*biên dịch bởi Lê Hoàng Thạch*

Cuộc cách mạng đồng hồ thạch anh được khởi đầu vào tuần cuối cùng của thập niên 1960. Vào ngày 25-12, tại Tokyo, hãng Seiko đã giới thiệu Astron, mẫu đồng hồ đeo tay thạch anh thương mại đâu tiên trên thế giới. Đó là một phiên bản giới hạn 100 chiếc đồng hồ vỏ vàng khối, có giá bán 450.000 Yên Nhật, tương đương một chiếc xe hơi Toyota Corolla thời đó. Cỗ máy chạy bằng pin của nó có chứa bộ dao động thạch anh với tần số 8.192 hz, sai số tầm 5 giây mỗi ngày.

Astron là phát súng đầu tiên trong thế giới đồng hồ, nhưng phải mất một thời gian để các nhà cách mạng tạo nên cơn bão. Seiko và các nhà sản xuất đồng hồ tiên phong khác ( có một vài nhãn hiệu Thụy Sĩ đã giới thiệu các sản phẩm thạch anh Analog tại hội chợ Basel 1970) cần thời gian để hoàn thiện công nghệ và bắt đầu sản xuất đồng hồ với số lượng lớn. Điển hình là Seiko, đã không giới thiệu thêm các mẫu Astron nào khác cho tới năm 1971.

Thực ra chính đồng hồ kĩ thuật số chứ không phải ai khác đã tạo ra sự ồn ào đầu tiên của kỉ nguyên thạch anh. Vào tháng 4 năm 1972, hãng Hamilton Watch Co, ở Lancaster đã tiết lộ mẫu đồng hồ kĩ thuật số đầu tiên trên thế giới có tên là Pulsar. Nó có vỏ bằng vàng. Giá bán 2100 đô la đi kèm màn hình led, có thể sáng lên để hiển thị thời gian bằng chữ số bên trên chỉ bằng cách ấn nút nhấn trên vỏ. Không giống như đồng hồ thạch anh dạng Analog có chứa kim và mặt số thông thường, những chiếc kĩ thuật số có dạng mặt điện tử và không có bộ phận máy cơ khí.

Về mặt kĩ thuật, đèn Led cũng có nhược điểm. Bạn cần sử dụng 2 tay để có thể xem thời gian ( một tay đeo đồng hồ còn tay kia nhấn nút chiếu sáng màn hình). Và phần phát sáng sẽ khiến đồng hồ hao pin rất nhiều. Năm 1973, Seiko và một vài hãng khác đã giới thiệu đồng hồ kĩ thuật số LCD ( màn hình tinh thể lỏng) cho phép hiển thị thời gian liên tục, một số màn hình LCD thời kì đầu vẫn còn khó đọc.

Mặc dù có nhược điểm, điển hình như Pulsar, đồng hồ kĩ thuật số đã trở nên phổ biến hơn so với các đối thủ tương tự, đèn Led khi đó phổ biến hơn màn hình LCD.

Nhu cầu về đèn Led tăng mạnh vào năm 1974 khi National Semiconductor – một công ty phát triển sản xuất chip bán dẫn gia nhập thị trường với giá chỉ 125 đô la- bằng phân nửa so với các đối thủ. Cùng lúc đó, các công ty điện tử của Mĩ bắt đầu nhảy vào thị trường đồng hồ. Năm 1975, có hơn 50 công ty bán dẫn ( motorola, Hughes, Fairchild, Microma…) sản xuất và bán đồng hồ Led. Trong đoạn viết ở trang bìa báo Business week ra mắt tháng 10 năm 1975 của Hoa Kì đã ca ngợi xu hướng này : ĐỒNG HỒ KĨ THUẬT SỐ : ĐƯA ĐỒNG HỒ TRỞ LẠI NƯỚC MĨ.

Nhưng nó đã không được như vậy, nguồn cung đèn Led tăng nhưng nhu cầu lại sụt giảm do vấn đề chất lượng và sự phiền toái của việc mất thời gian nhấn nút. Giá cả bị hạ mạnh, khi Texas Instruments ( một doanh nghiệp điện tử nổi tiếng) giảm giá đèn Led xuống chỉ còn 19,95 đô la vào năm 1976 xuống chỉ còn 10 đô la vào năm 1977. Sự bùng nổ của Led bị phá sản. Hãng Hamilton đã phải bán nhãn hiệu Pulsar cho một nhà phân phối trang sức và đồng hồ Philadenphia vào năm 1977, tới năm 1980 thì tất cả các công ty điện tử của Mĩ trừ TI đều bị biến mất.

Công nghệ LCD trở thành tiêu chuẩn cho đồng hồ kĩ thuật số và việc sản xuất được chuyển tới vùng viễn đông, đến Hồng kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, và Trung Quốc đại lục. Người chiến thắng lớn là Hồng Kong. Cho tới năm 1980, đây là trung tâm sản xuất đồng hồ phát triển nhanh nhất thế giới. Xuất khẩu 126 triệu đồng hồ, hơn một nửa trong đó là đồng hồ kĩ thuật số.

Theo thời gian, giá LCD cũng giảm, với đồng hồ kĩ thuật số được giảm giá cả về giá cả và hình ảnh, doanh số của đồng hồ thạch anh Analog chất lượng cao hơn và giá cao hơn đã được chọn vào năm 1976. Điều đó đã tạo nên cuộc chiến vĩ đại thứ 2 của cuộc cách mạng đồng hồ thạch anh : SEIKO vs THỤY SỸ

Tất cả các hãng đồng hồ Nhật Bản đều áp dụng công nghệ thạch anh, nhưng nhà lãnh đạo không thể tranh cãi ở đây là Seiko. Đối thủ chính tại Tokyo là hãng Citizen lúc đó có quy mô nhỏ hơn nhiều so với ngày nay, với doanh thu khoảng 1/4 Seiko. ( chiến thắng thạch anh của hãng Casio xuất hiện ngay sau đó, đặc biệt là với G-Shock. Hãng này đã không ra mắt màn hình LCD đầu tiên cho tới năm 1978).

Không có hãng đồng hồ nào khác áp dụng công nghệ thạch anh một cách cuồng nhiệt như Seiko. Đầu tiên là Analog, sau đó là kĩ thuật số. Họ nối tiếp Astron với chiếc đồng hồ nữ đeo tay thạch anh đầu tiên thế giới vào năm 1972, sau đó là sự xuất hiện của loạt các mẫu LCD đầu tiên : đồng hồ LCD đầu tiên với màn hình 6 số ( 1973), đồng hồ kĩ thuật số đa chức năng đầu tiên ( 1975). Seiko liên tục phát triển và cải tiến công nghệ thạch anh của mình. Hiểu biết về mặt kĩ thuật của họ đã giúp họ giữ mình trong cơn sốt Led. Các Nhân viên bán hàng và bán lẻ Seiko cầu xin trụ sở Tokyo sản xuất các mẫu Led, Seiko đã từ chối nó. Nghiên của họ chỉ ra rằng đặt cược vào đèn Led không có lợi. Thay vào đó, công ty đã tăng gấp đôi cho màn hình LCD. Một báo cáo năm 1985 của trường Havard về Seiko đã ghi nhận, vào năm 1975, Seiko đã đầu tư vào các nhà máy chế tạo các mạch, pin và màn hình LCD dạng tích hợp. Nhân viên của họ đã được đào tạo lại để làm quen với công nghệ mới.

Tất cả điều đó đã được đền đáp, đến năm 1977, Seiko đã trở thành công ty đồng hồ lớn nhất thế giới xét về mặt doanh thu. Theo nghiên cứu của Havard, doanh thu từ đồng hồ của Seiko trong năm 1977 đạt tổng cộng 700 triệu đô la với sản lượng 18 triệu chiếc, hãng Timex ( của Mĩ) đứng thứ 2 về doanh thu nhưng đứng đầu về sản lượng ( 35 triệu chiếc với doanh thu 475 triệu đô). Quyết định của Seiko về phát triển đồng hồ thạch anh Analog và kĩ thuật số tỏ ra rất khôn ngoan. ( các công ty điện tử của Mĩ đã bỏ qua mảng thạch anh analog còn Thụy Sỹ thì gần như bỏ qua đồng hồ thạch anh dạng Digital). Đến năm 1979, khoảng một nửa đồng hồ thạch anh được bán ra trên thị trường toàn cầu là analog và nửa kia là kĩ thuật số. Trong số các mẫu kĩ thuật số, thì có tới 80% là LCD. Thời báo Business Week đã chào đón thành công của Seiko trong số báo ngày 5 tháng 6 năm 1978 ở trang bìa như sau ” sự đột phát Seiko : chiếc đồng hồ thạch anh lấn át ngành công nghiệp “.

“Một nhà sản xuất đáng gờm của Nhật Bản, K.Hattory &Co, sản xuất ra đồng hồ nhãn hiệu Seiko, đã nổi lên như một vị vua không thể chối cãi của ngành công nghiệp đồng hồ thế giới trị giá lên tới 6 tỉ đô la sau một thập kỉ đẩy mạnh tiếp thị và biến động doanh nghiệp”. Tuần báo Business Week viết ” nhìn về phía trước, Seiko tin rằng họ đang thúc đẩy làn sóng của tương lai – với phần lớn ngành công nghiệp đồng hồ đang phải cố gắng bắt kịp”. Họ đang nói chuyện và dĩ nhiên đang ám chỉ Thụy Sĩ.

Đó là một lý do cho một công ty lớn như Seiko xoay vòng từ sản xuất cơ khí chuyển qua thạch anh, nó là một ngành khác biệt cho toàn bộ nền công nghiệp, đặc biệt là một dạng kết cấu phân mảnh như Thụy Sĩ. Ở đây tồn tại 2 liên minh đồng hồ lớn : SSIH với ” ngôi sao” là hãng Omega, và ASUAG với thương hiệu đầu bảng là Longines.

Họ lần lượt là các đơn vị sản xuất đồng hồ lớn thứ 3 và thứ 4 trên thế giới vào năm 1977, với tổng doanh thu cộng lại là 545 triệu đô la. Phần còn lại của toàn ngành công nghiệp đồng hồ bao gồm hàng trăm thương hiệu, hầu hết là tự làm đồng hồ từ các linh kiện được cung cấp bởi hơn 1000 nhà sản xuất nhỏ lẻ. Các đơn bị nhỏ tìm tới các ông lớn để được dẫn dắt qua khỏi cuộc khủng hoảng. Nhưng thật không dễ dàng, doanh số của mọi hãng đều tụt giảm do sự tấn công của đồng hồ thạch anh.

Cuối cùng, người Thụy Sĩ nhận ra rằng cuộc khủng hoảng đòi hỏi tái cấu trúc toàn bộ ngành. Từ năm 1978 đến năm 1985, hai người đàn ông, Ernst ThomKeNicolas G.Hayek, Sr đã hợp tác để thực hiện những cải cách đau đớn mà ngành công nghiệp cần tới.

Thomke đến trước, ASUAG đã thuê anh ta vào năm 1978 để tái cấu trúc bộ phận Ebauches SA của mình ( đơn vị chuyên sản xuất máy đồng hồ ) công ty đã chế tạo các máy đồng hồ và linh kiện cho 16 thương hiệu đồng hồ của họ và cho cả nhiều thương hiệu đồng hồ khác. Ông đã sắp xếp hợp lý và tổ chức các công ty con của Ebauches SA thành một công ty mới, có tên là ETA ( thực tế là sát nhập). Ông đã cắt giảm chi phí sản xuất, giảm số lượng nhân viên, ( từ 20000 xuống còn 8000 vào năm 1982) và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi ETA sang sản xuất đồng hồ thạch anh Analog. Nó đã dẫn tới chiến thắng đầu tiên của Thụy Sĩ trong cuộc cách mạng thạch anh.

Năm 1978, hãng Citizen đã giới thiệu chiếc đồng hồ mỏng nhất thế giới, Exceed Gold, với bộ vỏ chỉ dày 4.1 mm. Cuối năm đó, Seiko đã vượt qua với chiếc đồng hồ chỉ dày đúng 2.5 mm. Vào tháng 1 năm 1979, ETA đã làm choáng váng giới đồng hồ với sản phẩm chỉ dày 1.98 mm có tên là Delirium. Nó được ra mắt ở Mĩ dưới tên thương hiệu Concord, đơn giản là khi đó chủ sở hữu Gedalio Grinberg đã đầu tư tiền để giúp đỡ ETA để phát triển cỗ máy. Nó đã giành chiến thắng trong cuộc chiến đồng hồ siêu mỏng bằng cách phát hành thêm 3 mẫu Delirium. Chiếc cuối cùng, Delirium IV, có bộ vỏ dày 0.98 mm đáng kinh ngạc, đến nay nó vẫn là chiếc đồng hồ mỏng nhất từng được chế tạo.

Delirium là một chiến thắng lớn, nó báo hiệu với thế giới rằng Thụy Sỹ đã làm chủ công nghệ thạch anh và có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất nhật bản. Trên thực tế, các sản phẩm Analog thạch anh đã đạt được một số thành công ở mức trung bình và cao hơn ở thị trường đồng hồ mỏng, thanh lịch từ các thương hiệu như Cartier, Raymond Weil, Gucci, Ebel và Concord.

Nhưng chúng vẫn chưa đủ. Các khoản lỗ vẫn tiếp tục tăng lên tại SSIH và ASUAG. Một tập đoàn gồm các ngân hàng Thụy Sỹ phải cứu trợ cả 2 nhóm để giải cứu ngành xuất khẩu lớn thứ 3 của Thụy Sỹ. Trong một loạt các gói giải cứu từ 1981 đến 1983, các ngân hàng Thụy Sỹ đã bơm hơn 550 triệu France Thụy Sỹ, trong cuộc khủng hoảng này, các ngân hàng đã chuyển sang Nicolas Hayek, chủ sở hữu của Hayek Engineering tại Zurich, công ty tư vấn hàng đầu ở Thụy Sỹ. Các ngân hàng ủy thác cho Hayek đưa ra kế hoạch giải cứu ngành công nghiệp đồng hồ. Nó được hoàn thành vào năm 1983, giải pháp cơ bản của Hayek là hợp nhất 2 nhóm thành một công ty và tách các thương hiệu ra khỏi các đơn vị sản xuất. Tất cả các đơn vị sản xuất sẽ tập trung bên trong ETA SA. Các thương hiệu, những đơn vị trước đây từng tạo ra các cỗ máy của riêng họ. Sẽ tập trung vào việc thiết kế, tiếp thị và bán hàng. Các ngân hàng đã chấp nhận kế hoạch và thuê Hayek thực hiện. Công ty mới có tên là SMH, ngày nay nó được biết với cái tên là SWATCH.

Có một lý do cho điều này, sau thành công của đồng hồ Delirium, Thomke và nhóm của ông đã khởi đầu một dự án bí mật mà họ gọi là Del Delirium Vulgare, tiếng la tinh là ” Delirium For the masses”, một dự án mà ETA sử dụng kĩ thuật để phát triển mẫu Delirium thạch anh Analog giá rẻ, mục tiêu là đưa Thụy Sỹ trở lại thị trường giá rẻ. Người Thụy Sỹ đã từng thống trị thị trường này với các cỗ máy cơ học sử dụng Pin-Lever ( nó rẻ và kém chính xác hơn) vào đầu những năm 1970, tuy nhiên họ đã mất thị trường này vào tay đồng hồ thạch anh giá rẻ ( loại này chiếm khoảng 44% sản lượng của Thụy Sỹ vào năm 1970). Delirium có thể giành lại thị trường này, đối với riêng mẫu này, để tiết kiệm không gian, ETA đã loại bỏ tấm dưới cùng của bộ máy và gắn trực tiếp các bộ phận lên nắp đáy. Họ cũng sẽ làm tương tự như vậy trong chiếc đồng hồ mới, nhưng không phải là để tiết kiệm không gian, mà là để cắt giảm chi phí, và nó sẽ sử dụng một bộ vỏ nhựa cho cùng một mục đích. ETA sẽ bán trực tiếp chiếc đồng hồ đã hoàn thành cho các nhà bán lẻ và tạo ra một dấu ấn lớn trên mỗi chiếc đồng hồ.

Vấn đề của Thomke là ông cần tiền đầu tư để làm đồng hồ. Các ngân hàng, đã mệt mỏi vì các gói cứu trợ đồng hồ trước đó, đã từ chối. Khi Hayek đến, Thomke chỉ cho anh ta thấy những kế hoạch bí mật cho Delirium Vulgare, và Hayek nói Thomke sẽ nhận được tiền từ các ngân hàng. Và thực tế điều đó đã diễn ra, ETA đã ra mắt đồng hồ nhựa vào năm 1983 dưới cái tên Swatch. Chỉ qua một đêm, Swatch đã gây sốc cho toàn bộ giới đồng hồ, không ai ngờ rằng người Thụy Sĩ sẽ tấn công vào thị trường cấp thấp, nơi mà trước đây họ không thể cạnh tranh do chi phí lao động quá cao.

Swatch đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng thạch anh đối với người Thụy Sỹ. Công nghệ thạch anh đã tàn phá nền công nghiệp của họ, tới năm 1985, nhân công làm đồng hồ đã giảm từ 89.450 xuống còn 32.000 ( so với năm 1970), và chạm đáy chỉ còn 28.000 vào năm 1988. Từ năm 1974 đến năm 1983, sản lượng đồng hồ Thụy Sỹ giảm kỉ lục từ 96 triệu chiếc xuống chỉ còn 45 triệu chiếc. Nhưng chỉ 2 năm sau khi Swatch ra mắt, sản lượng đã tăng trở lại tới 60 triệu chiếc. Năm đó , 80% sản lượng xuất khẩu đồng hồ Thụy Sỹ là đồng hồ thạch anh, 42% trong số đó là vỏ nhựa, và đó là hiệu ứng mang tên Swatch. Sau khi gần như mất hết tiền vào thời điểm 1983, SMH gần như chìm trong thời kì đen tối. Nhưng đế chế đã trở lại và thật nổi bật, ít ai ngờ rằng Hayek, thường được gọi là ” quý ngài Swatch”, đã đổi tên SMH năm 1998 thành tập đoàn Swatch.

Những tiến bộ trong công nghệ thạch anh vẫn được tiếp tục, ngày nay, có một thế hệ mới của cái gọi là đồng hồ siêu thạch anh với độ chính xác cực cao, đến từ các thương hiệu như Breitling và Grand Seiko, năng lượng mặt trời hay năng lượng ánh sáng ( như eco drive của Citizen) và công nghệ chạy bằng chuyển động ( như kinetic của Seiko). Junghans và Citizen trong những năm 1990 đã tiên phong trong những chiếc đồng hồ điều khiển vô tuyến nhận tín hiệu từ các đồng hồ nguyên tử.  Có kẻ lại tiên phong dẫn tới đồng hồ GPS ngày nay, nó nhận tín hiệu thời gian cực kì chính xác từ vệ tinh trong không gian – hãng Casio đã tiên phong vào năm 1990 với mẫu PRT-IGP.

Dấu hiệu rõ ràng nhất về tác động lan tỏa của công nghệ thạch anh đến thế giới đồng hồ, chính là sản lượng đồng hồ thạch anh được sản xuất mỗi năm. Năm 2015, theo hiệp hội đồng hồ nhật bản, có khoảng 1.46 tỉ đồng hồ đã được sản xuất, trong đó có 1,42 tỉ là thạch anh, chiếm 97% tổng số. Đồng hồ thạch anh Analog chiếm 81%, thạch anh kĩ thuật số chiếm 16%. Người ta vẫn hâm mộ đồng hồ cơ khí và đánh giá cao chúng vì sự phức tạp, tính nghệ thuật và sự hiếm có của chúng. Và có lẽ nên như vậy, bởi vì gần nửa thế kỉ sau khi Seiko ra mắt Astron, xét trên quan điểm sản xuất, thế giới đồng hồ gần như tràn ngập các mẫu thạch anh.

2.8/5 - (5 bình chọn)