Trang chủ Kiến Thức OMEGA CENTRAL TOURBILLON (P1) : LỊCH SỬ CÁC CUỘC THỬ NGHIỆM CHÍNH...

OMEGA CENTRAL TOURBILLON (P1) : LỊCH SỬ CÁC CUỘC THỬ NGHIỆM CHÍNH XÁC

0
403

CUỘC CẠNH TRANH CỦA NHỮNG KẺ MẠNH

Vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, các nhà sản xuất và thợ làm đồng hồ bậc thầy đã dành thời gian và một nguồn lực đáng kể, để chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm chính xác  được tổ chức trên khắp Âu Châu. Không giống như các hội chợ đồng hồ hàng năm thời nay, những sự kiện này không nhằm mục đích giới thiệu các sản phẩm mới, thay vào đó, các thử nghiệm tại các trạm quan sát thiên văn tập trung vào độ chính xác – thứ tạo nên chuẩn Chronometer thời xưa.

Các cuộc thử nghiệm tại đài quan sát thiên văn Geneva, là độc quyền dành riêng cho các công ty đồng hồ ở Canton Geneva, trong khi đó các cuộc thử nghiệm ở Neuchatel được dành cho mọi nhà sản xuất. Đó là lý do khiến Omega và Longines phải thành lập ra chi nhánh ở Geneva.

Những thử nghiệm này vô cùng nghiêm ngặt, và nó có tính chính xác bậc nhất trong toàn ngành công nghiệp đồng hồ. Những kết quả ở đây thúc đẩy các đơn vị phải cố gắng sản xuất các sản phẩm hướng tới sự hoàn hảo, bởi ở đây chỉ tôn thờ các tiêu chuẩn về khoa học kĩ thuật, chỉ có những cơ chế cơ học bá đạo nhất, đỉnh cao nhất, tuyển lựa gắt gao nhất từ các chuyên gia mới có cơ hội cạnh tranh trong cuộc thử nghiệm này. Sau 44 ngày thử nghiệm, thay đổi 5 vị trí và 3 mức nhiệt độ, đồng hồ Chronometer chính xác nhất sẽ giành được chứng nhận công khai, và nhận được sự tôn trọng của cả giới chế tạo đồng hồ. Ở đây người ta sẽ thử nghiệm chủ yếu là cỗ máy, tương tự như với chuẩn COSC hiện nay, các cỗ máy sẽ được vận chuyển bằng nhôm hoặc gỗ, sau đó được cố định trong các khối vuông đễ dễ dàng tính toán độ chính xác.

               quảng cáo của omega về kỉ lục thiết lập năm 1936 ở trạm thiên văn kew

Các cuộc thử nghiệm tại trạm quan sát thiên văn được coi là ” bảo bối” trong giới đồng hồ, những kẻ chiến thắng sẽ thu về món hời lớn bằng cách quảng bá thành công của họ tại đây, chính vì thế sự kiện này đã thu hút các nhà sản xuất chuyên nghiệp lẫn độc lập trên toàn lục địa Châu Âu. Ngay cả Nhật Bản, với đại diện là Seiko cũng không thể cưỡng nổi sức hấp dẫn của nó, và họ đã tham dự vào những năm thập niên 1960.

Điều thú vị là chỉ có Patek và Omega tham gia đều đặn hàng năm tại các trạm quan sát thiên văn. Những màn trình diễn của Omega tại đây đã đem về cho họ không ít danh tiếng về sự chính xác, cũng như tính đổi mới. Trong hơn một thập kỉ từ 1958 – 1969, Omega trở thành cái tên đầu bảng về số lượng đồng hồ hàng năm được chứng nhận – chủ yếu là các mẫu Constellation. Về sau này họ cũng đã áp dụng cách làm đối với chuẩn COSC, biến mình trở thành hãng đồng hồ có số lượng máy Chronometer lớn bậc nhất Thụy Sỹ.

” OMEGA – THỜI GIAN CHÍNH XÁC DÀNH CHO CUỘC SỐNG”

Quay trở lại năm 1931, khẩu hiệu của Omega là ” Omega – thời gian chính xác dành cho cuộc sống”. Đây không phải là kế hoạch tiếp thị mà thực tế là nó dựa trên kết quả có thật trong lịch sử của omega, nằm tại các trạm quan sát thiên văn. Nhờ việc tinh chỉnh lại bộ thoát đòn bẩy, và sự phát triển của bộ cân bằng Guilaume, đã cho phép tạo ra các cỗ máy đồng hồ bỏ túi nhỏ hơn nhưng vẫn có được độ chính xác như đồng hồ đi biển Chronometer ( Chronometer trước đây được gọi là đồng hồ hàng hải, có kích thước rất lớn). Đồng hồ 19″ Calibre Chronometer của Omega đã kết hợp những cải tiến này đi kèm với tinh chỉnh kĩ thuật của Albert Willemin – ông này cũng là tinh chỉnh viên chính xác đầu tiên của Omega ( Regleur de Précision) , nó đã đạt được điểm cao nhất tại các cuộc thử nghiệm ở Neuchatel. Năm 1919, Omega lặp lại kì tích này một lần nữa với máy 21″, và tiếp tục giành giải nhất ở đây. Sau khi được sửa đổi một chút. Nó đã trở thành Calibre 47.7 nổi tiếng của Omega. Năm 1925, cỗ máy 47.7 do ngài Gottlob lth tinh chỉnh đã giành giải nhất với 95.5 /100 điểm tại đài quan sát Kew-Teddington.

                                                       omega cal.47.7

Cỗ máy này sau đó đã được cải tiến thêm, và nhờ tinh chỉnh của chuyên gia Alfred Jaccard, đã cho phép Omega phá vỡ các kỉ lục về độ chính xác tại trạm thiên văn Geneva năm 1931. Bằng cách giành giải nhất trong cả 6 hạng mục thử nghiệm, Omega đã chứng minh được sức mạnh trong kĩ năng chế tạo đồng hồ chính xác cao, ngay trong năm sau đó, họ được lựa chọn làm đơn vị cung cấp máy bấm giờ cho thế vận hội Hoa Kì năm 1932. Đây là lần đầu tiên nhiệm vụ này được giao phó cho một công ty duy nhất. Cỗ máy 47.7 tiếp tục công phá bảng điểm vào năm 1936, khi nó đạt tới 97.8/100 điểm, một kỉ lục về độ chính xác chưa từng bị phá vỡ.

                              Gottlob lth – tinh chỉnh viên của Omega từ 1920-1956

Năm 1941, trạm Neuchatel áp dụng quy định máy đồng hồ Chronometer có kích thước tối đa là 34mm. Đến năm 1944, trạm thiên văn Geneva đã bổ sung kiểm nghiệm máy hạng D, đây là tổ hợp các máy đường kính bé hơn 30mm. Tại trạm Neuchatel kích cỡ máy cũng bị giảm xuống còn 30mm vào năm 1948 để ” ăn theo” Geneva. Hãng Omega đã đi trước 5 năm, nhờ áp dụng những kinh nghiệm có được từ các cuộc thi với các máy bỏ túi, họ đã phát triển thành công máy Superlative cal.30 mm cho đồng hồ đeo tay thương mại, bán ra từ năm 1939. Nhờ hiệu suất tuyệt vời, cal.30mm đã xác lập kỉ lục về độ chính xác mới tại Kew-Teddington, ngay khi mới dự thi lần đầu năm 1940. Omega thậm chí còn đánh bại cả Rolex, khi đó đang là một chuyên gia về đồng hồ Chronometer chứ chưa phải nhà sản xuất hàng loạt. Tại cuộc thi hạng D ở đài thiên văn Geneva, tinh chỉnh viên huyền thoại Alfred Jaccard đã đưa cal.30mm lên tới vị trí hàng đầu, đứng sau là 5 chiếc từ Patek và một của Rolex. Có nhiều công ty không tự sản xuất được máy đồng hồ đeo tay, họ buộc phải thuê máy bên ngoài để đem đi thi, ví dụ như Peseux 260 áp dụng cho Ulysse Nardin và Movado.

                                                              omega cal.30mm

Mặc dù đã đạt được những thành công vang dội với máy cal.30mm, Omega vẫn cố tìm cách tăng cường độ chính xác cho đồng hồ đeo tay của họ, bằng cách áp dụng các kĩ nghệ có sẵn với những cách mới lạ trong suốt thập niên 1940. Hơn một thế kỉ trước, cơ chế Tourbillon đã được phát minh vào năm 1801 bởi nghệ nhân Abraham Louis Breguet. Mục đích của cơ chế này là loại bỏ những tác động của trọng lực lên bộ thoát của đồng hồ.

                             Alfred Jaccard – tinh chỉnh viên Omega từ 1929-1953

Để chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm tại trạm thiên văn, các kĩ thuật viên của Omega đã tìm cách thu nhỏ Tourbillon, để có thể lắp được cho đồng hồ đeo tay. Năm 1947, Omega trở thành nhà sản xuất đồng hồ thứ hai từng tạo ra đồng hồ đeo tay có gắn Tourbillon. Trong hồ sơ lưu trữ của Omega ghi nhận : Lip, một nhà sản xuất đồng hồ Pháp, đã chế tạo thành công nguyên mẫu đồng hồ đeo tay có gắn tourbillon hình chữ nhật vào năm 1930. Chiếc đồng hồ đeo tay này được làm dựa trên nền máy Lip, nhưng việc tạo ra sản phẩm lại do ngài Edouard Belin của trường dạy đồng hồ Besancon.

                                                đồng hồ tourbillon của LIP

Omega dự kiến tạo ra một cỗ tourbillon 7,5 phút, việc thiết kế được giao lại cho Marcel Vuilleumier, giám đốc trường dạy đồng hồ Le Sentier, ông này là người đã tạo ra Bộ cân bằng kép Double Balance. Mỗi cỗ Tourbillon Omega được xây dựng nguyên mẫu và chế tác thủ công bởi Jean Pierre Mathey Claudet, sau đó được tinh chỉnh bởi Alfred Jaccard. Omega đã tạo ra khoảng 12 cỗ máy, số series 10595933-10595944. Nhiều chiếc trong số chúng được gửi tới các cuộc thi ở Geneva và Neuchatel trong khoảng 1947-1951. Mặc dù được đặt rất nhiều kì vọng, nhưng kết quả ban đầu không tốt và thua kém hơn nhiều so với cal.30mm. Mãi tới năm 1950 mới có một cỗ máy Tourbillon đạt giải nhất, xếp thứ 2 là cal.30mm và thứ 3 là Patek philippe.

jean pierre matthey claudet – người xây dựn nguyên mẫu cho cal.30mm và cal.30I tourbillon

                    tờ quảng cáo năm 1950 về độ chính xác của cal.30I tourbillon

Vào thời điểm đó, nhu cầu dành cho đồng hồ Tourbillon vẫn chưa có, nên các cỗ máy này chỉ được Omega dùng trong các cuộc thi, ngay sau lô hàng đầu tiên, Omega đã chấm dứt việc sản xuất. Mãi tới năm 1987, 7 cỗ máy trong lô hàng cũ 1947 mới được lôi ra tân trang lại, mạ Rhodium, vát cạnh, đánh bóng, trang trí vân ” côtes de genève “, đóng vào trong một bộ vỏ vàng khối 18k hoặc bạc, đi kèm nắp đáy trong suốt. Kinh nghiệm từ việc tinh chỉnh cỗ máy này đem lại cho Omega khả năng cải thiện hiệu suất cho đồng hồ thương mại.

MỐI LIÊN KẾT GIỮA QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI

Để chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 100 năm sáng lập hãng, Omega đã nhìn lại quá khứ để tạo ra một dự án tôn vinh đầy ý nghĩa cho cột mốc đặc biệt này. Các nhà chế tạo đã lấy cảm hứng từ thành công trong lịch sử gắn liền với Tourbillon, họ muốn tạo ra một chiếc đồng hồ khác biệt với số đông nhưng vẫn giữ vững tinh thần nguyên bản của Omega về độ chính xác. Các nhóm kĩ sư khéo léo đã thiết kế một cỗ máy hoàn toàn mới : đồng hồ tourbillon trung tâm ( omega central tourbillon) đầu tiên trên thế giới vào năm 1994. Bộ lồng tourbillon được đặt chính giữa mặt số, bộ kim ở ngay bên ngoài, trông thật sinh động. Nó gợi lên hình ảnh của một cỗ máy bé nhỏ đang muốn chia sẻ câu chuyện bí mật của nó.

CÁC DẤU MỐC QUAN TRỌNG TRONG HỒ SƠ ĐO LƯỜNG ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA OMEGA

1894 : tạo ra máy cal.19” nổi tiếng có tên là ” Omega”. Công ty sau đó đã đổi tên theo tên của cỗ máy này. Tên ban đầu của công ty là ” louis Brandt Et Frères”. Hãng Omega lần đầu tiên tham gia các cuộc thử nghiệm là ở trạm thiên văn Neuchatel, tinh chỉnh viên đầu tiên của Omega ( Regleur De Précision) là ngài Albert Willemin đã tham gia tinh chỉnh cỗ máy

1911 : Albert Willemin rời Omega, vị trí này được thay thế bởi Werner-A.Dubois

1918 : Dubois rời Omega và được thay thế bởi Carl Billeter.

1919 : đạt giải nhất tại cuộc thử nghiệm, diễn ra ở Neuchatel với máy cal.21″. Cỗ máy này sau đó đã được sửa đổi một chút để trở thành cal.47.7 rất nổi tiếng sau này.

1920 : Gottlob lth thế chỗ Carl Billeter

1922 : Omega lần đầu tiên tham dự thử nghiệm ở trạm quan sát Kew, đạt vị trí số 3.

1925 : đạt vị trí đầu bảng ở Kew với máy cal 47.7, máy được tinh chỉnh bởi Gottlob lth.

1929 : Alfred Jaccard gia nhập Omega.

1930 : đạt vị trí số 1 tại Kew, Alfred Jaccard tinh chỉnh máy.

1931 : đạt hạng nhất ở tất cả 6 hạng mục tại thử nghiệm Geneva. Toàn bộ máy tham dự được tinh chỉnh bởi Alfred Jaccard.

1933 : máy cal.47.7 do Alfred Jaccard tinh chỉnh đã đạt kỉ lục chính xác ở Kew :  97.4 điểm.

1936 : máy cal.47,7 do Alfred Jaccard tinh chỉnh tiếp tục đạt kỉ lục mới với 97.8 điểm tại Kew, đây kà kỉ lục chưa bao giờ bị phá vỡ cho tới năm 1965.

1937 và 1938 : đạt vị trí số 1 ở Kew.

1939 : tạo ra máy cal.30 mm

1940 : đạt hạng nhất ở Kew với máy cal.30. Máy được tinh chỉnh bởi Alfred Jaccard.

1943 : máy 30T2, thuộc dòng Cal.30mm ra đời ( đây là cỗ máy đầu tiên của Omega được mạ vàng hồng ).

1945 : đạt hạng nhất tại đài thiên văn Geneva, sử dụng máy cal.30mm, tinh chỉnh bởi Alfred Jaccard.

1947 : tạo ra máy tourbillon đeo tay Omega đầu tiên ( Cal.30I), có 12 bản mẫu được làm ra và chỉ dùng cho cuộc thi ở trạm thiên văn.

1948 : đạt hạng 1 ở trạm Neuchatel bằng máy cal.30mm. Lần đầu tiên cho phép các công ty không phải Thụy Sỹ tham gia thi.

1950: đạt hạng 1 ở Geneva bằng cal.30I Tourbillon, tinh chỉnh bởi Alfred Jaccard.

Joseph Ory ( nhân viên của Omega) tham gia vào bộ phận này.

1951 và 1952 : đạt hạng 1 ở trạm thiên văn Geneva.

1953 : Alfred Jaccard qua đời

1954 : máy do Gottlob Lth đạt kỉ lục mới ở Geneva

1955 : máy do Gottlob Lth đạt hai kỉ lục mới ở Neuchatel

1956 : Golttlob lth qua đời ở tuổi 66, Joseph Ory đản nhận vị trí trưởng phòng. Tiếp tục đạt 2 vị trí hạng nhất ở Neuchatel.

1958 : máy do Joseph Ory tinh chỉnh đạt kỉ lục mới tại Geneva. Máy Cal.30GD bắt đầu được sử dụng đây là loại máy dòng 30mm, có dây cót ngon lành hơn và tần số cao hơn ( 25.200 thay cho 18.000 vph). Tần số dao động này ngày nay vẫn được áp dụng cho các mẫu Co-Axial.

                                                    omega Cal.30GD

1959 : xác lập 2 kỉ lục mới ở Neuchatel, 1 kỉ lục mới ở Geneva, máy được Joseph Ory tinh chỉnh.

1960 : xác lập một kỉ lục mới ở Geneva, một kỉ lục mới ở Neuchatel kiêm hạng nhất.

1961 : xác lập hai kỉ lục mới ở Geneva bởi Joseph Ory, bốn vị trí đầu tiên trong hạng mục ” Single Pieces ” thuộc về Omega.

1962 : Omega đạt vị trí 2,3 và 4 dành cho Omega ( ko ghi rõ trạm thiên văn nào, bó tay), họ quyết định tạo ra cỗ máy mới.

1963 : đạt hại nhất ở cả Geneva và Neuchatel. Các cỗ máy được tinh chỉnh bởi Joseph Ory và André Brielmann.

                                     Joseph Ory (phải) và andré Brielmann

1964 : xác lập kỉ lục mới ở Neuchatel ( Joseph Ory tinh chỉnh máy)

1965 : Omega chiếm từ hạng 2 đến 9 ( ko ghi rõ trạm quan sát nào, mịa thằng tác giả) , số 1 năm này là Zenith. Trong năm này, Pierre Chopard được giao nhiệm vụ tạo ra một cỗ máy mới cho thử nghiệm, Cal.E11 là một cỗ máy có hình dáng khá dị để có thể chứa được ổ cót lớn, nó không bao giờ được tham dự cuộc thi do sự xuất hiện của máy thạch anh.

                                                             cal.E11

1966 : Omega xác lập 3 kỉ lục mới , hai kỉ lục ở Neuchatel và một ở Geneva.

1967 : máy thạch anh beta-1 ( sau là beta 21) được gộp vào thi chung với máy cơ khí.

                                             chứng chỉ cho cal.30mm năm 1967

1968 : Omega bắt đầu sử dụng máy thạch anh có gắn âm thoa ( tuning fork), do André Brielmann tinh chỉnh, xác lập một kỉ lục mới.

1969 : tiếp tục xác lập thêm 2 kỉ lục với máy thạch anh có gắn âm thoa.

1970 : xác lập 1 kỉ lục mới cho máy thạch anh âm thoa

1971 : xác lập 2 kỉ lục mới cho máy thạch anh âm thoa.

1972 : André Brielmann nghỉ hưu

5/5 - (1 bình chọn)

0 BÌNH LUẬN