( biên dịch bởi LÊ HOÀNG THẠCH) 

HỌC NGHỀ

Khi nhà máy đầu tiên được thành lập các thợ thủ công muốn tìm kiếm thợ đồng hồ , nên seikosha không còn cách nào khác ngoài tuyển dụng học sinh tốt nghiệp tiểu học và đào tạo họ . ngay từ năm 1987, khoảng 300 học sinh đã được đưa vào nhà máy , nhưng không rõ khi nào thì việc học kết thúc . sau khi học nghề xong , họ đã được phân bổ vào các máy trạm khác nhau . vào kỉ nguyên minh trị sau đó , khoảng 1 nửa số nhân viên của seikosha có lẽ là cựu học sinh của cơ sở đào tạo nội bộ này, bao gồm nhiều thợ làm việc và những thợ thủ công có kĩ năng quan trọng .

Trong thời gian này, bà haruko ( mẹ người sáng lập) thiết lập mối quan hệ mật thiết với nhân viên của công ti ,cả học sinh lẫn cựu học sinh . một ví dụ đơn cử , như vào năm 1896 , kichitaro kurimoto được thuê để nấu ăn cho những người nội trú , làm việc dưới sự hướng dẫn của haruko , anh này là đồng hương của bà và nghĩ đến việc tự mình đi theo bà . anh đã thiết lập một mối quan hệ gần gũi với bà và trở thành người quản lý nhân sự . những chỉ dẫn của kurimoto đã được thi hành trong nhà máy , với quyền lực gắn với tư cách là người đại diện cho bà haruko.

Cái chết của haruko ở tuổi 84 , vào tháng 4 năm 1915 đã tạo động lực cho sự thay đổi . cho đến thời điểm này , kintaro đã trực tiếp quản lí kho đồng hồ ở ginza và nhà máy seikosha ở honjo . mỗi buổi sáng ông làm việc trong cửa hàng và đến nhà máy vào mỗi chiều . một bộ phận quản lí đã được thành lập  một cách không chính thức vài năm trước khi K hattori ra đời vào 1917 , và điều này đã tạo ra một cơ cấu quản lí cấp cao có hệ thống . sau cái chết của haruko , quản lí của seikosha đã được ủy thác cho 3 người , những mối quan hệ thân thiết cũ đã được haruko thành lập với nhân viên bị hủy bỏ , mối quan hệ quản lí lao động hiện đại đã được áp dụng.

Ngài kintaro đứng đầu bộ 3 , các thành viên khác của nhóm quản lí này là michio shinohara và genzo kawada , cả 2 người này đều là con rể. Ông shinohara đã trở thành giám đốc và là đại diện quản lí toàn thời gian tại seikosha , còn ông kawada chịu trách nhiệm về các đơn đặt hàng về đạn dược và máy móc tại nhà máy .

Sau những khó khăn trong thập niên đầu thế kỉ 20 , khi nhiều đối thủ bị buộc phải ngừng kinh doanh , thì sự tăng trưởng của thị trường lại bắt đầu thu hút một số lượng những đối thủ cạnh tranh mới từ 1912. Seikosha từ lâu đã là nhà sản xuất duy nhất cho các loại đồng hồ và đồng hồ bỏ túi , nhưng vào năm 1922 , tại tokyo đã hiện diện tới 22 nhà máy sản xuất đồng hồ. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên , những nhà xưởng mới thành lập này đã cố gắng làm xáo trộn lượng nhân công của seikosha , công ti đã cố gắng hết sức để ngăn chặn điều này , nhưng vấn đề là công ti không thể cung cấp thêm các điều kiện ưu đãi , đặc biệt là tiền lương , dẫn đến bị mất nhân công vào tay các đối thủ . kết quả là bí quyết của seikosha đã được lan rộng tới hầu hết các nhà máy đối thủ và dẫn tới sự cạnh tranh có kiểm soát.

Có một cách tiếp cận kinh doanh lâu dài của kintaro cho phép K hattori tồn tại , với sự đổi mới trong một lĩnh vực được tài trợ bởi lợi nhuận từ bộ phận khác . nhà máy sản xuất đồng hồ báo thức và bỏ túi của seikosha đã có những thua lỗ ở thời điểm đầu tiên , và được hỗ trợ bởi lợi nhuận từ việc sản xuất đồng hồ treo tường .việc sản xuất đồng hồ báo thức đã bị đình trệ sau một vài năm , sau đó tăng sản xuất trở lại và hỗ trợ cho việc sản xuất đồng hồ bỏ túi , mảng này đã không thu được lợi nhuận trong khoảnh thời gian tới 15 năm. Các đơn vị đồng hồ bỏ túi bắt đầu có lợi nhuận lần đầu tiên vào năm 1911 , 16 năm sau khi mẫu 22 ligne cylinder được tung ra . tới năm 1921 , nhà máy seikosha đã sản xuất được 321.762 chiếc trong nhà xưởng , trị giá 3.539.382 yên nhật , trong thời gian này , sản phẩm tốt nhất về mặt công nghệ chế tác đồng hồ bỏ túi là chiếc 16 ligne ” empire” , ra mắt lần đầu tiên năm 1909 , đây là một mặt hàng sang trọng với 15-17 chân kính , mỗi năm sản xuất khoảng 150 chiếc đặt hàng cho hoàng gia mua làm quà tặng .

Vào đầu thập niên 1920 , việc mở rộng theo chiều ngang lẫn chiều dọc của đế chế kinh doanh kintaro , kèm theo việc sử dụng công nghệ tiên phong đã giúp k hattori & co trở thành nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp đồng hồ ở nước nhật. Nhưng vào năm 1923 , một trận động đất lớn xảy ra và khiến cho trụ sở công ti ở quận ginza và nhà máy seikosha bị phá hủy , và công ti lại phải bắt đầu một sự khởi đầu mới .

Kintaro lúc này đã ngoài 60 tuổi , có thể bị sốc trước thảm họa này . nhưng không , nguồn năng lượng bên trong ông không hề suy suyển , ông đã bỏ ra tất cả nguồn lực cá nhân của mình dồn vào công ti để xây dựng lại nhà máy , thật đáng ngạc nhiên là chỉ sau vài tháng , ông lại có thể tiếp tục sản xuất đồng hồ các loại trong các lán trại dựng tạm , sử dụng các công nhân có tay nghề để làm việc. Sau trận động đất , hỏa hoạn đã cướp đi 1500 chiếc đồng hồ trong công ti , những chiếc này đang được khách đặt hàng hoặc gửi lại sửa chữa . thay vì nhìn nhận việc này như một vấn đề lớn , kintaro đã biến nó thành một cơ hội để gia tăng danh tiếng của seikosha về sự quan tâm tới khách hàng của ông cũng tuyệt vời như cho nhà máy . tất cả những chiếc đồng hồ bị mất được thay thế bởi một chiếc đồng hồ mới tương tự , chính hành động này đã nâng cao uy tín của công ti lên một tầm cao mới : cử chỉ này được đánh giá cao và đã đưa được các giá trị truyền thống vào ngành công nghiệp đồng hồ.

CHIẾC ĐỒNG HỒ MANG TÊN “SEIKO” ĐẦU TIÊN

Chỉ vài tháng sau trận động đất ,  công ti đã tạo ra một chiếc đồng hồ hoàn toàn mới và nó đã được bán vào tháng 12 năm 1924. Đây là chiếc đồng hồ đầu tiên mang tên ” seiko” trên mặt số , thương hiệu lần đầu tiên được giới thiệu ra thế giới , có nghĩa là chính xác và đáng tin cậy. Ngoại trừ một thời gian ngắn thuộc thế chiến 2 , tất cả sản phẩm đồng hồ của kintaro hattori đều được thống nhất dưới cái tên mới này , một cái tên sẽ sớm trở thành một thương hiệu giá trị nhất trong toàn ngành công nghiệp đồng hồ.

Vào giữa những năm 1920 , khi thế giới gần tiến tới cuộc suy thoái kinh tế , kintaro lại tiếp tục thực hiện một cách tiếp cận chắc chắn , áp dụng nhiều công nghệ mới vào nhà máy và điều này đã tác động rất tốt tới seikosha , năm 1927 , chiếc đồng hồ đeo tay dành cho nữ giới nhỏ nhất sản xuất tại nhật bản ra đời , giống như khi người nhật bắt đầu sử dụng đồng hồ đeo tay.

Nhà máy mới được xây dựng lại đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các nhà sản xuất ở trong lẫn ngoài nước , và họ đã sống sót. Chất lượng sản phẩm của hãng đã tăng lên đáng kể , nhờ vào việc đầu tư trang thiết bị mới , và chấn thương từ thảm họa 1923 đã chỉ còn là câu chuyện của quá khứ. Doanh số bán hàng liên tục gia tăng , đạt đỉnh vào năm 1937 , với 2 triệu sản phẩm được bán ra , chiếm tới một nửa tổng lượng sản phẩm của nhật bản . kintaro hattori đã không còn sống để trông thấy điều này , ông mất năm 1934 ở tuổi 75.

Sau cái chết của ông , hai người con trai là genzo và shoji đã kế tục thành công việc kinh doanh của gia đình. Công ti đã tồn tại và thịnh vượng vì họ luôn bị cuốn vào công việc và tin vào chính bản thân mình , họ luôn tin tưởng vào sự đổi mới và thừa hưởng khả năng kì diệu từ người cha mình , để có thể nhận biết được điều gì là là tốt nhất cho công ti và tương lai của nó.

Nhà máy seikosha mới xây đã cải tiến chất lượng sản phẩm của mình sau những lời phàn nàn về chất lượng . sau trận động đất , công ti đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước và từ thụy sĩ. Nhưng với những sản phẩm được cải tiến , seikosha đã tăng doanh thu của mình tại thị trường nội địa.

Một trong những động thái quan trọng đầu tiên của nhóm quản lí mới là tạo ra một công ti con mới , có tên là daini seikosha , được thành lập vào năm 1937 và tiếp quản các hoạt động sản xuất đồng hồ của seikosha. Daini theo tiếng nhật có nghĩa là số 2 , ngày nay được biết dưới cái tên seiko instruments .cũng trong năm đó , công ti đã có một khoảng thời gian may mắn khi chính phủ nhật bản phát động chiến tranh tại trung hoa ( chiến tranh trung nhật ) , lần đầu tiên seiko thoát khỏi sự cạnh tranh với đồng hồ thụy sĩ , tuy nhiên do cuộc chiến tranh tại trung quốc và chiến tranh thế giới vẫn tiếp diễn , nên seikosha đã hạ lệnh giảm sản lượng đồng hồ dân dụng , và tăng cường sản xuất thiết bị hẹn giờ quân sự và đồng hồ hải quân .

Những nỗ lực đáng kể đều dồn vào đồng hồ bỏ túi và đeo tay. Đến năm 1940 , công ti mới này đã sản xuất ra đồng hồ 3 kim đeo tay đầu tiên của nhật bản. Và giống như tất cả các sản phẩm có từ năm 1924 . chiếc đồng hồ mới nhất cũng mang nhãn hiệu seiko. Việc đặt tên seiko được tiếp nối vào năm sau dành cho chiếc đồng hồ bấm giờ chronograph bỏ túi đầu tiên của nhật bản , và tới năm 1942 , một chiếc đồng hồ hải quân đi biển đã được sản xuất từ đơn đặt hàng của hải quân đế quốc nhật . K hattori & co ltd đã trở thành nhà sản xuất đồng hồ tích hợp duy nhất tại nước nhật , với seikosha tập trung làm đồng hồ treo tường , để bàn còn daini seikosha làm đồng hồ đeo tay và bỏ túi.

BỊ PHÁ HỦY LẦN 2 .

Vào ngày 9 tháng 4 năm 1945 , chỉ 22 năm sau trận động đất lớn ở kanto đã phá hủy nhà máy seikosha , thì giờ đây bom mìn( của các nước đồng minh )  lại tàn phá nhà máy sản xuất đồng hồ đeo tay daini seikosha kameido. Bộ phận duy nhất còn tồn tại là nhà máy suwa , nằm ở tỉnh nagano , cách tokyo khoảng 100 dặm.

Vào cuối thế chiến , seiko thoát khỏi nghĩa vụ sản xuất vật dụng quân sự , và việc chế tạo đồng hồ lại được tiếp tục . trước chiến tranh , nhà máy đồng hồ đại hòa – daiwa kogyo ở cùng khu vực với suwa đã hợp tác với daini seikosha , vào cuối cuộc thế chiến , một số lượng lớn máy , công cụ và linh kiện đồng hồ được vận chuyển từ tokyo tới và nơi đây trở thành một nhà máy sơ tán cho daini seikosha . kết quả là công ti đã có thể tiếp tục sản xuất đồng hồ đeo tay vào đầu tháng 8 năm 1946.

Chiến tranh thế giới thứ 2 đã đem tới những ảnh hưởng tai hại cho ngành công nghiệp nhật bản , và seikosha cũng không thoát khỏi tác động đó. Nhà máy của seiko đã phải chuyển sang sản xuất đồ dùng cho quân đội , các vấn đề về nguồn nguyên vật liệu thô phát sinh. Nguồn cung bị khan hiếm, và dù sự khan hiếm đã kích thích việc sản xuất trong nước những loại nguyên liệu mà trước đây chỉ có thể nhập khẩu , thì vấn đề thiếu hụt nguồn cung vẫn rất nghiêm trọng , giá nguyên vật liệu , đặc biệt là kim loại tăng phi mã , việc nhập khẩu thép từ anh và thụy điển để sản xuất dây cót bị dừng lại hoàn toàn .

Trong chiến tranh , vật liệu từ nhà máy luyện sắt kyushu yahata được sử dụng để sản xuất dây cót , nhưng điều này lại dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh , chất lượng không đồng đều, kết quả rất trì trệ.thiếu sự cạnh tranh quốc tế do hạn chế nhập khẩu đã phá hủy động lực sáng tạo hoặc cải tiến . vào cuối cuộc chiến , đồng hồ của seiko được bán rất nhanh nhưng chất lượng không cao và sản phẩm của seiko thậm chí còn không cạnh tranh nổi với những sản phẩm giá rẻ sẵn có tại nhật bản , do chúng được trang bị các cỗ máy thụy sĩ bên trong bộ vỏ nhật bản . các mẫu được làm bởi seiko sau chiến tranh chỉ hiển thị giờ và phút , phong cách ảnh hưởng từ trước và trong thời chiến .

Thử thách cam go nhất mà seiko phải đối mặt là cần phải tránh xa các cỗ máy thời kì tiền chiến một cách càng sớm càng tốt , và bắt đầu sản xuất những chiếc đồng hồ mới cho một kỉ nguyên mới. Nhưng chỉ đến năm 1948 phiên bản đồng hồ với kim giây mới được giới thiệu, và nó chỉ là một phiên bản chỉnh sửa từ các cỗ máy 2 kim cũ , chứ không phải được thiết kế ngay từ đầu là một chiếc đồng hồ 3 kim. Dòng đồng hồ đầu tiên của seiko có kim giây giây trung tâm được gọi với cái tên là ” super”. Nó đã được phát triển tại nhà máy suwa của daini seikosha và với kiểu dáng hiện đại thì nó đã chứng tỏ đây là một thành công lớn. Nó cho phép seiko chống lại sự phát triển của những chiếc đồng hồ 3 kim thô kệch , sử dụng các cỗ máy hai kim từ nước ngoài đã được hoán cải bởi một số cửa hàng đồng hồ nhật bản, họ sử dụng những bộ dụng cụ kém chất lượng hơn để đáp ứng nhu cầu. Việc giới thiệu chiếc super đã cho thấy sự khởi đầu của một kỉ nguyên mới cho seiko, một lần nữa, seiko lại vươn lên dẫn đầu trong ngành công nghiệp đồng hồ nhật bản.

Nhà máy kameido của daini seikosha tại tokyo đã đáp lại bằng cách giới thiệu sản phẩm unique, một sản phẩm tương tự như super, nhưng mỏng hơn 0.3mm. Điều này đã đánh dấu sự khởi đầu cho một giai đoạn cạnh tranh lành mạnh giữa kameido của daini seikosha và suwa. Suwa đã giới thiệu một chiếc đồng hồ mới và chính xác cao vào năm 1956 có tên là marvel. Hai nhà máy đã đáp ứng nhu cầu thiết kế đồng hồ và thậm chí tốt hơn bằng cách cạnh tranh vì vinh quang. Và rốt cục thì người chiến thắng là công ti của họ. Sự cạnh tranh thân thiện này tập trung vào việc đạt được những cải tiến về mặt kĩ thuật và giúp đưa công nghệ đồng hồ của nước nhật lên tầm đẳng cấp thế giới.

THIẾT KẾ DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU

Sau chiến tranh, Các kĩ sư có tay nghề cao đã được sử dụng để thiết kế ra các mẫu đồng hồ mới, và dựa vào thiết kế của họ về nghiên cứu khoa học. Kết quả là những sản phẩm đầu tiên đều là các sản phẩm gốc của seiko, và chúng đã nhanh chóng bắt kịp những tác phẩm của các nhà sản xuất tại châu âu. Vào giữa những năm 1950, doanh số bán hàng của seiko vẫn còn thấp hơn so với người thụy sĩ, đồng hồ của họ cuối cùng đã xuất hiện trở lại trên thị trường nhật bản sau khi chiến tranh chấm dứt. Giải pháp mà seiko đưa ra là phải giảm bớt khoảng cách về mặt kĩ thuật của các cơ sở sản xuất nội địa với các nhà sản xuất đồng hồ nước ngoài. Mục tiêu đầu tiên của họ là sản xuất các bộ phận với phương pháp sx hàng loạt , đủ để thay thế cho nhau hoàn toàn và không dựa vào thiết kế của các mẫu ngoại nhập.

Các máy móc tự động tiên tiến nhất đã được nhập khẩu, một số máy khác được công ti tự làm với độ chính xác đủ để các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau, điều này cuối cùng cũng chấm dứt hội chứng ” đường chéo” lắp ráp trong những năm trước đó ( ám chỉ máy móc , sản phẩm có độ dung sai lớn không lắp lộn hay thay thế cho nhau được). Chi phí đã được tiết giảm, và trong những năm đầu của thập kỉ 1950, băng chuyền đã được giới thiệu áp dụng cho dây chuyền sản xuất đồng hồ các loại. Đến năm 1965, hãng seiko được cho là đã có các đơn vị sản xuất tự động đứng đầu trong bất kì khâu nào trong thế giới đồng hồ. Do vậy , các thành phẩm đầu ra của họ đã không còn phụ thuộc vào một số ít các thợ thủ công lành nghề.

Việc sản xuất hàng loạt kèm chất lượng tốt đã giúp cải thiện doanh số bán đồng hồ seiko trên khắp thế giới, lần đầu tiên họ đã bán được số lượng lớn, và sản lượng xuất khẩu đồng hồ của seiko đã vượt quá số lượng của các quốc gia khác bao gồm cả thụy sĩ. Cuối cùng , thành công của seiko tại thị trường xuất khẩu đạt được nhờ vào chất lượng chính xác của đồng hồ. Không chỉ dựa vào chi phí thấp hoặc sản xuất theo khối lượng lớn, giờ đây họ đã bắt đầu thể hiện sự nghiêm túc trong việc chăm chút cho đồng hồ giống như các nhà chế tác đến từ thụy sĩ. ( hết chương 3)

LƯU Ý :

một số bạn sẽ thắc mắc sự loằng ngoằng giữa suwa và daini . lúc thì suwa của daini , lúc thì cạnh tranh giữa suwa và daini . thực tế là daini là một phần của seikosha với tư cách ” ông trùm” mảng chế tạo sản xuất , nhà máy suwa là một nhà xưởng trực thuộc daini , nên thời gian đầu người ta đều phải ghi rõ ” nhà máy suwa của daini seikosha ” , nhưng đến cuối thế chiến 2 , trụ sở daini ở tokyo bị đánh bom , cơ sở sản xuất tạm thời di tản lên suwa , nhờ số sản lượng máy móc này mà suwa rất mạnh và dần độc lập , tới năm 1959 , thì suwa sát nhập với 1 công ti đồng hồ có tên là đại hòa ( daiwa kogyo) thành suwa seikosha co.ltd và độc lập với trục sở chính là daini seikosha tại tokyo , còn thời gian trước 1959 vẫn là 1 phần của daini . 2 cơ sở này đã diễn ra cuộc cạnh tranh rất gay gắt , nên nhiều bạn sẽ rất dễ bị lẫn lộn nếu ko nghiên cứu kĩ.

5/5 - (1 bình chọn)