* biên dịch bởi Lê Hoàng Thạch*
Ở trong phần trước, chúng ta đã biết được nhà máy đồng hồ Moscow số 1, nhưng ít ai biết được cũng có tồn tại nhà máy đồng hồ Moscow số 2, và nó cũng được biết với cái tên nhà máy Vostok, bản thân Vostok không đặt ở Moscow mà cách đó 500 dặm. Vậy điều này là thế nào?
Nhà máy Moscow số 2 được thành lập vào năm 1930 dùng cho việc sản xuất các loại đồng hồ, mà chủ yếu là sản xuất loại type 1 (k43) theo chân nhà máy đầu tiên. Tuy nhiên, khi quân đội đức xâm chiếm nga năm 1941, nhà máy đồng hồ moscow số 2 đã buộc phải chuyển sang sản xuất đạn dược, công nhân nam được điều chuyển ra chiến trận, nhiệm vụ sản xuất giao lại cho phụ nữ và trẻ em.
TRẬN MOSCOW – NHÀ MÁY DI CHUYỂN VỀ PHÍA ĐÔNG
Sáng ngày 15-10-1941, hai tuần sau trận công hãm Moscow bắt đầu, cuộc giao tranh đã khiến nhà máy phải sơ tán, việc di tản này bao gồm cả nhân lực và máy móc thiết bị, hy vọng sử dụng lại và tránh rơi vào tay quân thù.
Khoảng 170 xe tải chất đầy ắp thiết bị sản xuất lẫn số đạn dược mà nó đã chế tạo, và điểm quan trọng nhất là loại móc móc dùng để sản xuất ra type 1 cũng được đưa lên các xe tải. Khoảng 500 công nhân của nhà máy đã được di chuyển tới vị trí mới : Christopol. Đây là một thị trấn nhỏ nằm cách 500 dặm về phía đông Moscow.
Christopol nằm trên sông Kama, phương thức vận chuyển chủ yếu là sử dụng thuyền. Nhưng điều bất lợi là khi mùa đông đến, mặt nước sẽ bị đóng băng toàn bộ khiến cho công việc di chuyển trở nên cực kì khó khăn, buộc người ta phải để thiết bị lại trong một thị trấn nhỏ có tên là Kazan, tất cả đều lúng túng về cách xử lý số lượng nhân công lẫn máy móc, đây là một điều bất lợi bởi nhà máy khi đó đang tạo ra vật liệu đạn dược – thứ rất cần thiết trong nỗ lực chiến tranh.
Tuy nhiên, một phần nhỏ thiết bị và vật liệu đã vận chuyển an toàn đến Christopol, bất chấp điều kiện khắc nghiệt. Do đây là một thành phố nhỏ, thiếu cơ sở phù hợp, nên sau một thời gian dài sản xuất trong băng giá, người mới tìm được một địa điểm có thể đưa nhân công và máy móc vào đó, nó là một nhà máy chưng cất cũ đã bị bỏ hoang. Mặc dù chỉ đáp ứng được 1/4 không gian cần thiết, nhưng các công nhân không nề hà và bắt đầu ngay vào việc chế tạo đạn dược quân sự, đó là năm 1942.
Bên cạnh sản xuất súng đạn, nhà máy cũng tiếp tục sản xuất mẫu bỏ túi Type 1 ( k43), vì đây là công cụ giữ giờ và đồng bộ thời gian rất có giá trị cho quân nhân.
CHẤN HƯNG VÀ NHÂN ĐÔI!
Khi quân đội Đức bị đẩy ra khỏi Moscow, các kế hoạch tái định cư ngay lập tức được ban hành, nhà máy Moscow số 2 được di chuyển về vị trí cũ tại thủ đô. Tuy nhiên, song song với việc di dời thì việc sản xuất đạn dược ở Chritopol vẫn được tiếp tục bởi chiến tranh vẫn chưa kết thúc, Hồng quân vẫn cần được giúp đỡ về mọi mặt, do đó nhà máy tại đây vẫn được giữ nguyên và tồn tại cùng lúc với nhà máy tái định cư. Do người dân Christopol đã được đào tạo về cách vận hành máy móc, nên khi các kĩ sư gốc Moscow rời đi họ vẫn có thể tự lực sản xuất.
Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945, các thiết bị đạn dược không còn cần tới nữa, nhưng người dân Christopol vẫn cần duy trì nhà máy để có thể phát triển nền công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ tại địa phương. Quay trở lại năm 1942, chính phủ Nga đã tạo ra cái tên quy ước cho nhà máy Christopol : Nhà máy 835, cái tên này vẫn được sử dụng khi họ bắt đầu sản xuất phiên bản Type 1 của riêng họ. Vào năm 1949, nhà máy Christopol phát triển, sản xuất thêm đồng hồ chống sốc cho hải quân, trang bị mặt số phát quang cỡ lớn. Vào những năm 1950, nhà máy sản xuất đồng hồ với kí hiệu Kama ( cùng tên với dòng sông cạnh Christopol). Thập niên 50, một số cái tên nổi bật được sản xuất có tên là ‘ Mir”, ” Saturn” và “Sputnik”.
VOSTOK RA ĐỜI.
Ngày 12 tháng 4 năm 1961, một sự kiện vĩ đại đã diễn ra đối với người Nga và cả thế giới, người đàn ông có tên là Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Ông đã bay khoảng 1giờ 48 quanh quỹ đạo trái đất bằng con tàu có tên là Vostok-1 ( phương đông 1), sau đó nhảy ra khỏi tàu ở khoảng cách 23.000 feet và tiếp đất an toàn. Người dân Nga vô cùng tự hào về sự kiện này, và Gagarin đã trở thành người nổi tiếng trên toàn thế giới, một anh hùng của nước Nga.
Vì sự kiện trên, vào năm 1962, nhà máy 835 đã ngay lập tức cho ra đời dòng đồng hồ có kí hiệu Vostok, để tôn vinh chuyến bay vào vũ trụ của Gagarin, những chiếc đồng hồ này có tiêu chuẩn và chất lượng cao đến mức, chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, nó đã được chỉ định là nhà cung cấp đồng hồ chính thức cho bộ quốc phòng Liên Xô. Cho tới năm 1968, Vostok đã tạo ra chiếc đồng hồ cực kì quan trọng trong lịch sử đồng hồ Nga : vostok Amphibina, đồng hồ lặn 200m chất lượng đầu tiên của Nga.
VOSTOK AMPHIBINA
Vostok Amphibina, được thiết kế và tạo ra bởi Mikhail Fedorivich Novikov và Vera Fedorovna Belova
, đây là hai kĩ sư trưởng làm việc tại Vostok trong những năm 1960. Họ được giao nhiệm vụ tạo ra một chiếc đồng hồ lặn 200m đáng tin cậy, để có thể cạnh tranh với những chiếc đồng hồ lặn thời đó như Fifty Fathoms và Rolex Submarine. Mục đích cuối cùng là cung cấp cho hải quân Nga những chiếc đồng hồ lặn nội địa, thay vì sử dụng đồ nước ngoài. Kết quả sau nhiều năm làm việc, họ đã cho ra đời Vostok Amphibina, một chiếc đồng hồ 3 kim kiểu dáng tonneau, núm ren vặn, kính acrylic dạng vòm dày 1.5m.
TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI.
Điều rất đáng buồn, là mặc dù có những chiến tích đáng nể về kĩ nghệ, sự sụp đổ của Liên Xô đã đẩy Vostok vào tình trạng khó khăn. Trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, Vostok không chỉ chế tạo đồng hồ, mà họ còn giúp quân đội nhiều loại thử nghiệm. Kết quả của việc này là buộc họ phải sử dụng một lượng lớn lao động hợp đồng, khi Liên Xô sụp đổ, công ty đã phải cố gắng trả nợ bằng mọi cách có thể. Ví dụ một công ty ở Litva có sở hữu cổ phần của Vostok, công ty này đã đem bán đồng hồ của nhà máy trên đường phố để thu lại số tiền cổ phần mà họ đã mua.
Vostok Europe tiếp tục di sản của Vostok bằng cách tạo ra một vài cái tên bên trong nhà máy Christopol.