Trang chủ Kiến Thức Lược sử nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ – Phần...

[Lịch Sử] Lược sử nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ – Phần 4

0
127

LƯỢC SỬ NỀN CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ THỤY SĨ (PHẦN 4)

Sự trỗi dậy của đồng hồ đeo tay

 
 
Khi thế kỷ XIX kết thúc, Thụy Sĩ đã trở thành một trong những nền công nghiệp sản xuất đồng hồ quan trọng nhất thể giới nhưng Vẫn chưa đứng đầu. Làn sóng thay đổi đã đến trong hai thập niên đầu tiên của thế kỷ mới. Không chỉ nhờ nhu cầu khổng lồ phát sinh trong Thế chiến 1, mà còn bởi các nhà chế tạo Thụy Sĩ đã xúc tiến và dồn hết khả năng sáng tạo ra một loại sản phẩm mới – đồng hồ đeo tay – và phân phối chúng với số lượng lớn,các doanh nghiệp Thụy Sĩ sau cùng đã trở thành thể lực thống trị thế giới trong ngành chế tạo đồng hồ. Không gì minh chứng cho xu thể sản xuất đại trà các thương hiệu đồng hồ đeo tay chất lượng cao tốt hơn câu chuyện về chiếc đồng hồ nổi tiếng bậc nhất Thụy Sĩ – Rolex. Doanh thu thường niên của Rolex hiện hay đã vượt 5 tỉ đô-la, và Interbrand, một hãng tư vấn thương hiệu, gần đây đã đánh giá nhãn hiệu này đứng thứ tư trong số các thương hiệu đồng hồ cao cấp danh tiếng nhất thế giới, Thế nhưng, chính người đàn ông đã sáng lập và điều hành doanh nghiệp và sau đã trở thành một trong các hàng đồng hồ giá trị nhất Thụy Sĩ, lại không phải một người Thụy Sĩ, càng không phải là thợ làm đồng hồ.
Năm 1905, một doanh nhân người Đức và một nhà đầu tư Anh Quốc đã sáng lập nên Wilsdorf & Davis, một hãng kinh doanh đồng hồ tại London. Hans Wilsdorf là người rất nhạy bén với thời trang, và ông nhận ra kiểu áo gi-lê dành cho nam giới đã lỗi thời. Từ đó, ông cũng dự đoán kỷ nguyên của đồng hồ bỏ túi sẽ sớm chấm dứt.
Phát minh Rolex
Điều này đồng nghĩa Wilsdorf & Davis phải tìm kiếm những chiếc đồng hồ cỡ nhỏ có thể đeo trên cổ tay .Họ đã chọn nhà cung ứng Hermann Aegler, người thừa kế một doanh nghiệp đồng hồ chuyên tập trung phát triển đồng hồ cỡ nhỏ trong suốt 25 năm. Tại Aegler, Wilsdorf đã tìm thấy một đơn vị cung cấp các sản phẩm có đường kính chỉ 25 milimét – nhỏ hơn 10 milimét so với mặt đồng hồ bỏ túi thông dụng. Nhưng Wilsdorf cũng mạo hiểm không ít khi cố gắng duy trì nguồn cung từ Aegler thông qua một hợp đồng cung cấp 500 nghìn đô-la có giá trị gấp 5 lần công ty của Wilsdorf. Đó cũng là lúc Wilsdorf quyết định đặt tên cho sản phẩm mới “Rolex”và chính thức đăng ký vào năm 1908. Đây cũng là một nước Cờ mạo hiểm không kém : cho đến thời điểm đó, các hãng đồng hồ hàng đầu chỉ sử dụng tên họ của người sáng lập làm tên thương hiệu. Ban đầu, Aegler vẫn tiếp tục cung cấp nguồn hàng đến nhiều hàng Sản xuất, như Gruen tại Hoa Kỳ. Để trói buộc Aegler hơn nữa với Rolex, các thỏa thuận chia sẻ cổ phần đã được ký kết giữa Wilsdorf` & Davis và Aegler, và các doanh nhân London nghiễm nhiên trở thành nhà phân phối độc quyền của Aegler tại các thị trường thuộc Vương quốc Anh.
Biến ước mơ thành hiện thực
Đế hiện thực hóa giấc mơ thay thế đống hồ bỏ túi bằng động hô đeo tay, Wilsdorf vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết. Chiếc đồng hồ trên cổ tay phải thích nghi với nhiều chuyển động và hứng Chịu nhiều lực chấn động hơn chiếc đồng hồ để trong túi áo gi-lê (Thậm chí ngay đến những chiếc đồng hồ đeo tay được kiểm định Về mức chuyển động trung bình tại Breguet cũng sai lệch đến hai giờ mỗii ngày, do chịu nhiều tác động và xoay chuyển trên mọi góc độ.) Thiết kế máy trở nên nhỏ hơn, do đó độ chính xác cũng sụt giảm. Cuối cùng, một chiếc đồng hồ trên cổ tay sẽ chịu nhiều tác động hơn từ môi trường, như gió bụi và nước, so với một sản phẩm tương tự được sưởi ấm trong túi áo gi-lê. Chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên -được hoàng hậu xứ Naples chứng nhận sáng chế năm 1810 , đã tốn của Breguet gần hai năm để hoàn thành. Wilsdorf không phải một thợ làm đồng hồ -ông là một doanh nhân nhưng với kỳ vọng rõ ràng, mạng lưới quan hệ với đúng đối tượng, ý chí sắt đá và trực giác nhạy bén với thị trường, ông đã làm nên lịch sử của một sản phẩm vốn vẫn được xem là thương hiệu đỉnh cao đến tận ngày nay.
Năm 1910, Wilsdorf đã đủ tự tin để đem chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên đến kiểm định tại Bureaux Officiels Communaux pour I’Observation des Montres (Văn phòng Cục Thẩm định Đồng hồ) tại Geneva. Các chuyên gia nệ cổ đã vô cùng ngỡ ngàng, vì cho đến thời điểm đó, hội đồng chỉ mới thẩm định các loại đồng hồ bỏ túi và đồng hồ bấm giờ đi biển. Mặc dù vậy, sau hai tuần kiểm định, chiếc đồng hồ nhỏ cũng nhận được Chứng nhận Đồng hồ bấm giờ. Rolex tiếp tục giành được chứng nhận tương tự tại Phòng Thí nghiệm Vật lý Quốc gia Vương quốc Anh tại London vào năm 1914, sau 45 ngày đánh giá. Tuy nhiên, bước đột phá lớn nhất đối với đồng hồ đeo tay không phải là phát minh mang tính công nghệ, mà là sự thay đối nhu cầu thị trường do ảnh hưởng của chiến tranh.
Thoát chết nhờ đồng hồ
Thế Chiến I (1914 1918) đã chứng kiến sự xuất hiện lần đầu tiên của xe tăng và máy bay chiến đấu. Các khẩu trọng pháo được chế tạo ngày càng lớn và chính xác, và các khẩu súng máy cũng dân trở nên phổ biến. Trên mặt trận, chiếc đồng hồ đeo tay cũng trở thành vật bất ly thân của các binh sĩ. Tuy các loại đồng hồ cỡ nhỏ đã được sản xuất đại trà từ năm 1850, nhưng hầu như chỉ có các y tá bệnh viên thường xuyên sử dụng chúng nhằm kiểm tra mạch đập của bệnh nhân, và được xem là vật dụng dành cho “phái đẹp” trên thị trường. Nhưng bất ngờ thay, binh sĩ trong các chiến hào và các phi công chiến đấu lại có cách nghĩ khác. Nguyên nhân chính là: đồng hồ đeo tay có thể cứu tính mạng của họ. Cùng với radio, một phát minh khác, đồng hồ đeo tay được xem là thiết bị tối quan trọng nhằm điều động quân đội trên khoảng cách xa. Bên cạnh đó, nguy cơ kẻ thù xâm nhập cũng được tính toán bằng cách quan sát chiếc kim giây di chuyển từ thời điểm ảnh sáng phát ra từ họng pháo đến khi có tiếng nổ. Khi chiến tranh kết thúc, chiếc đồng hồ đeo tay đã trở thành biểu tượng của bản lĩnh đàn ông, và sản phẩm này lại được thiết kể ngày càng mạnh mẽ hơn qua nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, chủ trương bảo vệ nền công nghiệp nội địa đã xuất hiện cùng với chiến tranh, và làm biến đổi hoàn toàn tình trạng xuất khẩu đồng hồ thụy Sĩ. Mức thuế nhập khẩu tăng cao đối với đồng hồ Thụy Sĩ áp dụng tại Anh Quốc đã buộc Wilsdorf chuyển giao hệ thông xuất khẩu cho cơ sở sản xuất của Aegler tại Biel, Thụy Sĩ vào năm 1915, và tập trung vào các thị trường trên lục địa châu Âu. Sau chiến tranh, ông đóng của văn phòng tại London và chuyển công ty đến Geneva, nơi ông đánh giá là địa điểm thích hợp để phát triển các loại đồng hồ kiểu cách và tinh xảo. Việc chia tách hoạt động kinh doanh thành hai cơ sở độc lập trên vẫn tiếp tục trong suốt thời gian dài mãi đến năm 2004, khi Rolex Geneva mua lại Rolex Biel. thậm Chỉ đến ngày nay, hoạt động sản xuất vẫn diễn ra tại Biel, trong khi Công đoạn thiết kế mẫu mã và lắp đặt linh kiện vẫn thuộc về Geneva.
Thời khắc đỉnh cao của đồng hồ đeo tay
Nhờ giành được Chứng nhận Đồng hồ bấm giờ, Rolex đã Chứng tỏ rằng đồng hồ đeo tay cũng vận hành chính xác như đồng hồ bò túi. Tuy nhiên, Wilsdorf còn muốn tiến xa hơn. Các kỹ sư của ông đã thiết kế thành công một lớp vỏ bảo vệ hoàn toàn chống bụi và chống nước Thiết kế này được cấp bằng sáng chế năm 1926, với tên gọi “Con Hàu (“Oyster”). Mọi người vẫn truyền nhau rằng Wilsdorf đã nảy ra tên gọi này sau khi đặt hàng một thùng hàu sống, nhưng không thể tách vỏ chúng ra. Người khác lại cho rằng đó là kết quả từ việc chiếc Rolex rất khó khép chặt lớp vỏ ngoài gần nút lên dây: trông rất giống một con hàu đang ngậm viên ngọc. Nhưng dù tên gọi đó bắt nguồn từ đâu, thì đó cũng là một lựa chọn xuất sắc, vì đã kết hợp được sự vững chắc trong hình tượng một vật phẩm có giá trị to lớn. Ông đã quảng bá nó với mô hình một chiếc cửa sổ trông ra một thủy cung lớn, nơi người xem có thể quan sát những chiếc kim chuyển động với đàn cá bơị xung quanh. Năm 1927, khi ông hay tin một người thợ đánh máy mất việc tên Mercesdes Gleitze dự định trở thành người phụ nữ đầu tiên bơi qua kênh đào Anh, ông đã tặng cô một chiếc Rolex Oyster. Khi Gleize cập bến Dover sau 15 giờ bơi, đồng hồ của cô vẫn chỉ giờ chính xác. Đó là một thắng lợi hoàn mỹ đối với Wilsdorf. Ông đã mua toàn bộ trang nhất của tờ Daily Mail London để ca ngợi chiến công hiển hách của Gleitze, và tất nhiên cả chiếc đồng hồ của cô nữa.
Mặc dù vậy, Wilsdorf vẫn chưa thỏa mãn. Ông lo những chiếc đồng hồ rồi sẽ bị trầy xước, đồng nghĩa chúng có thể thấm bụi và nước dễ dàng. Trong khi đồng hồ bỏ túi có chức năng lên dây tự động, thì đồng hồ đeo tay lại không đáng tin cậy và chắc chắn đến thế. Khi đó, Aegler tại Biel đã đưa ra giải pháp. Emile Borer, một nhà thiết kế, đã lắp động cơ với một bánh đà lệch tâm, nhằm truyền năng lượng từ chuyển động của đồng hồ trên cổ tay đến bộ phận lên dây. Động cơ này được cấp bằng vào năm 1933, và được gọi tên là “Vĩnh cửu” (“Perpetual”) , do về lý thuyết, chiếc đồng hồ có thể hoạt động liên tục không ngừng – với điều kiện người đeo không được tháo nó ra.
Đó là một phần chiến lược của Wilsdorfnhằm gắn liền nhãn hiệu Rolex với những mỹ từ then chốt: “chính xác, chống nước, tự động” nhắm khẳng định Rolex là lựa chọn của dân chuyên nghiệp, dù chúng là đồng hồ bấm giờ dành cho phi công chiến đấu và các tay đua, hay đồng hồ hoạt động 24/7 dành cho nhân viên hàng không. Năm 1960, công ty đã bố trí để đồng hồ của họ được gắn trên thân chiếc tàu ngầm Trieste, do Jacques Piccard, một nhà khoa học thụy Sĩ, điều khiến để lặn xuống độ sâu kỷ lục hơn 10 nghìn mét ( 33 nghìn feet) tại Vực Marianas. Chiếc đồng hồ đã sống sót qua áp lực nước khủng khiếp nơi đây.
Thực tế, tên gọi “Con Hàu” có thể dùng để mô tả toàn bộ công ty Rolex, vì họ là doanh nghiệp kín tiếng nhất trong ngành. Điều này đặc biệt đúng với nhà máy của họ tại Biel, nơi chế tạo các chi tiết máy của mỗi chiếc Rolex. Không có gì bất ngờ khi Rolex chưa bao giờ sản xuất một chiếc đồng hồ trong suốt.
hết phần 4

Để lại ý kiến của bạn cho người sau nhé!

0 BÌNH LUẬN