Trang chủ Kiến Thức Lược sử nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ – Phần...

[Lịch Sử] Lược sử nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ – Phần 8 (Phần cuối)

0
231

LƯỢC SỬ NỀN CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ THỤY SĨ (PHẦN 8- PHẦN CUỐI)

10 NĂM – 10 TRIỆU CHIẾC ĐỒNG HỒ 

Có thể khẳng định một điều: Swatch đã gửi một nụ hôn đến ngành công nghiệp đồng hồ thụy Sĩ đang tàn lụi nhanh chóng. Tháng 10 năm 1982, Swatch đã tiến hành khảo sát tại thị trường Texas; chỉ một năm sau, họ đã ra mắt toàn châu Âu và lập tức lan đến Bắc Mỹ. Năm 1985, 10 triệu chiếc đồng hồ đã xuất xướng, và đến năm 1988, con số này là 50 triệu. Vào thời kỳ đỉnh cao, những tín đồ của Swatch sẵn sàng xếp hàng hàng giờ liền, hoặc ngủ qua đêm vì biết trước một màu thiết kế mới sắp được lên kệ. Năm 1992, khi Swatch cán mốc 100 triệu chiếc, Hayek đã được mệnh danh là “Ngài Swatch”. Doanh số văn không ngừng gia tăng: đến năm 1996, tổng doanh số tích lũy đã đạt hơn 200 triệu chiếc. Hayek luôn xuất hiện trước công chúng với ba hoặc bốn chiếc đồng hồ Swatch trên môi cánh tay, và mở ra triết lý về tầm quan trong của yếu tố cảm xúc trong thiết kế sản phẩm tiêu dùng.Năm 1991, Swatch giới thiệu một thiết kế mới. Họ đã ra mắt một mẫu đồng hồ cơ tự lên đây mang thương hiệu Swatch, với mặt sau trong suốt cho phép người dùng quan sát rõ cách vận hành của những bánh răng đây quả thực là một ý tưởng phi thường, đến mức những nhãn hiệu cao cấp và xa xỉ hơn cũng phải sao chép lại. Trong bối cảnh những nhà sưu tầm đồng hồ trẻ bắt đầu nhận ra tình yêu của họ đối với các chi tiết cơ học, có thể khẳng định, những ngày tháng đẹp đẽ của đồng hồ cơ vẫn chưa kết thúc. Và yếu tố phi thường nhất trong sản phẩm Swatch ít nhất cũng theo quan điểm của chính công ty là công nghệ nhựa plastic phức tạp và đắt giá đến mức không đối thủ nào có thể sao chép được (đặc biệt là giới chế tạo đồng hồ Nhật Bản).
Điều đó đã đánh dấu một bước thay đổi quan trọng trên thị trường mà không ít người đã dự đoán trước giữa cuộc cách mạng thạch anh. Kỷ nguyên của đồng hồ cơ, hóa ra, vẫn chưa kết thúc. Không những thế, thập niên 1980 đã chứng kiến những ngày đầu trong quá trình hồi sinh của những chiếc đồng hồ cơ cao cấp trên thị trường trong suốt hàng chục năm, mãi đến tận ngày nay.
SỰ HỒI SINH CỦA ĐỒNG HỒ CỔ ĐIỂN
Ban đầu, cơn khủng hoảng thạch anh đã khiến những chiếc đồng hồ cơ xuất chúng nhất phải xuống giá, và một số nhà sưu tâm đồng hồ biết nhìn xa đã tận dụng thời cơ này. Tuy nhiên, nhu cầu Về đồng hồ tinh xảo đã sớm hồi sinh, cùng với sự gia tăng những cuốn sách và bài báo viết về chủ đề này được phổ biến khắp châu Âu và Hoa Kỳ. Nhà đấu giá Antiquorum, được thành lập năm 1974 tại Geneva, đã trở thành trung tâm giao dịch của những chiếc đồng hồ mang giá trị lịch sử. Trong suốt những năm 1980, ngày càng có nhiều tượng đài từng bị lãng quên lần lượt hồi sinh, trong đó phải kệ đến Blancpain và A. Lange & Sohne. Trong trường hợp Blancpain, nguyên giám đốc tại Omega, Jean-Claude Biver và đồng sự của ông Jacques Piguet, đã mua lại bản quyền thương hiệu này từ SSIH năm 1981, với chỉ 16.000 franc Thụy Sĩ. Từ làn sóng hâm mộ nhỏ nhưng không ngừng dâng cao này, có thể đoán chắc rằng thị hiếu đối với những chiếc đồng hồ cỡ lớn Và thiết kế vụng về theo cách càng phức tạp càng tốt sẽ lan đến một phân khúc thị trường quan trọng hơn: các doanh nhân mới giàu có và tham vọng. Những chiếc đồng hồ này là biểu tượng lý tưởng nhất . điều hiển nhiên và nằm trong dự đoán cho vị thế của đẳng cấp đàn ông Alpha. Không phải ngẫu nhiên mà từ hai thập kỷ trước, những mẫu quảng cáo đồng hồ cao cấp đã xuất hiện nhan nhân trên chuyên mục xa hoa “Tiêu tiền như thế nào” của tờ Financial Times.
VÀ GIỜ ĐÂY , AI CŨNG MUỐN MỘT CHIẾC
Không lâu sau, những đại gia kỳ cựu nhất trong giới sản xuất đồng hồ và các mặt hàng xa xỉ đã tham gia vào trào lưu mới. Năm 1999, Hayek đã mua lại Breguet, và biến hãng này thành thương hiệu sang trọng nhất trong danh mục của Tập đoàn Swatch. Một năm sau, Swatch tiếp tục chi 50 triệu franc Thụy Sĩ cho Blancpain, đồng thời chiếm gọn Glashũtte Origin. Trong cùng năm đó, LouisVuiton-Moẽt-Hennessy (LVMH) , một thương hiệu tập đoàn xa xỉ, đã lấn sân sang lĩnh vực đồng hồ tại La Chaux-de-Fonds, và tiến hành thâu tóm TAG Heuer, Ebel cùng Christian Dior. (Tiếp đó, Zenith, Chaumet và Hublot cũng chịu chung số phận.) Năm 2000, đối thủ của LVMH, Richemont, cũng mua lại A. Lange & Sõhne, IWC và Jaeger-LeCoultre; thời điểm đó, các nhãn hiệu này đang nắm trong tay Vodafone, do kết quả từ thương vụ sáp nhập công ty truyền thông này với Mannesman.
Ngoài Rolex và Patek Philippe, hầu hết những cái tên nổi tiếng hiện nay đều nằm trong tay ba tập đoàn đồng hồ cao cấp lớn nhất thế giới Swatch, Richemont và LVMH trong đó, đã có hai tập đoàn đặt trụ sở tại thụy Sĩ. Trong khi Tập đoàn Swatch chỉ tập trung sản xuất đồng hồ và trang sức, thì danh mục của Richemont còn bao gồm trang phục và phụ kiện thời trang cao cấp; còn đối với LVMH, đồng hồ đã nằm ngoài vòng chiến. Nhưng chính chiến lược hợp nhất từ các tập đoàn khổng lồ này đã khẳng định sức mạnh của marketing trong sứ mệnh chắp cánh cho những thương hiệu đồng hồ lớn. Chỉ một số ít hàng còn duy trì phương thức kinh doanh độc lập theo kiểu gia-đình-trị. Tiêu biểu trong số đó là Patek Philippe (gia tộc Stern), Chopard (gia tộc Scheufele), Breitling (gia tộc Schneider) , Audemars Piguet và Eterna (Porsche Design) ( hiện nay thông tin này ko còn chính xác , vì eterna đã thuộc về tập đoàn citichamp của hong kong), Girad-Perragaux (gia tộc Macaluso) , Mondain (gia tộc Bernheim) và Oris, Raymond Weil cùng Ulysse Nardin (thuộc về thế hệ sau cùng của Rolf Schnyder).
TĂNG TRƯỞNG Ở PHƯƠNG ĐÔNG 
Không gì phải nghi ngờ về mục tiêu của các đấu thủ trên. Dân số thế giới đã tăng gấp đối kế từ năm .1970 lên 6,8 tỉ người, và dự kiến sẽ đạt mốc 9 tỉ trong 40 năm tới. Trung tâm của đã tăng trưởng này tập trung hầu hết ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin. Các thị trường mới nổi hiện đã chiếm đến 44% doanh thu của Swatch, và 37% doanh thu của Richemont ; đồng thời, tốc độ tăng trưởng doanh số tại các thị trường này cũng cao gấp 3 lần các nước phát triển. Hãy lấy một ví dụ điển hình: Rolex Hông Kông hiện đang xếp thứ hai trong danh sách các nhà cung cấp dịch vụ giải trí lớn nhất châu Á, và là lựa chọn thu hút của các đại gia, với Casino Wynn tại Macao được kèm theo trong thỏa thuận xây dựng của họ. Tờ The Economist cho biết Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trở thành thị trường hàng hóa lớn thứ hai thế giới Vào năm 2015 – chỉ xếp sau Mỹ. Trung Quốc đang là quốc gia tiêu thụ xe hơi nhiều nhất trên thế giới, đồng thời tạo cơ hội cho thị trường đồng hồ cao cấp tiếp bước đó là điều hiển nhiên tại một quốc gia ,nơi các thanh niên trẻ sẵn sàng lái chiếc BMW mới coóng đến chỗ làm (dù biết sẽ mất gấp bốn lần thời gian so với sử dụng phương tiện công cộng) chỉ để khoe mẽ với bạn bè, không quên đặt trên tai một dây đeo Apple nói với chiếc điện thoại rẻ tiền trong túi, và ra vẻ như đang sở hữu một chiếc iPhone. Đó là bằng chứng cho thấy người Trung Quốc luôn cần những sản phẩm nhằm phô trương sự thành đạt và giàu có của họ, và trào lưu này vẫn đang không ngừng lan rộng.
Ngày nay, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ đang sở hữu khoảng 40 nghìn nhân công, so với 90 nghìn vào thời hoàng kim thập niên 1960, ngay trước khi diễn ra cơn khủng hoảng thạch anh. Breguet gần đây đã bỏ ra 80 triệu đô-la nhằm nhân đôi khối lượng sản xuất, trong khi Omega còn đầu tư nhiều hơn gấp bội. Swatch đang tiến hành tuyển dụng thêm 1.500 nhân công tại Thụy Sĩ. Universo, nhà sản xuất riêng của tập đoàn này chuyên về kim đồng hồ, đồng thời là một doanh nghiệp tiềm năng hàng đầu trong ngành, cũng đã bổ sung thêm 180 nhân viên trong năm 2010, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
MỘT LẦN NỮA , THỤY SỸ LẠI LÀ KẺ THỐNG TRỊ 
Sản lượng xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ hiện đã đạt tổng giá trị 18 triệu franc Thụy Sĩ, và biển đồng hồ thành dòng sản phẩm xuất khẩu quan trọng thứ ba của quốc gia này, sau dược phẩm và máy móc. Tuy nhiên, con số này không thể nói hết sự khác biệt giữa ngành công nghiệp đồng hồ tại Thụy Sĩ và các quốc gia khác. Năm 2008, Thụy Sĩ chỉ xuất khẩu một lượng không đáng kế 26 triệu chiếc đồng hồ thành phẩm Trong cùng năm đó, Trung Quốc lại xuất khẩu đến 550 triệu chiếc. Tuy nhiên, giá thành trung bình của đồng hồ Trung Quốc chỉ ở mức 2 france Thụy Sĩ, riêng con số này đối với đồng hồ Thụy Sĩ là 600 franc. Ở dòng sản phẩm cao cấp, Thụy Sĩ chỉ xuất khẩu 4,3 triệu chiếc, nhưng lại chiếm đến 70% tổng giá trị xuất khẩu. Đồng thời, 95% đồng hồ cao cấp được định giá từ 1.000 franc trở lên đều được sản xuất tại Thụy Sĩ.
Các hãng đồng hồ Thụy Sĩ đã trải qua một chặng đường dài từ một nhóm các xưởng sản xuất vô danh đến các thương hiệu bán lẻ danh tiếng. Nhờ chiến lược tập trung đầu tư cẩn trọng và thu hoạch thành quả từ các thương hiệu độc quyền trong suốt nhiều năm, họ đã chi phối được xu hướng; hay ít nhất, đã kiểm soát được các kênh phân phối đến khách hàng. Chẳng hạn, Jaeger-LeCoultre đã sản xuất khoảng 55 nghìn chiếc đồng hồ tinh xảo, và hiện đã có 35 cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới chỉ phân phối đồng hồ của Jaeger-LeCoultre (bao gồm 15 cửa hàng chính hàng và các cửa hàng nhượng quyền còn lại). Chỉ riêng tại Thượng Hải, người tiêu dùng có thể lựa chọn một trong ba cửa hàng của họ. Tập đoàn Swatch cũng đang phân phối một phần lớn doanh số tại các đại lý đồng hồ lớn, đồng nghĩa họ phải đầu tư thêm về địa điểm, kho vận và con người. Thế nhưng, xu thể bắt nguồn từ các thương hiệu thời trang tinh tế nhằm giới thiệu các kênh phân phối của riêng họ đang đe đọa đến giới kinh doanh đồng hồ Thụy Sĩ. Bulgari, Ralph Lauren, Zegna cùng nhiều hãng khác đang nhắm đến đồng hồ như một đòn bẩy sinh lời hòng nâng cao giá trị thương hiệu. (Ralph Lauren đã đạt được thỏa thuận cấp phép với Richemont vào năm 2009.) Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đánh giá về khả năng thâu tóm nguồn khách hàng đồng hồ Thụy Sĩ truyền thống của các thương hiệu lâu đời này.
MỘT DOANH NGHIỆP THỤY SĨ TOÀN DIỆN
Trong khi đó, các hàng đồng hồ Thụy Sĩ vẫn đang nắm giữ lợi thế từ chiến lược hợp nhất theo chiều dọc trong khâu sản xuất cuối cùng, bằng cách tự chế tạo các bộ truyền động cơ học thay vì mua lại chúng. Biểu đồ phía dưới sẽ đối chiếu giữa tỷ trong sản xuất bộ truyền động nội bộ với tỷ trọng mua ngoài.
HAI THỊ TRƯỜNG , MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP 
Thành công của ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ hiện nay đến từ hai yếu tố chính:
. Khả năng nắm giữ thị trường lớn của các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ qua xu hướng thời trang một chiến lược phát triển tất yếu khi công dụng “chính xác về thời gian” của một chiếc đồng hồ hiện đã không còn được xem trọng do khách hàng luôn xem đó là điều hiển nhiên. . Nhu cầu tăng trưởng vượt trội đối với các dòng đông hồ cơ cao cấp.Hai yếu tố trên đã đại diện cho thế mạnh lẫn khuyết điểm Của nền công nghiệp Thụy Sĩ. Trên thị trường đạì chúng, doanh thu tạo nên từ phong cách vốn có sẽ khó lòng tránh khỏi các lỗ hổng tạo đìẽu kiện cho đối phương khai thác; nhưng tại thị trường cao cấp, các kỸ năng chuyên môn đã được khẳng định, khiến các tân binh khó lòng thâm nhập. Trong những năm gần đây, một số lượng lớn các nhà Sản xuất tại Nhật Bản và các quốc gìa châu Á khác đã chứng tỏ họ ngày càng năm bắt tốt hơn các phân khúc thời trang của thị trường toàn cầu. Do đó, vị thế dẩn đầu của Swatch tại phân khúc đồng hồ thời trang hạng trung sẽ khó lòng được đảm bảo.
Mặt khác, việc ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ phụ thuộc quá nhiều vào thị trường cao cấp trong giá trị xuất khẩu của họ, sẽ đẩy dòng sản phẩm này vào tình thể hết sức nhạy cảm nếu biến động kinh tế xảy ra. Tập đoàn Swatch đang bộc lộ nhiều sơ hở do phụ thuộc nhiều nhất vào đông franc Thụy Sĩ , 82% doanh thu của họ xuất phát từ nước ngoài, trong khi xấp xỉ 80% chi phí lại tập trung tại Thụy Sĩ.
ĐỒNG HỒ ĐEO TAY SẼ TỒN TẠI ?
 
Nhiều câu hỏi chất vấn chuyên sâu đang được đặt ra cho khả năng tồn tại lâu dài của loại sản phẩm then chốt được cả ngành đồng hồ Thụy Sĩ kỳ vọng. Vào thập niên 1790, khi Breguet còn đang phát triển một công nghệ giúp thay đổi cả ngành chế tạo đồng hồ, thì ý tưởng con người có thể đeo một cỗ máy báo hiệu thời gian trên cổ tay vẫn chưa được biết đến. Đây có thể là một lời cảnh báo rằng chúng sẽ bị lãng quên một lần nữa. Ken Robinson, một chuyên gia người Anh trong lĩnh vực giáo dục thể hệ trẻ, gần đây đã phát hiện có rất ít thanh niên dưới 25 tuổi đeo đồng hồ ; ông cho biết: “Tại sao ta phải luôn mang theo một món đồ điện tử chỉ có duy nhất một chức năng? “. Tuy viễn cảnh đối với đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp đang trở nên rực rỡ, với khoản lợi tức khổng lồ thu được từ nhiều độ tuổi tại nhiều quốc gia đông dân như Ấn Độ, Indonesia, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chúng ta vẫn không thể biết được sẽ có bao nhiều nền kinh tế trong số này lựa chọn xem thời gian theo một cách hoàn toàn khác.

 

Tuy nhiên, nhân tố cốt yếu nhất dẫn đến thực trạng trên chắc chắn là người tiêu dùng sản phẩm nam giới. Đồng hồ là mặt hàng đứng đầu trong danh sách xa xỉ này thậm chí vượt trên cả xe hơi thể thao và có đến 80% doanh số tiêu thụ đến từ nam giới. Điều này có lẽ không cần đưa lên mặt báo -vì ngành sản xuất đồng hồ truyền thông vốn đã dành riêng cho nam giới nhưng vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến ngàng công nghiệp đồng hồ thụy sĩ . nam giới là đối tượng khách hàng cao cấp tại các nươc chau á phát triển nhanh chóng .
Ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ dường như đang lặp lại chu kỳ phát triển hồi thập niên 1970 trước khi diễn ra cuộc hoảng thạch anh: mỗi năm, họ sản xuất ngày càng ít đồng hồ hơn, nhưng giá thành trung bình vẫn gia tăng. Từ xu thế trên, có thể nhận thấy chỉ có một số ít đồng hồ đắt tiền được sản xuất, và ngành công nghiệp đồng hồ sẽ sớm quay lại điểm khởi đầu, với những thiên tài chi phối thời gian xuất chúng nhất chỉ sản xuất riêng cho những đại gia giàu có nhất trên thế giới. Có lẽ nào xu thể tăng trưởng lợi nhuận hôm nay lại chính là mầm móng cho cuộc khủng hoảng kể tiếp trong đế chế đồng hồ Thụy Sĩ ?

Để lại ý kiến của bạn cho người sau nhé!

0 BÌNH LUẬN