* biên dịch từ monochrome bởi Lê Hoàng Thạch*
Quay trở lại những năm 1969, hãng Zenith đã giới thiệu một cỗ máy mà sau này đã trở thành biểu tượng, một trong những cỗ máy bấm giờ tự động đầu tiên thế giới, và cũng là vị vua chính xác của thế kỉ 20, hoạt động ở tần số 5hz và chính xác đến mức 1/ 10 giây. Tên của nó là : El Primero. Tại Basel World, nhà sản xuất đồng hồ vùng Le Locle đã đưa ra một cỗ máy tần số cao hấp dẫn cho thế kỉ 21 này : mức dao động là 50Hz, độ chính xác lên đến 1/100 giây, vẻ ngoài hiện đại, hở máy! Đây là Zenith Defy El Primero 21… Và nó nhanh, rất nhanh!
Câu chuyện về Zenith El Primero gần như đã trở thành huyền thoại, khi chúng ta bắt đầu nói về những tượng đài trong giới chế tạo đồng hồ, thì phần lớn thời gian chúng tôi dành cho ” watches” ( đồng hồ bỏ túi, đeo tay, đeo cổ, khác với clock cũng là đồng hồ nhưng là dạng treo tường. Để bàn, đứng). El Primero là một trong số ít các cỗ máy mang tính biểu tượng. Nó được ra mắt vào năm 1969, nó là một trong những cỗ máy tự động bấm giờ đầu tiên trên thế giới. Nó có một kết cấu ấn tượng : chronograph dạng tích hợp đầy đủ bởi rotor trung tâm và bánh xe dạng cột Column wheel… Nhưng điều làm cho nó đặc biệt, ngay cả tới tận ngày nay chính là tần số dao động cao, không phải 3 hay 4hz như nhiều mẫu bấm giờ khác, nó là 5hz/36.000_vph – có nghĩa là nó sẽ có kim giây quét chính xác 1/10 giây. Tuy nhiên, đối với Zenith, điều đó đã qua và dành cho thế kỉ 20, và họ đã quyết đinh phải nâng cấp biểu tượng của họ ngay trong năm Basel World 2017, một sự cần thiết để bước chân vào thế kỉ 21.
ZENITH DEFY EL PRIMERO 21 – TỪ 5HZ ĐẾN 50HZ.
5 hz….. Đối với dân chơi đồng hồ, đó không chỉ đơn giản là một con số. 5hz có nghĩa là độ chính xác cao hơn và có khả năng ghi lại khoảng thời gian chính xác hơn. 5hz tương đương 10 nhịp mỗi giây ( 1hz là 1 dao động, tương đương 2 nhịp). Cho phép bạn đo tới 1/10 giây, chứ không phải 1/6 giây như đồng hồ 3hz hoặc 1/8 giây như loại 4hz. Bên cạnh độ chính xác cao hơn, phép đo chính xác tới 1/10 giây tạo ra sự chặt chẽ hơn với khái niệm thời gian của chúng ta. Các giá trị gia tăng khác với tần số 5hz là khả năng đạt được các phép đo thời gian chính xác hơn, và kim giây chronograph sẽ vận hành siêu mịn.
Với Zenith Defy El Primero 21, nó không chỉ là những cải tiến nhỏ mà đây là một thành tựu kĩ thuật lớn, tần số 50hz không phải là mới trong giới đồng hồ, thường xuất hiện ở các bản mẫu hoặc những chiếc rất cao cấp ( ví dụ như Tag Heuer Mikrograph), nhưng ở đây, Zenith có một mẫu tần số dao động cực cao trong mức giá rất tốt – tầm 10 ngàn đô la và cũng có nghĩa là nó được sản xuất trên quy mô lớn. Xét về mặt kĩ thuật, chiếc Defy 21 cho độ chính xác lên gấp 10 lần, làm cho kim giây quét nhanh hơn.
Về mặt hiển thị, Zenith đã phải đưa vào El primero một khái niệm mới về kim giây trung tâm siêu nhanh – quay quanh mặt số 1 lần mỗi giây. Bản gốc có từ năm 1969 sử dụng một màn hiển thị 3 ô phụ, kim giây chronograph ở trung tâm, ô 12 giờ tại góc 6 giờ, ô 30 phút tại góc 3 giờ và kim giây nhỏ tại góc 9 giờ. Ở chiếc đồng hồ mới kim giây chronograph đặt ở trung tâm, bộ đếm 30 phút ở góc 3 giờ, bộ đếm 60 giây ở góc 6 giờ và kim giây nhỏ đặt ở 9 giờ. Và ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về có chế ẩn sau đó.
ZENITH DEFY EL PRIMERO 21 – CẤU TRÚC CÂN BẰNG KÉP.
Những người có hiểu biết một chút về đồng hồ, sẽ biết được ngay rằng một chiếc đồng hồ vận hành liên tục ở tần số 50hz sẽ gặp vấn đề : tiêu thụ năng lượng lớn, các chi tiết hao mòn nhanh…đây là lí do tại sao, giống như nhiều chiếc Chronograph chạy ở tần số siêu cao, Defy 21 lại sử dụng cấu trúc cân bằng kép. Vì vậy, phần hiển thị thời gian của đồng hồ ( giờ, phút giây) sẽ được vận hành ở 5Hz/36.000 vph thông thường của El Primero, điều này đồng nghĩa với việc chiếc đồng hồ vẫn sẽ giữ được khả năng trữ cót tới 50 giờ và được chứng nhận COSC. Cỗ máy cơ sở vẫn tương đương với bản năm 1969, lên dây tự động bằng bánh đà lên cót trung tâm.
Tuy nhiên, phần Chronograph lúc này sẽ được kiểm soát bởi một bộ cân bằng thứ 2. Nó vận hành ở tần số 50HZ/360.000 vph. Hãy tưởng tượng một chiếc đồng hồ được trang bị hai “hộp số” độc lập : một cái dành cho xem giờ và một cái cho bấm giờ. Mỗi hệ thống sẽ có hệ thống dẫn động và bộ thoát riêng. Và không có khớp ly hợp. Trong thực tế, Defy El Primero 21 mới có hai thùng chứa cót, và phần núm điều chỉnh lên dây giờ đây sẽ hoạt động theo cả 2 hướng : theo chiều kim đồng hồ cho Chronograph và ngược chiều kim cho tính năng xem giờ. 25 vòng quay là đủ cho việc tích hợp 100% năng lượng cho Chronograph. Phần bánh đà lên cót, thiết kế dạng mở có hình ngôi sao, nó xử lí 1 chiều cho chức năng xem giờ. Do tần số quá cao, tiêu thụ năng lượng gấp 10 lần so với ban đầu và do đó. Bạn chỉ có 50 phút dành cho kim giây Chronograph – tất nhiên đó chỉ dành cho kim bấm giờ, còn đồng hồ thì vẫn chạy bình thường. Năng lượng còn lại của kết cấu bấm giờ được chỉ định bằng 1 thang báo ở góc 12 giờ ngay trên mặt số
Sự mới lạ thứ hai xuất phát từ vật liệu được sử dụng cho các lò xo cân bằng. Từ Kết quả của việc chạy với tần số quá cao, thì các vật liệu tiêu chuẩn không thể áp dụng được ở đây. Các lò xo cân bằng được làm từ Carbon Matrix Carbon Nanotube Composite ( loại vật liệu được cấp bằng sáng chế mới). Có khả năng chống mài mòn, không nhạy cảm với nhiệt độ và chống lại được sự ảnh hưởng của từ trường. ( vượt quá 15.000 Gauss). Điều chỉnh bộ thoát được định vị ngay phần mặt của cỗ máy, bộ điều chỉnh thứ 2 và nhỏ hơn được đặt ở phía sau, dễ dàng nhìn thấy thông qua nắp đáy trong suốt ở cả 2 phiên bản.
Sức mạnh của Defy El Primero 21 không quá đặc biệt về tần số hay cấu trúc, bởi đã từng xuất hiện trong quá khứ, nhưng rõ ràng là nó đã được công nghiệp hóa, Zenith không phải là kẻ duy nhất làm ra công nghệ này. Nhưng họ đã thành công trong việc sản xuất hàng loạt. Đã có sự thay đổi về số lượng thành phần, từ 278 trong máy tiêu chuẩn El Primero 400 xuống còn 203 trong cỗ máy Defy 21. Cỗ máy dày hơn một chút : 7.9mm so với 6.5 mm .
GIAO DIỆN HIỆN ĐẠI
Bạn có thể thấy rõ tầm ảnh hưởng của Biver ( người đứng đầu Zenith mới bổ nhiệm) đối với mẫu đồng hồ này, nó không chỉ là cỗ máy bước vào thế kỉ 21, mà nó còn có một vẻ ngoài khác biệt. Chiếc Zenith Defy El Primero 21 làm dựa trên bộ vỏ dạng Monobloc 44mm ( gần giống với Tonneau chữ nhật) đi kèm một niềng bezel tròn cao, tai càng tích hợp với dây đeo cao su kết hợp da – tất cả các chi tiết đều gợi nhớ tới Hublot gần đây và Tag Heuer. Tuy nhiên, bản sắc của thương hiệu vẫn không bị mất đi và chúng ta vẫn có thể nhận ra sự tinh tế của Zenith trong chiếc đồng hồ này. Một điều cần lưu ý : vì vỏ là titan grade 5 hoặc nhôm, dù khá lớn những vẫn có thể đeo được trên cổ tay cỡ nhỏ nhờ dây đeo có hình dạng rất tốt.
Phần mặt số vẫn nằm trong mạch thiết kế của Zenith, phiên bản chúng ta đang nhìn vào có màu bạc và đen – dễ dàng nhận thấy đây là phong cách của Zenith, các chỉ số, kim và phông chữ cổ điển, thậm chí trên bản lộ máy cũng áp dụng hai màu sắc xanh và xám – nó gợi nhớ tới những phiên bản Chronograph 1969 huyền thoại.
KẾT LUẬN
Zenith Defy El Primero 21 đại diện cho một kỉ nguyên mới cho thương hiệu đến từ vùng Le locle. Có một tiềm năng kĩ thuật to lớn ẩn đằng sau những bước đi của nhà sản xuất, và chiếc đồng hồ mới đã chứng minh rằng công nghệ cao có thể đi kèm với mức giá hợp lý. Bạn có thể mua chiếc đồng hồ 50hz này với giá 10.600 USD ( bản thường, vỏ titan), 11.600 USD ( bản lộ máy, vỏ titan) và 12.600 USD ( vỏ nhôm, lộ máy).