thế cạnh tranh ở thị trường nội địa. Đồng hồ bỏ túi nhâp khẩu vào đầu những năm 1900 đã trở nên mỏng và nhỏ gọn hơn. Trong chuyến thăm hoa kì năm 1899, kintaro đã đến thăm nhà máy sản xuất đồng hồ của hãng waltham và đã kí một hợp đồng nhập khẩu phân phối đồng hồ bỏ túi với số lượng lớn hàng năm. Nhưng, vẫn như mọi khi, ông luôn để tâm tới việc phát triển dòng sản phẩm của riêng mình, và ngay sau khi trở về nhật, ông đã bắt tay vào việc chế tạo chiếc đồng hồ bỏ túi thứ 2 của mình, có tên là 12 ligne excellent, thiết kế dựa trên bản mẫu từ hãng waltham. Đây là phiên bản thu gọn của chiếc 17 ligne trước đó, hay còn gọi với cái tên time keeper.
Đây là thời điểm chập chững của seikosha trong quá trình chế tạo đồng hồ, sử dụng các bộ phận nhập khẩu từ waltham thay cho những thứ quá khó để tìm được vào thời điểm đó tại nhật. Seikosha đã quyết đinh sử dụng bộ thoát xi lanh trong chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên, mặc dù có nhiều đồng hồ với bộ thoát mỏ neo đang được bán tại nhật bản thời điểm này. Có lẽ do bộ thoát xi lanh yêu cầu ít bộ phận hơn nên nó đã được công ti lựa chọn. Có một lí do khác là do bộ thoát mỏ neo lớn hơn bộ thoát xi lanh, cho nên thành phần bánh răng của xi lanh có thể sản xuất dễ hơn trong cùng một kích cỡ máy đồng hồ.
Việc gia công cơ khí các chi tiết bánh xe cân bằng xi lanh đã vượt quá khả năng công nghệ của nhật bản thời đó, và vì vậy seikosha có thể đã chọn cách tự sản xuất bánh răng, còn các bộ phận khác của bộ thoát xi lanh được nhập khẩu, việc tự lực sản xuất các bộ phận được tăng dần khi genzo hattori, con trai đầu của kintaro, sau này đã viết, “họ lần đầu tiên chế tạo được các tấm bảng mạch, cầu và bánh răng xe lửa in house, và mua các thành phần chính khác từ thuỵ sĩ,và dần dần tăng cường tỉ lệ các bộ phận do mình sản xuất “
Năm 1902, nhà máy sản xuất đồng hồ seikosha đã sử dụng nhiều người hơn bất cứ nhà máy nào khác trong ngành sản xuất kim loại và máy móc tại honjo. Hầu hết các nhà máy kia đều nhỏ hơn, nhưng sự hiện diện của họ lại là sự giúp đỡ cho seikosha. Điển hình các đồng minh của công ti đã chuyển giao các kĩ năng của mình trong kĩ nghệ chế tạo kim loại để giúp công ti làm thành công bánh răng chuyền pinion dành cho đồng hồ.
Việc làm chủ công nghệ sản xuất đồng hồ không đơn giản như chế tạo đồng hồ, hai công ti khác từng thành lập trước seikosha nhưng đã thất bại trong viêc chuyển đổi. Một trở ngại khác cản bước tiến của seikosha, đó là khách hàng nội địa là có xu hướng ưa chuộng đồng hồ nhập khẩu hơn bất kì nhãn hiệu nào ở trong nước. Để tồn tại, các nhà sản xuất đồng hồ nhật bản phải có khả năng bán đồng hồ với cái giá thấp hơn đồng hồ nhập khẩu, thách thức dành cho seikosha không chỉ là việc chế tạo các bộ phận làm việc, đào tạo công nhân lành nghề sử dụng máy móc, lắp ráp điều chỉnh chúng ,mà còn phải giảm được chi phí đủ để bán đồng hồ với mức giá thấp nhất có thể.

SỰ CHUYỂN ĐỔI ĐỘT NGỘT

Vào năm 1904, seikosha bất ngờ nhận lệnh chuyển đổi cơ sở sản xuất của mình thành nhà máy chế tạo đạn dược, với mục đích là phục vụ cho cuộc chiến tranh nga-nhật ( 1904-1905), tại tokyo thời điểm đó chỉ có vài nhà máy sản xuất động cơ, với hơn 100 người được tuyển dụng thêm thì seikosha đã trở thành nhà máy sử dụng động cơ điện lớn thứ 4 ở tokyo xét về ‎quân số lao động. Tất nhiên hãng không hề mong muốn từ bỏ việc là đồng hồ, tuy nhiên thời điểm này họ vẫn phải sản xuất cầu chì pháo thủ, lực lượng nhân công đã tăng lên tới 1.500 người. Làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm, việc sản xuất đạn dược diễn ra khoảng 1 năm trong nhà máy, tạo ra một phần lợi nhuận đáng kể. Số tiền này sẽ được dùng trong các khoản đầu tư cho tương lai.
Mặc cho mức thuế nhập khẩu đã được gia tăng tới 2 lần vào giữa 1897 và 1906, thị phần đồng hồ bỏ túi mà các nhà chế tạo nội địa nắm giữ vẫn bị tụt xuống chỉ còn 10 %.trong một thời gian dài, seikosha gần như không thu được đồng lãi nào từ mảng kinh doanh này. Tới 1906, các máy móc được mua từ trước đó vài năm đã trở nên cũ kĩ và xuống cấp, rõ ràng là ngay lúc này, seikosha cần phải làm gì đó để có thể canh tranh hiệu quả với các nhà chế tạo bên kia đại dương. Chính vì lí do đó, ông chủ của seikosha, kintaro đã quyết định lần thứ 2 công du ra nước ngoài tới châu âu và hoa kì vào năm 1906. Lần này, ông mang theo hai đồng nghiệp là : hideyuki yoshimura từ bộ phận bán hàng, và tsuruhiko yoshikawa, kĩ sư trưởng của seikosha.
Năm 1929, kintaro mô tả chuyến đi này như một sự quan sát và bổ sung, ” hi vọng duy nhất của chúng tôi khi tới xem xét các sản phẩm châu âu và mĩ, đó là thúc đẩy hiệu quả nhà máy thông qua việc sản xuất hàng loạt, giảm bớt chi phí nhưng vẫn duy trì được chất lượng cao . Tôi đã lên kế hoạch mở rộng nhà máy và trang bị cho nó nhiều loại máy móc, công cụ chính xác tự động đời mới nhất , chúng tôi cũng lên kế hoạch để trẻ hoá quy trình sản xuất với các máy sản xuất khác nhau được thiết kế riêng bởi seikosha, bằng cách này, chúng tôi sẽ tăng hiệu quả sản xuất, hạ bớt giá thành và tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, và cuối cùng là đạt được kết quả mà chúng tôi mong muốn “.
Một số lượng đáng kể máy móc đời mới nhất đã được nhập về, và ông yoshikawa ( kĩ sư trưởng) đã tiếp nạp được nhiều ý tưởng từ nước mĩ về hệ thống sản xuất tự động trong nhà. Một báo cáo cho biết ” yoshikawa là một người đàn ông tuyệt vời : nếu có cái máy mới được nhập về, ông sẽ dùng nó là tiêu bản để chế tạo ra những cái khác ( sao chép) . Ông cũng làm nhiều máy móc và sản xuất các thiết bị dành cho đồng hồ báo thức “.
Công việc sản xuất đồng hồ báo thức của seikosha sau chiến tranh nga nhật đã có những bước tiến đáng chú ý. Năm 1906, công ti sản xuất ra 70.000 đồng hồ báo thức. Tới năm 1907, con số này đã tăng lên tới 120.000 và ngay năm sau là 170.000. Cũng trong thời gian đó, việc nhập khẩu các dòng đồng hồ báo thức có mạ niken đến từ đức đã giảm sút, điều này cho thấy seiko đã có được sự cạnh tranh rất tốt ( với các sản phẩm nước ngoài)
Tới năm 1908, sản lượng đồng hồ báo thức của seikosha đã vượt xa sản lượng đồng hồ treo tường, với sản lượng ổn định khoảng 100.000 đơn vị mỗi một năm. Nhưng do đơn giá của đồng hồ báo thức thấp hơn so với đồng hồ treo tường, nên trong thời kì minh trị tổng giá trị sản xuất của đồng hồ báo thức không vượt qua được đồng hồ treo tường. Việc tăng trưởng doanh số của đồng hồ báo thức được hỗ trợ bởi chính sách tăng thuế nhập khẩu áp vào dòng này vào năm 1906 cho các sản phẩm nhập ngoại, từ 25% lên đến 50% , việc tăng thuế nằm trong cải cách rộng rãi về thuế quan, chính điều này đã làm gia tăng sự thống trị của seikosha trên thị trường nhật bản.
Sản lượng sản xuất đồng hồ báo thức lớn hơn nhiều so với đồng hồ treo tường, và công nghệ sản xuất hàng loạt có lẽ đã đóng vai trò quan trọng trong những cải tiến tiếp theo của công ti áp dụng cho kĩ thuật sản xuất đồng hồ bỏ túi. Cắt bộ phận pinion là đơn cử cho sự khó khăn trong khâu tự động hoá, nhưng vào 1909 một máy cắt pinion tự động đã được phát triển thành công dành cho đồng hồ bỏ túi, tác giả của nó vẫn là yoshikawa. Một số sửa đổi bổ sung, và cuối cùng, nó được báo cáo lại là một nhân viên có thể xử lí công việc chế tạo bánh răng mà trước đây phải cần tới 25 người.
Từ năm 1907 đến năm 1912 đã có thêm nhiều động cơ được lắp đặt với các hệ thống điện khác nhau. Như động cơ dầu hơi và động cơ xăng đã được sử dụng kết hợp với nhau từ 1907. Cuối cùng mọi thứ chuyển sang dùng điện vào năm 1914 và động cơ hơi nước bị loại bỏ.

TÂN HOÀNG ĐẾ

Năm 1912, thiên hoàng đại chính ( taisho) chính thức lên cầm quyền, mở ra một thời đại mới ở nhật bản, lúc này seikosha phải đối mặt với thách thức đến từ các công ti nhật bản mới nổi khác cũng đang lao vào sản xuất đồng hồ và đồng hồ bỏ túi. Và seikosha đã đi đến quyết định đó là sản xuất chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên tại nhật bản.
Đông lực đổi mới vẫn tiếp tục ám ảnh kintaro, khi ông cân nhắc làm thế nào để hoàn thành giấc mộng chế tạo đồng hồ đeo tay cho riêng mình. Ông nhanh chóng nhận ra rằng, điều này chỉ có thể thực hiện được nếu ông có thể sản xuất tất cả các bộ phận của loại sản phẩm này bằng cách tư lực hoàn toàn ( in house) , và đây cũng là cách để có thể đứng vững trước các đối thủ cạnh tranh đang phát triển. Năm 1910, seiko đã thành công trong việc tạo dây tóc cân bằng, và đến năm 1913 , họ đã thành công trong việc chế tạo ra mặt số tráng men đầu tiên của mình. Kintaro đã đặt tầm nhìn của công ti về việc phát triển đồng hồ đeo tay đầu tiên cho nước nhật, và chỉ một năm sau khi thiên hoàng đại chính lên ngôi, sự nhiệt huyết của ông đã được đền đáp, với chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên được tung ra thị trường với cái tên laurel.
Đây có thể là sản phẩm đầu tiên của seikosha có chứa trong mình các linh kiện được sản xuất hoàn toàn theo phương thức in house. Nếu đúng là vậy, thì ta không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của thành tựu này, vì nó đánh dấu sự khởi đầu của chính sách nhằm đưa seiko trở thành nhà sản xuất đồng hồ hàng đầu thế giới ở phần nửa của thế kỉ sau.
Việc sản xuất đồng hồ đeo tay đã đem tới những khó khăn về kĩ thuật lớn hơn nhiều so với những gì gặp phải trong quá trình sản xuất các loại đồng hồ khác. Các bộ phận bị thu nhỏ hơn, khó sản xuất hơn với cơ chế phức tạp hơn. Tất cả các bộ phận phải được thiết kế với độ chính xác cao hơn nhiều so với loại đồng hồ khác, nhiều công cụ chuyên dụng được yêu cầu phải làm ra để có thể chế tạo ra những bộ phận nhỏ hơn so với trước đó, những loại máy này nhỏ hơn nhiều so với các máy móc hiện tại dùng để sản xuất các bộ phân của đồng hồ. Vào thời điểm đó đây là một vấn đề hóc búa đối với các nhà máy chế tạo nhật bản, để có thể cung cấp những trang thiết bị dành cho việc sản xuất chuyên biệt này. Việc này dẫn đến trong một thời gian dài, công ti chỉ có thể sản xuất từ 30-50 sản phẩm mỗi ngày.
Thế chiến thứ nhất đã tạo ra những thách thức và cơ hội thú vị cho các công ti nhật bản, nguồn cung nhập khẩu từ anh quốc và đức bị cắt đứt và các vật liệu cơ bản trở nên khan hiếm. Giai đoạn ngắn này đã tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho các công ti nhật bản, để họ thể tự sản xuất những thành phẩm không mua được từ nước ngoài. Ngành công nghiệp đồng hồ nhật bản đã phải chịu một thời kì suy thoái kinh tế vào năm 1912 và công việc sản xuất của seikosha đã bị suy giảm. Khi thế chiến nổ ra vào năm 1914, giá kim loại tăng mạnh dẫn đến việc nhập khẩu thép từ anh quốc và thuỵ điển, với mục đích sản xuất lò xo đã bị ngừng hoạt động. Ngành công nghiệp đồng hồ tại nagoya bị tắc nghẽn do thiếu hụt dây tóc và chỉ được giải cứu bởi việc chuyển sang sản xuất đạn dược cho quân đội nhật bản tham chiến ở phe đồng minh và cho quân đội nga.

‎HỢP NHẤT CÔNG TI

Trái ngược với ngành công nghiệp đồng hồ ở nagoya, seikosha đã hợp nhất với k hattori – bộ phận có chức năng kinh doanh dưới một cấu trúc quản lí duy nhất. K hattori đã mua một lượng lớn dây tóc thuỵ điển và pinion của mĩ từ trước khi thế chiến bùng nổ, cho nên seikosha không hề cảm thấy phiền khi nguồn cung thép nhập khẩu bị cạn kiệt. Các công ti ở vùng nagoya đã không chuẩn bị cho điều này và họ cũng không có mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp nhật bản đơn cử như seiko. Các nhà chế tạo đồng hồ ở đức không thể đáp ứng được nhu cầu từ anh và pháp, và do vậy seiko đã nhận được đơn hàng lớn từ cả 2 quốc gia này, trong khi vẫn duy trì tình trạng kinh doanh rất tốt tại thị trường nội địa.
Đến giữa năm 1915, công ti đã nhận được đơn đặt hàng từ cả anh và pháp cho hơn 800.000 đồng hồ báo thức, đồng hồ của seikosha được xuất khẩu không chỉ đến châu âu, mà còn đến đông nam á, ấn độ, nam phi, nam mĩ và úc. Khi số lượng các đơn vị sản xuất bắt đầu tiếp cận mức sản xuất hàng loạt đầu tiên, vấn đề lớn nhất trên dây chuyền sản xuất là không thể sản xuất các thành phần có độ chính xác có thể thay thế cho nhau, đây là kết quả từ việc thiếu thốn công cụ và các công cụ thiếu đi tính chính xác. Viêc sản xuất từ các loại máy móc khác nhau đã phải được kết hợp rất cẩn thận để mang lại cho nhau các thành phần tương thích nhất có thể, trong thời gian này lại xuất hiên vấn đề mới, trong đó có sự không phù hợp khi kết nối các bộ phận trong khâu lắp ráp sau cùng , nó dẫn đến các bộ phận bị lỗi ở mức độ cao. Do các bộ phận không thực sự đồng đều, chất lượng cuối cùng của cỗ máy phụ thuộc vào sự điều chỉnh của các công nhân lành nghề, một quá trình rất lãng phí và tốn thời gian. Một số bộ phận đã không thể sử dụng được và phải loại bỏ.
Seiko đã phải áp dụng các kĩ thuật sản xuất hàng loạt mà ford đã đi tiên phong với model T năm 1909, và thậm chí sớm hơn bởi eastman để sản xuất máy ảnh. Sản xuất hàng loạt đã trở thành chìa khoá thành công trong tương lai của công ti với cái tên cuối cùng là seiko : sử dụng máy móc để tạo ra các bộ phận một cách nhanh chóng là một bước đi quan trọng đầu tiên hướng tới việc này.
Nhờ sự tăng trưởng doanh số một cách nhanh chóng từ các cửa hàng bán đồng hồ, công ti giờ đây đã vượt xa cơ cấu vốn có của nó, vào tháng 11 năm 1917, công ti tư nhân K hattori, được kintaro hattori quản lí riêng từ 1881 đã trở thành công ti K hattori & co với số vốn thanh toán 10 triệu yên. Seikosha là một phần của công ti mới này và được gọi là nhà máy K hattori & co seikosha. Trong cùng thời gian này, bộ phân xuất khẩu của cửa hàng đồng hồ hattori tách ra và thành lập với tên công ti thương mại hattori – hattori trading company.
Kintaro hattori luôn kết nối với gia đình mình trong công việc kinh doanh, đặc biệt là với mẹ của mình bà haruko. Haruko đóng một vai trò quan trọng trong những năm tháng xây dựng đầu tiên, bà sống trong khu nhà xưởng của công ti và được miêu tả là chủ nhân thực sự của nhà máy seikosha, bà là một người phụ nữ mạnh mã, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhân viên và có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của công ti.

5/5 - (1 bình chọn)

0 BÌNH LUẬN