* biên dịch từ Monochrome bởi Lê Hoàng Thạch*
…. Tôi đã bay đến Saint Petersburg để thăm cơ sở sản xuất của hãng Raketa. Trong toàn bộ sự nghiệp của mình tôi đã tới thăm hơn 40 nhà máy sản xuất đồng hồ, chủ yếu ở Thụy Sỹ và Đức. Nhưng không điều gì có thể so sánh được với những thứ tôi đã thấy ở nước Nga. Đó là một trải nghiệm vô cùng độc đáo, hấp dẫn, mở rộng tầm mắt, khác thường, xúc động, hoài cổ, cảm động, đôi khi là cả u sầu….
RAKETA
nhà máy đồng hồ Raketa được thành lập bởi Peter Đại Đế vào năm 1721, và là nhà máy lâu đời nhất vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay ở Nga. Thửa sơ khai, nó được tạo ra với mục đích cắt những viên đán ” bán quý”, để trưng bày cho các cung điện hoàng gia. Dưới thời Liên Xô, nơi đây đã được chuyển thành công ty sản xuất đồng hồ. Thoạt tiên, họ cung cấp các vòng bi chân kính cho các nhà máy sản xuất khác, sau đó thì chính họ cũng trở thành nơi sản xuất máy và toàn bộ đồng hồ
Bắt đầu từ năm 1949, sản phẩm được tung ra thị trường dưới cái tên Zvezda và Bopeda, tên nhà máy khi ấy là Petrodvorest. Bước ngoặt lớn xảy ra vào năm 1961 khi sản phẩm Raketa được bán ra : vào ngày 13 tháng 4 năm 1961, du hành gia Yuri Gagarin đã thực hiện thành công chuyến bay có người lái đầu tiên ra ngoài không gian vũ trụ, trên có tàu Vostok 1. Để vinh danh thành tích này, nhà máy đồng hồ Petrodvorest đã chính thức sử dụng danh xưng ” tên lửa ” – tức ” Raketa” để đặt cho đồng hồ của họ. Từ đầu thập niên 1960 đến cuối thập niên 1980, Raketa sẽ là một trong những đơn vị sản xuất đồng hồ hàng đầu trên thế giới, đồng hồ Raketa được sản xuất dành cho Hồng Quân, Hải Quân Liên Xô, cho các cuộc thám hiểm Bắc Cực và cho cả dân thường. Trong thập niên đỉnh cao thời 1970, mỗi năm trung bình nhà máy sản xuất được khoảng 5 triệu đồng hồ để bán.
Sự tan rã của Liên Bang Xô Viết, kèm theo các hoạt động tư nhân hóa không kiểm soát đã tác động mạnh đến các cơ sở sản xuất của Nga, bao gồm cả ngành sản xuất đồng hồ nội địa, vốn gần như đã bị tàn lụi. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, một đội ngũ những người đam mê, dẫn đầu là các doanh nhân Anh, Pháp và Thụy Sỹ đã quyết định hồi sinh lại Raketa trở lại với ánh hào quang năm xưa – có thể không phải về mặt số lượng, mà là về sản xuất đồng hồ với dòng chữ ” made in Russia”, bao gồm toàn bộ cỗ máy được sản xuất ” In-house” .
Nhà máy Đồng hồ Petrodvorets lịch sử, không được sử dụng nữa. Đồng hồ Raketa hiện đang được sản xuất cách đó vài mét.
Và bên dưới đây là 5 sự thật thú vị mà tôi đã khám phá ra khi đến thăm Raketa ở Saint Petersburg.
1. CHÚNG TA CÓ MỘT DÀN HỢP XƯỚNG!
Khi tới nơi, chúng tôi được bắt đầu với một thứ chẳng liên quan gì tới đồng hồ HÂMột số thương hiệu đồng hồ ở Châu Âu có đội bóng của riêng họ ( ám chỉ đội bóng phong trào ấy) hoặc một hội đồng chuyên tổ chức các chuyến du lịch cho con em nhân viên. Nhưng Raketa có một thứ khác, nó rất lỗi thời, khác thường, hoài cổ nhưng vô cùng cảm động : một dàn nhạc hợp xướng !
Khi chúng tôi tới thăm xưởng, ngài David Henderson Stewart, người đứng đầu Raketa hiện nay, đã móc điện thoại ra và gọi cho một trong số những người phụ nữ ở trong video, cô là đại diện cho những nhân viên đã nghỉ hưu của nhà sản xuất. Và chỉ trong vòng chưa đầy 1 tiếng sau, cô ấy đã tập hợp được 10 chị em, tất cả đều mặc trang phục truyền thống và bắt đầu hát! Rõ ràng, đây không phải là thứ mà bạn sẽ thấy ở Thụy Sỹ…..
2. HẦU HẾT CÁC CHI TIẾT CỦA CỖ MÁY ĐỀU ĐƯỢC LÀM ” IN-HOUSE”
Khái niệm máy In-house là một cái gì đó rất to tát, ít nhất là đối với người Đức và Thụy Sỹ trong hai thập kỉ qua. Đấy là thứ cần phải có đối với bất kì nhãn hiệu nào muốn thể hiện đẳng cấp, cũng như nhận được sự tôn trong nhất định trong giới đồng hồ. Tuy nhiên, khái niệm in-house vốn rất mơ hồ và chẳng có luật pháp nào quy định rõ ràng về nó. Trên thực tế, gần như chẳng có thương hiệu nào dám mạnh miệng tuyên bố tạo ra một cỗ máy 100% in-house, một số bộ phận vẫn phải mua từ bên ngoài vì những lý do chính đáng. Tuy nhiên, Raketa không nằm ở Thụy Sỹ, họ không có quyền tham gia vào chuỗi “mạng lưới “như các nhãn hiệu Thụy Sỹ, điều đó buộc họ phải tìm ra giải pháp.
Raketa có thể sản xuất được hầu hết các bộ phận của cỗ máy, trừ một số bộ phận đặc biệt như chân kính hay ổ bi trợ lực. Các tấm, cầu, vít, bánh xe, lò xo, con văng lên cót, bộ cân bằng hay thậm chí là bánh xe thoát đều được sản xuất tại đây, theo cách rất truyền thống. Từ nguyên liệu thô đến thành phẩm, mọi thứ đều được thực hiện nội bộ, kể cả công đoạn mạ – nó được thực hiện tại một xưởng nhỏ gần đó, bởi một người phụ nữ đeo kính Ray Ban, miệng phì phèo điếu thuốc …. Thực sự rất đỗi khác biệt !
3. TỰ SẢN XUẤT DÂY TÓC!
Một trong những bộ phận quan trọng nhất bên trong cỗ máy đồng hồ chính là dây tóc, đó là chi tiết lò xo nhỏ giúp cân bằng chuyển động qua lại – nói ngắn gọn là ” trái tim” của một chiếc đồng hồ. Có rất ít nhãn hiệu Thụy Sỹ tự làm được chi tiết này, và chủ yếu nó được cung cấp bởi vài nhà sản xuất bên ngoài. Được nhìn thấy chúng được sản xuất in-house là điều rất đặc biệt bởi quy trình khá phức tạp, tốn nhiều thời gian và công đoạn : vẽ, cán, cắt, cuộn, ghép nối, ghim/hàn, ngân và định hình đường cong đầu cuối. Đó là những gì cần thiết để biến đổi sợi dây 1mm thành một log xo đồng tâm 60, micron, đảm bảo độ chính xác cho đồng hồ.
Raketa tự mình sản xuất dây tóc bằng phương thức cũ kĩ – tức là không có công nghệ CNC, cũng không có công cụ Laze, không có bất cứ loại hình công nghệ tân thời nào xuất hiện ở đây. Nó được làm bởi các dụng cụ có từ sau thế chiến 2, bằng đôi tay khéo léo đi kèm kinh nghiệm của một nhà sản xuất có tuổi đời hàng trăm năm. Dù không tân tiến cho lắm, nhưng vẫn đáng cho bạn phải chú ý tới.
4. MỘT CHUYẾN DU HÀNH NGƯỢC THỜI GIAN
Hãy quên đi những nhà máy đồ sộ của Patek hay Rolex, bỏ qua những nhà máy chứa cả tá CNC của Tag Heuer, phòng thí nghiệm Master Chronometer cực kì tân tiến của Omega, quên đi những xưởng đúc đẹp và hiện đại của Armin Strom… Raketa như muốn nhắc bạn về về một chương lịch sử của quá khứ, từ những năm thập niên 40-50, khi mà những người đàn ông, đàn bà chứ không phải máy tính đang đứng chế tạo từng bộ phận của máy đồng hồ.
Vì những lý do trên, việc ghé thăm Raketa chắc chắn không phải là một trải nghiệm sang trọng, tinh tế. Tuy nhiên, nó vẫn ẩn chứa những điểm khác biệt, một linh hồn, một sự quyến rũ lỗi thời, một cảm giác đơn giản kết hợp sự khéo léo. Máy móc ở đây đã cũ kĩ, nhớt nhiều, vận hành ồn ào, nhưng chúng vẫn hoạt động, sự tồn tại của chúng giúp cho các bộ phận được sản xuất, và những cỗ máy được lắp ráp.
5. NÓ GIỐNG NHƯ ” CON NGƯỜI” HƠN BẤT KÌ THỨ GÌ TÔI TỪNG THẤY TRƯỚC ĐÂY
Cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng… Đây chắc chắn là trải nghiệm ” con người” nhất mà tôi có, khi đến thăm một cơ sở sản xuất đồng hồ. Kí ức sống động của nhãn hiệu đang tồn tại ở nơi đây, trong khối óc và trái tim của những người làm việc ở đó hàng thập kỉ, và vẫn tồn tại cho tới ngày hôm nay. Họ chỉ đơn giản là những nhân viên tận tụy, đã sống vì sự tồn tại của nền công nghiệp sản xuất đồng hồ của nước Nga.