Trang chủ Kiến Thức Lược sử nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ – Phần...

[Lịch Sử] Lược sử nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ – Phần 7

0
122

LƯỢC SỬ NỀN CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ THỤY SĨ (Phần 7)

Những dấu hiệu hồi sinh đầu tiên

Sau khi nắm toàn quyền kiểm soát và sở hữu, Hayek đã nhắm đến quyền chi phối tại cấp hoạt động, và một “bộ đôi kỳ lạ” mới đã hình thành và tiếp tục sự nghiệp giải cứu. Năm 1985, Ernst thomke đã lãnh trách nhiệm loại bỏ Omega, nguồn gốc tổn thất lớn nhất của tập đoàn. Nhưng những gì xảy ra tiếp theo lại như một liều thần được đối với thương hiệu này, nơi tập trung vô số phân khúc đồng hồ riêng lẽ, từ bình dân nhất đến xa xỉ nhất.Thomke không chỉ cải tạo các mẫu mã đến tận gốc, mà còn cắt giảm trực tiếp ở chính sách lương thưởng, đặc biệt đối với ban quản lý cấp cao. Điều này đã làm dấy lên các cuộc biểu tình trên đường phố Biel, và thomke đã trở thành con quái vật trong mắt các nghiệp đoàn. Nhưng sau 18 tháng, Omega một lần nữa đã hồi sinh. Hayek và thomke đã khiến những kẻ chỉ trích họ phải câm lặng, và chứng minh rằng kế hoạch tái thiết đã thành công. Một phần trong thành công mạo hiểm của Hayek và Thomke đến từ động lực của riêng họ. Hayek là một tín đồ nhập cư khoa trương của Giáo hội Chính thống Hy Lạp thoát ly từ Li-băng do nạn bòn rút ở Hungary. Không lời nào có thể diễn tả sự khác biệt giữa xuất thân của ông với lý lịch của một tổng giám đốc Thụy Sĩ kiểu mẫu, một người được rèn giũa nghiêm khắc trong quân đội chính quốc. Thomke là một người Thuỵ Sĩ xa xứ ở Grenchen. Hayek phát huy khả năng tư vấn của ông tốt nhất trong các cuộc đàm phán với những triết lý mơ hồ. Trong khi đó, Thomke từng là một thợ máy học việc ở xưởng đồng hồ ETA nhà sản xuất linh kiện hàng đầu và hiểu rõ từng linh kiện đồng hồ như lòng bàn tay. Con đường sự nghiệp của ông cũng không hề đơn giản: sau khi hoàn thành khóa thực tập dành riêng cho những sinh viên có tố chất và hứng thú trong nghiệp kinh doanh, ông đã theo học ngành Vật lý và y dược tại ETH (Eidgenỏssiche Technische Hochslĩchule), Zurich và lấy được chứng chỉ bác sĩ y khoa. Cả hai người đàn ông đều không quan tâm đến cấp bậc phân quyền hay tước vị kiểu nhà binh. Thomke cũng trang bị cho mình ý thức giải quyết vấn đề, tính Ôn hòa, thiên hướng quản lý và khả năng đàm phán với các công ty lớn (một thế mạnh mà Hayek còn thiếu). Như cách Schmidheiny hoàn toàn tin tưởng Hayek, Hayek cũng trao lại sân khẩu cho Thomke. Mối quan hệ bổ sung giữa họ đã cho ra đời một ê-kíp mạnh mẽ -Hayek có tầm nhìn, Thomke có đôi tay; tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa chúng sẽ tồn tại vĩnh viễn.
VÀ ĐỘT NHIÊN , SWATCH RA ĐỜI 
Giữa thực trạng hỗn loạn của cuộc khủng hoảng, một sản phẩm mới đã ra đời, và được xem như bước đầu của công cuộc hồi sinh nền công nghiệp đồng hồ. Thứ sản phẩm khiến thế giới rung chuyển và vực dậy ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ này, có tên là Swatch. Có rất nhiều phiên bản khác nhau về màn ra mắt đầu tiên của Swatch, cũng như người trực tiếp đứng sau sự ra đời của nó. Trong số đó, giai thoại được truyền tai nhiều nhất tại Thụy Sĩ và toàn bộ giới sản xuất đồng hồ chính là: “Hayek đã phát minh ra Swatch.” Điều đó không đúng.

 

Thực chất, “thành công là đứa con của rất nhiều người”. Không có gì phải nghi ngờ rằng, Hayek chính là nhân vật đảm trách khâu cuối cùng và quan trọng nhất của toàn bộ dự án. Nhưng những gì thu thập được qua các cuộc phỏng vấn với cựu thành viên ban điều hành, các cổ đông và những người trực tiếp tham gia dự án, lại vẽ nên câu chuyện hoàn toàn khác với cuốn kỷ lục về lịch sử hình thành Tập đoàn Swatch hiện nay. Một phần của sự xuyên tạc này chính là hệ quả từ thái độ thiếu minh bạch. Quá trình phát triển của Swatch được bao phủ trong màn sương bí mật, và chỉ có hai người duy nhất ngoài ETA thật sự nắm rõ về toàn bộ dự án ~ đó là Hans Sommer và Pierre Renggli. thomke, người tiền nhiệm của Hayek tại Swatch trong bốn năm, đã phải hứng chịu vô số lời phàn nàn từ khách hàng tại Hoa Kỳ và Thụy Sĩ cuối thập niên 1970, do đồng hồ của ông quá dày và quá đắt; do đó, chúng đã nhanh chóng đánh mất thị phần vào tay những đối thủ mỏng hơn và bình dân hơn từ Nhật Bản, điển hình như Seiko và Citizen. Gerry Grinberg, CEO của Concord và là khách hàng lớn nhất của các bộ truyền động Thụy Sĩ, đã đe dọa sẽ chuyển sang sử dụng nguồn cung ứng từ Nhật Bản, nếu ông và Thomke không tìm được tiếng nói chung. Thomke đã khởi xướng một cuộc thi đua trong nội bộ, với mục tiêu giảm nhanh độ dày và giá thành đồng hồ so với sản phẩm Nhật. Đề xuất khả thi nhất đã thuộc về Maurice Grimm, người mang đến một công nghệ vay mượn từ sáng chế cũ, cho phép bộ truyền động được lắp đặt trực tiếp vào vỏ đồng hồ, đồng thời loại bỏ lớp bảo vệ không cần thiết.
LỜI CHỨNG TỪ CƠN MÊ SẢNG 
Tháng Một năm 1979 chỉ 6 tháng sau khi triển khai dự án -“Cơn Mê Sảng”, một chiếc đồng hồ điện tử hoàn toàn mới với độ dày 1,98 milimét đã xuất hiện trên thị trường dưới ba nhãn hiệu khác nhau: Concord, Eterna và Longines. Nắm giữ kỷ lục về chiếc đồng hồ mỏng nhất thế giới là nguồn động lực quan trọng thôi thúc toàn ngành giành lại vị thể dẫn đầu về công nghệ, nhưng vẫn chưa giải quyết được các vấn đề then chốt như không ngừng đánh mất thị phần `và sụt giảm doanh số tại một số dòng hàng. Chính vì thế, Renggli đã đề nghị Thomke nghiên cứu về các khả năng sản xuất đồng hồ với chi phí thấp và tỷ lệ lợi nhuận cao dựa trên công nghệ áp dụng trong dự án “Cơn Mê Sảng” dành cho nhân hàng Certina đang sa sút.
Trong cuộc họp bí mật về phát triển sản phẩm diễn ra vào tháng Ba năm 1980, Thomke và đội ngũ quản lý của ông đã thông nhất các thông số kỹ thuật cho sản phẩm mới. Đó là khởi đầu của chiếc đồng hồ Swatch. Khi dự án được tiến hành, các kỹ sư bảo thủ đã tỏ ra không tin tưởng; nhưng sau đó, hai kỹ sư trẻ tài năng, Jacques Mũller và Elmar Mock đã đứng ra đảm nhận phần khó khăn nhất. Không lâu sau thương vụ sáp nhập ASUAG, Thomke đã đề nghị một khoản Vay 3 triệu franc Thụy Sĩ dành cho chiến dịch marketing khảo sát tại thị trường Mỹ (do công ty có quá ít Vốn huy động). Ban điều hành đã cân nhắc ý tưởng khó tin về một chiếc đông hồ nhựa, như một “thử nghiệm” tầm xa. Nhưng rồi họ đã đồng ý phê chuẩn “đề xuất phi thường” này và cho thấy công ty đang làm vào tình cảnh ngặt nghèo . Năm 1982, những chiếc đồng hô Swatch đầu tiên đã mở đầu cho một dây chuyền sản xuất robot hóa hoàn toàn mới tại Grenchen. Vấn để duy nhất chính là: không một ai ít nhất là người Mỹ và người Nhật – muốn mua chúng. Cùng thời điểm đó, các khảo sát tại châu Âu lại cho kết quả khả quan hơn, nên một quyết định đã được đưa ra nhằm giới thiệu Swatch tại Đức và Thụy Sĩ vào đầu năm 1983. Thiết kế cũng được cải thiện cho phù hợp với bộ sưu tập châu Âu,và đồng hồ Swatch lập tức hút hàng đến mức cung không theo kịp cầu ; trong khi đó, tình hình doanh thu tại Mỹ và Nhật Bản vẫn rất ảm đạm,
TẤT CẢ NHỜ MARKETING 
 

 

Bước đột Phá không ngờ tại thị trường Mỹ đã xuất hiện cùng với cuộc hợp giữa Marvin Traub, người đứng đầu Bloomingdale’s – một trung tâm mua sắm tại New York và Max Imgruth , Quản lý của Swatch. Traub để xuất rằng Swatch nên được định vị như một xu hướng thời gian hay một biểu tượng về “phong cách sống”, Chứ không chỉ là một chiếc đồng hồ, đồng thời toàn bộ bộ sưu tập, bao gồm tủ trưng bày, cũng nên được thay đổi 6 tháng một lần. Cùng với quan điểm cho rằng đồng hồ nên trở thành biểu tượng xuyên suốt các thế hệ, chứ không chỉ một trào lưu nhất thời, ý tưởng này đã khiến người Thụy Sĩ không khỏi phân vân.thomke đã tiến hành theo gợi ý của Traub và gặp gỡ bạn ông, Balthasar Meier, Ông Chủ củaFogal một nhà bán lẻ danhtiếng chuyên về tất liền quần dành cho phụ nữ.

 

 

Meier đã gợi ý thomke nên cộng tác với một nhà thiết kế độc lập tài năng, Jean Robert. Robert xuất thân từ La Chaux-de-Fonds. một trong những cội nguồn của ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ. Lý do khiến Thomke đồng ý gặp gỡ Robert chính vì anh đã biến Fogal từ một nhà cung cấp quần áo lót phụ nữ thông thường thành hãng thiết kế các sản phẩm nội y phụ nữ hết sức tinh tế và gợi cảm. Những chiếc áo nịt bó sát của Fogal là tập hợp của phong cách thiết kế và những màu sắc khác thường; chúng đã tạo nên một cơn sốt thực sự, vì phụ nữ luôn sẵn sàng trả giá cao cho những bộ trang phục đầy phong cách khoác trên mình ma-nơ-canh trưng bày ngoài cửa hiệu. Cuộc gặp đầu tiên giữa thomke và Robert không mấy khả quan. thomke cho rằng Swatch chỉ cần cải thiện về màu sắc, nhưng sau cùng, Robert đã thuyết phục được ông rằng Swatch cần phải được thay đổi toàn diện từ cách thiết kể, đóng hộp và cách giới thiệu đến từng phân khúc khách hàng. Các loại đồng hồ khác nhau cũng cần được thiết kế riêng nhằm hấp dẫn các phân khúc cổ điển, thể thao, thời trang và độc đáo. Với sự ủng hộ của Imgruth và Thomke, Robert đã làm việc với mẫu thiết kế của từng mặt số, từng chiếc dây đeo, từng hộp sản phẩm và từng phương thức trưng bày trong cửa hiệu. Mối quan hệ giữa Robert và Imgruth đã đem lại thành quả to lớn; cùng nhau, họ đã tạo nên 350 mẫu thiết kế trong vòng 5 năm, và tiêu thụ hơn 100 triệu chiếc đồng hồ.

Để lại ý kiến của bạn cho người sau nhé!

0 BÌNH LUẬN