*biên dịch bởi Lê Hoàng Thạch*

TRIẾT LÝ THIẾT KẾ ” GRAMMAR OF DESIGN”

“Thiết kế” là một từ mà phần lớn được áp dụng với việc thiết kế những cỗ máy đồng hồ trong 60 năm tồn tại đầu tiên của seiko. Chỉ trong nửa sau của những năm thập niên 1950, công ty mới bắt đầu chú ý tới việc thiết kế mặt số, bộ kim và bộ vỏ đồng hồ. Ngày nay, thiết kế là một phần trọng tâm cho việc phát triển các sản phẩm của Seiko.

TẦM QUAN TRỌNG NGÀY CÀNG TĂNG CỦA THIẾT KẾ

Trong câu chuyện về Seiko, thiết kế của họ không phải là những thứ đi tiên phong hay tạo ra được cuộc cách mạng. Thay vào đó, nó nổi lên như một loại hình nghệ thuật bí ẩn đến từ sự khéo léo, bị ảnh hưởng từ bởi những thông tin từ việc nghiên cứu thị trường và bởi một nhận thức mạnh mẽ của thị hiếu và nhu cầu.

Từ thập niên 1960 và đặc biệt là trong những năm 1970, sự tăng trưởng phi thường của doanh số bán hàng đồng hồ Seiko cho thấy, công ty đã đọc vị thị trường một cách rất chính xác trong thời gian dài cả về thiết kế lẫn công nghệ. Tuy nhiên, họ có rất ít những thiết kế riêng biệt  để có thể trở thành nổi bật như những ngôi sao. Thay vào đó. Đây lại là một câu chuyện về sự cải tiến đều đặn.

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2, khi Seiko bắt đầu khởi động lại việc sản xuất đồng hồ đeo tay, các nhà thiết kế duy nhất ở Seiko là những người phát triển ra những loại máy đồng hồ mới. Sau đó, hầu hết tất cả các đồng hồ Seiko đều có vỏ tròn, và bất kì sự thay đổi nào về mặt thiết kế đều bị hạn chế với các chi tiết nhỏ, đơn cử như sự thay đổi hình dạng của tai càng ( lug ). Kể từ những năm 1950, các nhân viên sản xuất vật liệu in ấn phục vụ cho việc sản xuất mặt số được coi là ” nhà thiết kế”.

Kể từ đó, ý nghĩa và tầm quan trọng của thiết kế đối với Seiko đã thay đổi để vượt lên trên mọi sự công nhận. Sự thay đổi bắt đầu từ năm 1965, khi khoa mục thiết kế lần đầu tiên được thành lập tại Suwa Seikosha, nhưng, ban đầu thì công việc chỉ giới hạn ở phần thiết kế mặt số. Vào năm 1958, có một bước tiến lớn khi Daini Seikosha lần đầu tiên quyết định tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp trường đại học ( đại học về thiết kế). Vào năm 1959, Taro Tanaka đã trở thành người tốt nghiệp đầu tiên được làm việc tại K Hattori & Co., Ltd. Lần đầu tiên trong lịch sử, công ty đã có sự chuyển dịch theo hướng xem xét thiết kế không chỉ ở phần mặt số, mà là toàn bộ chiếc đồng hồ.

Ông Tanaka tham gia vào thời điểm khi mà chẳng có ai trong công ty sử dụng một từ tiếng Nhật nào đồng nghĩa với từ ” thiết kế” trong tiếng anh ( design), và ông luôn gặp khó khăn trong việc giải thích vai trò của mình. Ông kể khi ông mới gia nhập công ty, công việc đầu tiên là ” tạo ra những thứ như thế”. Và thường thì, bộ vỏ và cỗ máy của Seiko được làm tương tự như những sản phẩm đến từ châu Âu. Vai trò mới tiên phong của ông trong công ty đã dẫn đến việc thiết lập các đường hướng mới cho việc thiết kế đồng hồ Seiko.

Khi Katano gia nhập công ty, có một cảm giác rằng mặc dù sản phẩm của Seiko có âm thanh máy móc cơ học, nhưng họ đã bị tụt lại phía sau ở phần thiết kế thân vỏ và mặt số. Vì vậy, đầu tiên, ông bố trí những thứ kinh nghiệm có được trong các nhà máy phải tham gia hợp tác với mảng thiết kế. Chẳng hạn như bộ vỏ và mặt số phải được sản xuất ở nhà máy. Ông tanaka đã nắm được trong tầm tay về nguyên liệu thô và các quy trình sản xuất đang được sử dụng ngay từ buổi đầu. Đồng thời, ông cũng đã trình bày với một cơ hội để có thể xem xét cẩn thận về một thiết kế tổng thể cho đồng hồ.

Ông giải thích, “vào một ngày nọ trong năm 1962, tôi đã đi tới quầy bán hàng của Wako, giống như mọi khi. Và tôi nhìn vào một trong những gian hàng, tôi thấy nhiều chiếc đồng hồ lấp lánh rực rỡ. Rồi tôi lại nhìn sang phía bên kia và thấy những chiếc đồng hồ tỏa ra những ánh sáng không đồng đều, sự khác biệt là quá rõ ràng. Những chiếc đồng hồ lấp lánh rực rỡ là những chiếc của Thụy Sĩ, và những chiếc có phần hoàn thiện mờ nhạt hơn là của Seiko.

Sự tương phản này là sự báo động với Tanaka, ông đã nghiên cứu chúng thật chặt chẽ và phát hiện ra rằng trong khi các bộ vỏ của các sản phẩm Thụy Sỹ bao gồm các bề mặt phẳng và hình nón hoàn toàn trơn tru không bị biến dạng, thì mặt và niềng bezel của các sản phẩm đến từ Seiko lại bị biến dạng do kĩ thuật sản xuất của hãng. Đa số đồng hồ Seiko thời điểm đó đều có vỏ bằng đồng được đánh bóng bằng cách sử dụng các máy mài bóng, sau đó được mạ crom hoặc mạ vàng. Dường như rất ít thứ có thể được thực hiện với bộ vỏ.

Ông tin rằng Seiko phải sản xuất những sản phẩm chất lượng cao có thể sánh ngang hoặc thậm chí là vượt qua những sản phẩm từ Thụy Sỹ, và với tầm nhìn đã thường xuyên giúp Seiko khác biệt hẳn khỏi các công ty khác, ông quyết tâm sẽ giải quyết vấn đề này. Ông đã tạo ra một công thức thiết kế và sau này đã trở nên rất nổi tiếng trong công ty, có tên là ” SEIKO’S GRAMMAR OF DESIGN – NGỮ PHÁP THIẾT KẾ CỦA SEIKO”.

Ông bắt đầu bằng cách tạo ra các bộ vỏ và mặt đồng hồ có bề mặt hoàn toàn bằng phẳng, với các đường cong hai chiều trên khung bezel làm tính năng phụ. Đường cong 3 chiều không được sử dụng như một quy luật chung. Ông cũng quyết định rằng tất cả mọi sự biến dạng phải bị loại bỏ khỏi mặt số, để nó có thể được hoàn thiện sáng như gương. Đây chính là cơ sở chung cho phong cách thiết kế mới của Seiko.

Mẫu đầu tiên nhận được sự thay đổi là 44GS của nhà máy Daini Seikosha, nó được sản xuất vào năm 1967. Sau đó, Grammar Of Design được chuyển qua cho Suwa Seikosha và áp dụng cho mẫu 6IGAW vào năm 1968, và trong cùng năm đó nó cũng được áp dụng vào mẫu 45GSC mới của Daini Seikosha. Nguyên tắc thiết kế và sản xuất của Tanaka đặt ra tiêu chuẩn mới cho đồng hồ chất lượng cao và độ chính xác cao của Seiko. Nhưng kĩ thuật này chỉ áp dụng cho đồng hồ chất lượng cao vì nó rất tốn công sức và do đó không thể thực hiện được với các sản phẩm giá rẻ

Grammar Of Design là chứng nhân cho sự xuất hiện của phong cách Seiko, thể hiện rõ ràng nhất trong những chiếc Grand Seiko và King Seiko tạo ra cho thị trường nội địa vào những năm 1960 đến đầu thập niên 1970. Các quy tắc của Grammar Of Design được áp dụng trong vòng 20 năm, nhưng khái niệm này cuối cùng đã bị bỏ qua khi nhu cầu ngày càng tăng về các phong cách thiết kế khác nhau đã buộc các nhà thiết kế của Seiko mở rộng tầm nhìn của họ vượt ra ngoài các quy tắc nghiêm ngặt của Grammar. Mặc dù có khá ít người trong Seiko ngày nay từng nghe về Grammar Of Design, thì tầm quan trọng của nó vào thời điểm đó đã được so sánh với thành công của Seiko trong các cuộc thử nghiệm chính xác tại các đài quan sát thiên văn Thụy Sỹ, hay thậm chí là với sự phát triển của đồng hồ Thạch anh. Ông Tanaka cũng có quyền tự hào khi đã tham gia vào một số phát kiến quan trọng khác. Ông đã giúp thiết kế ra đồng hồ bấm giờ cho thế vận hội Tokyo và Series Seiko 5, cũng như đồng hồ Seiko Professional Diver ‘s Watch 600.

3.5/5 - (2 bình chọn)