LƯỢC SỬ NỀN CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ THỤY SĨ (PHẦN 6)
NGƯỜI ĐẾN TỪ LI BĂNG
Hayek là một tượng đài trong ngành chế tạo đồng hồ tại Thụy Sĩ. Vị doanh nhân người Li-băng đã nhanh chóng giành được sự ngưỡng mộ từ các ngân hàng và nhà sản xuất đồng hồ, vì ông đã đặt lên bàn đàm phán không chỉ các ý tưởng, mà còn chính đồng vốn của ông. Ông cũng nắm trong tay các nhà đầu tư luôn tin tưởng vào phán quyết của ông, rằng dự án nhất định sẽ tồn tại. Thực tế; trong suốt một thập kỷ, các ngân hàng đã để mặc các báo cáo thua lỗ tấn công dồn dập, và tuyệt vọng đến mức với ngay lấy chiếc phao ân huệ từ Hayek.
Tình thế ở SSIH đã phản ảnh chính xác cuộc khủng hoảng. Mùa xuân năm 1981 , các chủ nợ – bao gồm 30 ngân hàng và 20 quốc gia khác – đã nhanh chóng bị thuyết phục rằng họ cần phải đồng lòng từ bỏ phần lớn số nợ, và biến số tài sản sở hữu còn lại thành một nguồn vốn cổ phần mới. Bất chấp những ý kiến phản đối quyết liệt, cuộc hỌp cổ đông đầy sóng gió vào tháng Sáu đã biểu quyết thông qua đề xuất tái cơ cấu một phần cũng vì lựa chọn còn lại sẽ khiến SSIH và ngọn cờ đầu Omega của họ lao thẳng xuống vực. Kết quả, toàn bộ ban giám đốc cấp cao đều được thay mới.
Tất nhiên, một cuộc khủng hoảng tương tự cũng nhấn chìm một ông lớn có phần khác – ASUAG. Mùa thu năm 1981, chủ tịch hội đồng quản trị, Pierre Renggli, đã buộc phải chấp nhận kế hoạch tái cơ cấu. Thế nhưng, khoản vay của liên minh này nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt vẫn không thể vãn hồi được tình hình, và buộc Hayek Engineering phải ra mặt một lần nữa. Trong suốt năm 1982, các giám đốc từ 6 ngân hàng tín dụng trọng yếu thuộc ASUAG và SSIH đã gặp gỡ nhau liên tục nhằm kiểm soát các vấn để nợ nần, cung cấp nguồn tiền mặt thiết yếu và đề ra các biện pháp hòng cứu vãn những khối tài sản có tính chất sống còn đối với sự tồn tại của họ. Bất chấp trước kia từng là đối thủ, Walter Frehner từ Tập đoàn Ngân hàng Thụy Sĩ (SBC) và Peter Gross từ Ngân hàng Liên hiệp Thụy Sĩ ( USB) đã phối hợp thành một đội ngũ ăn ý, và đặt mục tiêu giải quyết nhanh chóng các vấn để tồn đọng phức tạp. Khi mọi chuyện dần sáng tỏ rằng các ngân hàng có thể sớm trở thành cổ đông chính của hai tập đoàn đồng hồ, Frehner và Gross đã tổ chức một cuộc họp “kín” tại Interlacken trong hai ngày 15 – 16 tháng Một năm 1983 với Hayek; ba chuyên gia đồng hồ hàng đầu cùng một số trợ lý đã thảo luận về một số lựa chọn chiến lược then chốt. Trong khi Hayek đã chuẩn bị sẵn một “kế hoạch đỉnh cao trong ngành”, thì các đại diện của SBC và UBS lại trình bày về ba phương án nhằm sáp nhập ASUAG với SSIH cùng một số điều kiện pháp lý cần thiết. Kết quả cuộc hợp đã rõ: hai tập đoàn phải được sáp nhập và tái cơ cấu về tài chính. Đó cũng chính là khởi đầu của công cuộc tái thiết lớn nhất trong ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ.
Ngành chế tạo đồng hồ tại Thụy Sĩ là mô hình thu nhỏ của Đế chế La Mã. SSIH và ASUAG đã vươn cánh tay đến các địa phương tập trung người Pháp và Đức trên đất Thụy Sĩ, nơi mỗi công dân đều cực kỳ trung thành với ngôn ngữ, tôn giáo và truyền thông của họ. Các công ty tại đây được phân thành hai mảng sản xuất và thương hiệu rõ ràng, và tuân theo các cấu trúc luật lệ và tổ chức khác nhau, trên cơ sở hợp nhất các doanh nghiệp gia-đình-trị như Rado, Omega và Longines qua nhiều thế hệ. Các giám đốc cấp cao, như Renggli và Gross, thường xuất thân từ các thứ hạng cao nhất trong lực lượng dân quân ưu tú của Thụy Sĩ, trong khi các quản lý điều hành tại nhà máy cũng bắt đầu với ngành buôn bán đồng hồ hoặc nổi lên từ cộng đồng tại địa phương. Đó không phải là sự kết hợp của lòng tin, tình thân ái và tinh thần đoàn kết. Ngược lại, đó là một chế độ cai trị thật sự với những âm mưu che giấu phía sau, trong khi người bệnh bị bỏ mặc đến chết.
Quay lại với câu chuyện, Hayek buộc phải đề ra một chiến lược tầm cỡ mang lại cơ hội thành công, thế nhưng ông và những người còn lại (các ngân hàng) đang phải chịu cảnh thua lổ. Nghiên cứu của Hayek cho thấy một thương vụ sáp nhập và tái cơ cấu triệt để sẽ giúp xây dựng nên một chính sách tiết kiệm bền vững, nhưng sẽ không đảm bảo phục hồi khả năng của một ngành kinh doanh đang mất dần thị trường và khách hàng. Do đó, họ sẽ khó lòng thuyết phục các ngân hàng bị tổn thương chấp nhận huy động nguồn vốn mới_ Ngay tại SBC, nơi đề xướng kế hoạch giải cứu, ban điều hành vẫn đang dùng dằng chưa quyết. Frehner, một quan chức của ngân hàng đại diện cho lĩnh vực đồng hồ, sau cùng đã phải ra mặt cầu cứu. Ông van nài cả hội đồng: “Nếu các vị tin rằng ngành công nghiệp này, nơi quy tụ mọi tố chất đặc trưng của đất nước và con người Thụy Sĩ – bao gồm sự chính xác, lòng tin và giá trị không thể chống lại làn sóng cạnh tranh từ Nhật Bản, chúng tôi sẽ lập tức từ bỏ mọi dây chuyền sản xuất, các đầu máy động cơ và mọi sản phẩm y dược.”
Đó là một nước cờ táo bạo. Nếu thất bại, Frehner sẽ mất việc và gánh chịu nói hổ thẹn vì đã không thể giải cứu ngành công nghiệp đáng tự hào nhất của Thụy Sĩ. Thực tế, thành quả của ông chắc chắn phải được công nhận, vì ông đã can đảm nhận trọng trách CEO của SBC, khởi xướng một kế hoạch phát triển phi thường và thuyết phục được UBS đồng ý sáp nhập. Nhưng đó là câu chuyện của một chương khác. Đồng thời, lòng can đảm của Frehner cũng không được vận may tiếp sức như Hayek và các đối tác đầu tư của ông một sự thật vẫn đang trong vòng nghi vấn. “Tôi không mạo hiểm với tiền bạc vì tôi không có một xu dính túi, nhưng việc giải cứu ASUAG và SSIH đã tiêu tốn thời gian rảnh của tôi cùng 30% thời gian dành cho công việc trong suốt một năm qua. Tôi đã mạo hiểm chính công việc của mình vì hàng nghìn nhân viên và nhân công trong ngành này, vốn là biểu tượng cho tinh thần của người Thụy Sĩ,” ông chia sẻ.
Cuối cùng, hơn 100 ngân hàng cùng các chủ nợ khác đã bị thuyết phục chung tay vì sự nghiệp giải cứu ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ. Các ngân hàng đã huy động được khoảng 860 triệu franc Thụy Sĩ, sau khi trừ đi mọi khoản nợ, có phiếu mới, các khoản vay phát sinh và các dòng chảy tín dụng mới. Tuy nhiên, việc tái thiết một ngành công nghiệp đòi hỏi rất nhiều thời gian. Mãi đến cuối năm 1983, để xuất sáp nhập mới chính thức mới được thông qua, với Ernst là tân tổng giám đốc của ASUAG-SSIH. Tất cả các công ty con khi đó đều chịu tổn thất, và Hayek đã ký kết một thỏa thuận với các ngân hàng, với phương án mua lại 51% cổ phần của tập đoàn mới dưới tên SMH (Société de Microélectrom’que et d’Horlogerie) vào năm 1985.
Đây cũng chính là thời điểm Hayek gieo hạt mầm đầu tiên cho vận mệnh phi thường của ông. Ông đã đàm phán với SBC và UBS, hai ngân hàng hàng đầu đại diện cho liên minh tín dụng về việc mua lại vốn cổ phần của họ. Sau đó, ông đã tiếp xúc với Stephan Schmidheiny, người từng công tác với ông dưới vai trò cố vấn sáng tạo trên các lĩnh vực khác trong đế chế công nghiệp của ông. Schmidheiny là con trai của một trong những nhà tài phiệt công nghiệp lừng lẫy nhất Thụy Sĩ, MaxSchmidheiny, đồng thời cũng là người thừa kế khoản đầu tư khổng lồ vào các công ty như Holcim, Eternit, Brown Boveri (hiện là ABB) và UBS. Ông cũng nổi tiếng là người có lối tư duy riêng, nhưng vẫn tôn trong sâu sắc thành tựu của người Thụy Sĩ một sự kết hợp hiếm có. Schmidheiny có dáng dấp một kiến trúc sư tài năng hơn một nhà quản lý kiểu mẫu, vì sẳn sàng cho phép người khác vẩy bẩn ngón tay của họ và bước ra ánh đèn sân khấu. Chính điều này đã khiến Hayek người luôn khao khát đứng dưới ánh đèn kết hợp với Schmidheiny thành một bộ đôi kỳ lạ, nhưng chắc chắn.
Schmidheiny là người đầu tiên phản đối quyết liệt việc đầu tư ô ạt vào ngành đồng hồ Thụy Sĩ ; vì trên cương vị một thành viên hội đồng quản trị UBS, tất cả những gì ông nhận thấy là vô số những khoản xóa bỏ không ngừng chất chồng tại các ngân hàng từ thập kỷ trước. Tuy nhiên, ông tin ở Hayek, và cảm thấy bản thân có trách nhiệm góp sức trong sự nghiệp giải cứu một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của Thụy Sĩ. Ông đã đồng ý đóng góp vào khoản đầu tư 20 triệu franc Thụy Sĩ của Hayek và giúp Hayek thành lập một liên mình nhằm huy động thêm 120 triệu franc. Tuy nhiên, tìm kiếm những nhà đầu tư chấp nhận một ngành công nghiệp đang hấp hối, chấp nhận một tập đoàn đang thất thoát hàng đốing tiền và nằm dưới quyền lãnh đạo của một tay người Li-băng không có chút kinh nghiệm nào trong ngành đồng hồ, quả thực là một nhiệm vụ nan giải, ngay cả đối với một người như Schmidheiny. Song, họ đã tìm thấy một số người tin tường, bao gồm Franz Wassmer một doanh nghiệp xi-măng; tuy nhiên, chừng ấy vẫn chưa đủ thỏa mãn các ngân hàng, nên cả Hayek và Schmidheiny đều đồng ý tăng khoản đầu tư của họ từ 20 triệu franc lên 40 triệu franc Thụy Sĩ. Trong nước cờ táo bạo nhất của mình, Hayek đã đồng ý cùng Schmidheiny nắm giữ 51% cổ phần của WAT Holding, công ty sau này đã trở thành cổ đông lớn nhất của SMH. Schmidheiny đã đồng ý chuyển giao lại quyền kiểm soát hoạt động, quyền ra quyết sách và mọi trách nhiệm khác cho Hayek. Kể từ đó, Hayek đã chi phối SMH với chỉ 13 % cổ phần thực tế và toàn quyền tạo ra phép màu của chính ông.
để có được ngày hôm nay đồng hồ omega chính hãng đã có sự phát triển vượt bậc