* biên dịch bởi Lê Hoàng Thạch từ bobswatches*

Rolex thường được biết đến với các cỗ máy cơ học chính xác và đáng tin cậy, nhưng đã có thời kì công ty này đã lên chuyến tàu có tên là ” thạch anh”, mà cho tới ngày nay người ta thường nhắc tới nó bằng cái tên ” khủng hoảng thạch anh”.

Vào đầu những năm 1970 và 1980, xu hướng trong ngành chế tạo đồng hồ là hướng tới các cỗ máy thạch anh ít tốn kém và chính xác hơn thay cho các cỗ máy cơ học phức tạp. Nó được coi là một cuộc khủng hoảng vì gần như đã lật đổ toàn bộ ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ thụy sỹ, với phần lớn đồng hồ thạch anh được tạo ra bởi Nhật Bản và Hoa Kì. Một vài nhãn hiệu hàng đầu, bao gồm Rolex đã giới thiệu đồng hồ thạch anh của riêng họ, ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng xem xét kĩ hơn về sự phát triển và tiến hóa của Rolex Oyster quartz.

TIỀN THÂN : ROLEX DATE 5100

Chiếc đồng hồ Rolex thạch anh đầu tiên là dòng Date 5100 giới hạn, đi kèm với cỗ máy Beta 21. Sự phát triển của Beta 21 là kết quả của sự liên kết của hơn 20 nhãn hiệu đồng hồ thụy Sỹ, bao gồm cả Rolex để thành lập ra trung tâm nghiên cứu công nghệ thạch anh : CENTRE ELECTRONIQUE HORLOGER ( viết tắt là CEH), với nhiệm vụ là tạo ra các cỗ máy đồng hồ điện tử. Beta 21 được sử dụng bởi rất nhiều nhãn hiệu đồng hồ Thụy Sỹ trong những chiếc đồng hồ thạch anh của họ.

Rolex chỉ sản xuất 1000 chiếc Date 5100 và nó nhanh chóng bán hết. Không chỉ là cỗ máy thạch anh đầu tiên của Rolex mà thiết kế của Date 5100 cũng rất độc đáo. Được chế tạo hoàn toàn từ vàng hồng 18k, Date 5100 nổi bật với bộ vỏ và dây đeo kim loại tích hợp được coi là rất hiện đại và thời trang khi đó.

Bất chấp sự thành công của Date 5100, Rolex không tin rằng việc trang bị một cỗ máy y xì như các công ty khác là điều có lợi cho họ. Do đó họ đã tách ra khỏi CEH và bắt đầu phát triển cỗ máy thạch anh cho riêng mình.

2. MẤT 5 NĂM ĐỂ HOÀN THÀNH CỖ MÁY OYSTERQUARTZ

Bắt đầu từ năm 1972, Rolex đã mất tới 5 năm để lên ý tưởng, thiết kế, phát triển và thử nghiệm cỗ máy thạch anh In-house của họ. Vào năm 1977, thương hiệu đã giới thiệu máy thạch anh 5035 cho dòng Datejust, và máy 5055 cho dòng Oysterquartz Date-date. Các cỗ máy Rolex Oysterquartz bao gồm 11 chân kính, sở hữu bộ dao động tần số 32khz, nó được ca ngợi là tuyệt tác thời hiện đại khi mới ra mắt.

3. ROLEX OYSTERQUARTZ ĐƯỢC SẢN XUẤT TRONG 25 NĂM.

Trong 25 năm sản xuất của mình, các cỗ máy OysterQuartz chỉ được sử dụng trong Datejust và Day-date. Đồng hồ Oysterquartz Datejust có các phiên bản là thép không gỉ ( ref.17000), bản đề mi vàng thường ( ref.17013), bản thép Rolesor đề mi vàng trắng ( ref.17014). Các mẫu Day-Date được chế tạo từ vàng nguyên khối toàn phần, với các phiên bản vàng thường ( Ref.19.018), vàng trắng (ref.19.019). Rolex cũng có vài phiên bản đặc biệt với thiết kế thú vị. Ví dụ như chiếc Day-Date 19.028, với bộ niềng dạng vân kim tự tháp, dây đeo và cọc số cũng có chi tiết độc đáo này.

4. CÓ ÍT HƠN 25.000 ĐỒNG HỒ OYSTERQUARTZ TỪNG ĐƯỢC SẢN XUẤT.

Mặc dù được sản xuất trong 25 năm, nhưng theo ước tính chỉ có ít hơn 25.000 mẫu Oysterquartz được tạo ra. Đối với Rolex thì đây là con số rất bé, khiến cho nó không được phổ biến. Năm 2001 là năm cuối cùng Rolex nộp đơn xin chứng nhận COSC cho các cỗ máy thạch anh của họ, và một số mẫu Oysterquartz nhất định vẫn còn nằm trong danh mục của thương hiệu cho tới năm 2003.

Đồng hồ Rolex sử dụng những cỗ máy cơ khí thường được thèm khát và nổi tiếng hơn, tuy nhiên Oysterquartz lại là đại diện cho một thời kì lịch sử của thương hiệu, cũng như cả ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ. Nó không chỉ nói lên khả năng theo kịp xu hướng của Rolex mà còn là cái cách mà họ nắm bắt và điều khiển nó theo ý của mình!

5/5 - (3 bình chọn)