LƯỢC SỬ NỀN CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ THỤY SĨ (PHẦN 5)

(Bắt đầu từ phần này , chúng ta sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin từ khủng hoảng thạch anh , thời kì ” xuống chó ” của ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ rất ít khi được nhắc đến chi tiết trong lịch sử các hãng thụy sĩ hiện nay , cũng như chứng kiến sự trỗi dậy của đồng hồ nhật , điển hình là Seiko – anh em nên đọc )

LIÊN MINH VĨ ĐẠI TRONG NGÀNH ĐỒNG HỒ

Thành công của ngành sản xuất đóng hồ Thụy Sĩ trên phương diện công nghệ và quảng bá luôn gợi nên một hình ảnh trái ngược với những vụ khủng hoảng kinh tế và rối loạn chính trị. Đôi khi, những vấn nạn này còn thách thức cả những hãng đóng hô hùng mạnh nhất ; nhưng đa phần, chúng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, thậm chí là cứu cánh của ngành sản xuất này.
Điển hình, khi Phố Wall sụp đổ năm 1929, các nhà xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ đã rất lo lắng. Nhằm đối phó lại biến cố được cho là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế kỷ, ngành sản xuất đồng hồ đã được tái thiết lại toàn bộ. Một tổng công ty cổ phần, ASUAG (Allemeine Schweizer Uhrenindustrie AG) đã được thành lập nhằm nhận hỗ trợ từ chính phủ và các ngân hàng, với mục tiêu hệ thống hóa hoạt động sản xuất và kiểm soát giá cả.Trong số những nhãn hiệu năm dưới sự che chở của ASUAG, có sự hiện diện của Longines và Rado, cũng như một công ty cổ phần nhỏ, Ebauches, nơi tập trung nhiều hàng đóng hồ khác nhau, bao gồm cả ETA (nhà sản xuất đông hồ thành phẩm Eterna và linh kiện ETA). Đồng thời, các hãng đồng hồ gốc Pháp tại Thụy Sĩ cũng thành lập công ty cổ phần của riêng họ, Société Suisse de l’Industrie Horlogère (SSIH), nơi cho ra đời các nhãn hiệu Omega, Tissot và Rayville- Blancpain. Bên cạnh đó, còn có Hamilton, một công ty của Mỹ.
Kết quả, giá thành và đầu ra sản phẩm đã nằm trong tầm kiểm soát của các liên minh, hoạt động theo quy định từ các thỏa thuận điều chỉnh giá cả và một hệ thống quy phạm mang tên Quy Chế Đồng hồ (Watch Statute). Mỗi chiếc đồng hồ được sản xuất phải thuộc một phân khúc giá cả, đồng thời, mọi hoạt động xuất khẩu bộ phận và linh kiện đều bị nghiêm cấm. Ban đầu, quy định này đã tỏ ra rất có hiệu lực: năm 1937, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ lại thu lời một lần nữa (một phần cũng do đồng franc Thụy Sĩ mất giá 30% vào tháng Chín năm 1936). Quy chế Đồng hồ được điều chính hai lần, và không xảy ra sai sót nào cho đến năm 1971. Các tập đoàn đỡ đầu ASUAG và SSIH tiếp tục được duy trì cho đến năm 1983, khi chúng chính thức được tái cơ cấu và sáp nhập do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đã thạch anh. Nhưng trước khi tất cả những điều đó xảy ra, ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ đã kịp có một bước nhảy vọt đến khó tin.
THỐNG TRỊ THẾ GIỚI , MỘT THỜI GIAN…..
 
Đến cuối thập niên 1930, nền công nghiệp Thụy Sĩ đã phát triển khá mạnh mẽ, và sẵn sàng trục lợi từ các đối thủ yếu ớt trên toàn cầu do sức tàn phá của Thế chiến II. Thụy Sĩ đã cung cấp đồng hồ đeo tay và đồng hồ bấm giờ cho tất cả các bên tham chiến. Thành công nổi bật nhất phải kể đến loại đồng hồ để xem giờ dành cho phi công chiến đấu, vốn được trang bị lớp bảo vệ từ tính, nhằm đảm bảo tính chính xác của chúng không bị ảnh hưởng do lực từ trường cực mạnh trên máy bay. Cùng thời điểm, các đối thủ tại quốc gia khác, đặc biệt là Đức, cũng tập trung sản xuất các hộp công tắc tính giờ lắp trên bom và lựu đạn (và dành trang bị riêng cho việc đánh bom). Sau chiến tranh, nhu cầu về đồng hô Thụy Sĩ trên thị trường lớn lại tiếp tục gia tăng. Năm 1949, toàn bộ số nợ của ASUAG đã được thanh toán; đến năm 1950, Thụy Sĩ đã thống lĩnh thị trường toàn cầu, và chiếm một nửa doanh số đồng hồ trên khắp thế giới.
Hoạt động sản xuất thời hậu chiến cũng chứng kiến chu kỳ phát minh dựa trên các công nghệ mới. Đơn cử, bộ bạc đạn chống ma sát cỡ siêu nhỏ đầu tiên dành cho chi tiết máy đồng hồ đã được Eterna giới thiệu vào năm 1948, và kể từ đó, hạn đăng ký đối với bằng sáng chế đã được áp dụng cho mọi phát minh. Tuy nhiên, bước ngoặt công nghệ chỉ xảy đến khi bộ bản dẫn được phát minh vào năm 1950, và mở ra khả năng – ít nhất cũng trên lý thuyết -thu nhỏ các linh kiện điện tử dưới kích thước một chiếc đồng hồ đeo tay. Chỉ sau ba năm, Max Hetzel, một nhân viên nhà máy Biel của Bulova, một công ty đồng hồ Hoa Kỳ, đã sáng chế ra chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên, với một chạc ba hồi chuyển tí hon dao động mỗi khi có dòng điện xoay chiều chạy qua từ lõi dây đồng. Những dao động cực nhỏ này sẽ truyền năng lượng cơ học vào động cơ truyền thống. Tiếp đó, chiếc Bulova Accurtron đã ra mắt vào năm 1960, với mặt đồng hồ trong suốt nhằm chứng minh thành quả trên.
Như mọi ngành công nghiệp khác vào thời điểm đó, các hãng đồng hồ cũng bắt đầu ý thức được tiềm năng vô hạn từ những phát kiến bắt nguồn từ linh kiện điện từ nói chung, cũng như hoạt động thiết kế và sản xuất thông qua máy tính nói riêng. Ngành chế tạo đồng hồ khi đó vẫn là trung tâm của các bộ truyền động cơ học, với các linh kiện được lắp ráp thủ công theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, thể trọng tâm này đã bắt đầu dịch chuyển, trong khi người Thụy Sĩ vẫn chưa sẵn sàng.
TINH THỂ BÁO HIỆU THẢM HỌA
 
Tất cả bắt nguồn từ một công nghệ mới với vẻ ngoài vô hại, dựa trên khả năng dao động điện từ của tinh thể thạch anh theo một tần Số nhất định khi có dòng điện chạy qua. Năm 1962, Trung tâm Đồng hồ Điện từ (Centre Electronique Horloger – CEH) đã được thành lập tại Neuchâtel nhằm phát triển linh kiện thạch anh dành cho đồng hồ đeo tay. Không ít công ty bao gồm ASUAG, Omega, Tissot, IWC,Jaeger-LeCoultre, Mido và Rolex đã tham gia vào dự án này nhằm chuẩn bị sẵn các chi tiết máy thạch anh khi thị trường yêu cầu. 5 năm sau, họ đã thu được thành quả: đó là linh kiện thạch anh “Beta 21”. Cũng trong năm 1967, hãng Seiko Nhật Bản đã cho ra mắt bộ phận truyền động bằng thạch anh rắn, và Longines cũng tiếp bước họ với “Ultraquartz” vào năm 1969 một thành quả phát triển độc lập; tại Mỹ, Hamilton cũng tiết lộ phát minh “Pulsar”, chiếc đồng hồ đeo tay thạch anh đầu tiên có màn hình hiển thị kỹ thuật số. Tất nhiên, bạn phải nhấn nút để xem thời gian, và lượng điện tích dùng để hiển thị màn hình là không đếm xuế (theo tiêu chuẩn hiện nay) ,đồng thời, giá thành cũng ở mức tương xứng. Năm 1972, đến lượt Girad-Perregaux giới thiệu chiếc đồng hồ với bộ truyền động thạch anh GPBSO được sản xuất nội bộ.
Hiển nhiên, công nghệ thạch anh mới đã mở ra một tiềm năng to lớn, bất chấp giá thành cao ngất ngưởng của những tiếng đồng hồ sử dụng bộ truyền động thạch anh. Người Thụy Sĩ đã nhanh chóng dẫn đầu trong trào lưu phát triển đồng hồ thạch anh, và dường như họ lại quyết định sáng suốt khi tiến lên thống trị một phân khúc mới mẻ và thú vị trên thị trường. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Định mệnh đã không lựa chọn đồng hồ thạch anh vào phân khúc giá cao, mà ngược lại, chính cuộc cách mạng làm dậy sóng thị trường sau đó đã đe dọa sự tồn tại của toàn bộ ngành sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ.
CUỘC KHỦNG HOẢNG MANG TÊN THẠCH ANH
 
Cuộc khủng hoảng mang tên “thạch anh” đã bắt đầu nhen nhóm từ năm 1973. Các nhà sản xuất Thụy Sĩ lúc này đang dân đầu về công nghệ, nhưng họ lại không lường trước cú lao dốc bất ngờ về giá thành của các loại đồng hô điện tử. Qua nhiều thập kỳ, người tiêu dùng đã đặt ra giả thiết rằng: độ chính xác của một chiếc đóng hồ sẽ phản ảnh qua giá cả của nó. Điều đó đồng nghĩa những chiếc đồng hồ thạch anh chính xác hơn nhất định cũng sẽ đắt tiền hơn đồng hồ cơ thông thường, và chắc chắn chúng chỉ được sản xuất với số lượng nhỏ. Các nhà sản xuất Thụy Sĩ giờ đây đã thừa sức sản xuất đồng hồ cơ giá rẻ với số lượng lớn, nhưng họ cũng nhanh chóng nhận ra các đối thủ Nhật Bản đang sản xuất ngày càng nhiều dòng đồng hồ thạch anh với giá thành rẻ hơn rất nhiều, và sẽ sớm tiễn đưa thị trường đồng hồ cơ về với quá khứ.
Nhu cầu đối với đông hồ Thụy Sĩ sụt giảm nhanh chóng. Chỉ trong vòng 10 năm (hay đến năm 1983), hơn 60 nghìn nhân công trên tổng số 90 nghìn người đã mất việc làm, và hầu như đã xóa số nguồn lực xuất khẩu quan trọng nhất của Thụy Sĩ, cũng như lòng kiêu hãnh của họ. Người Thụy Sĩ đã nỗ lực phản công trong tuyệt vọng, nhưng do thiếu vắng một chiến lược cụ thể hòng khác biệt hóa thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ so với đối thủ, những cố gắng của họ cũng chỉ như muối bỏ biển. Điển hình, vào tháng Một năm 1979, ETA đã cho ra mắt loại đồng hồ thạch anh mỏng nhất trên thị trường, “Delirium 4”, với độ đây chưa đến 1 milimét. Nhưng sản phẩm này lại quá đắt đỏ và thiếu thực tế : trên cổ tay, nó có thể bị bẻ cong dưới áp lực nhỏ nhất và lập tức ngừng hoạt động. Nhằm đối phó với thách thức từ một bí quyết chế tạo “phi Thụy Sĩ” ưu Việt, người Thụy Sĩ đã vô tình ném mình vào một dòng sản phẩm kén thị trường.
Năm 1980, toàn bộ bản chất của cuộc khủng hoảng sau cùng cũng được phơi bày, khi SSIH không còn khả năng trả lương và phụ cấp thường niên trong tháng Mười hai. Họ buộc phải hạ mình nài xin một khoản vay từ ngân hàng, và các ngân hàng đã nhận ra đây là thời điểm cần kết hợp một kế hoạch giải cứu. Họ yêu cầu hội đồng quản trị SSIH phải triệu tập một công ty có vấn độc lập nhằm đánh giá tình hình kinh doanh và cứu văn những gì còn sót lại. Cuối cùng, họ đã lựa chọn Hayek Engineering, một công ty do Nicolas Hayek làm chủ; sau này, chính Hayek là người đã xung phong đứng ra phụ trách và dốc hết tâm sức vào dự án.

Để lại ý kiến của bạn cho người sau nhé!