* người viết LÊ HOÀNG THẠCH*

khủng hoảng thạch anh, quartz crisis là cuộc khủng hoảng tồi tệ và đen tối nhất trong lịch sử công nghiệp đồng hồ cơ khí thụy sĩ cũng như thế giới, diễn ra từ 1969 ( khi seiko tung ra chiếc đồng hồ quartz đầu tiên đến cuối 1980)  còn được gọi với cái tên mĩ miều hơn là ” chiến tranh thế giới đồng hồ”. Với sự tham chiến trực tiếp của 3 đại cường hàng đầu thế giới về công nghệ đồng hồ thời đó là nhật bản, thụy sĩ và hoa kì – kéo theo hàng loạt các quốc gia khác như liên xô, trung quốc , anh quốc, đức , ý , pháp …tham gia , một cuộc đua tranh khốc liệt với nửa thời gian đầu phần thắng thuộc về nhật bản với công lớn của hãng seiko, đưa đồng hồ thạch anh thành thứ thống trị thị trường , đẩy hàng loạt công ty và tập đoàn lớn ở châu âu và mĩ ( và cả ở liên xô ) phá sản.

Sau đây là một vài chi tiết cực kì thú vị mà bạn rất hiếm hoặc không thể tìm thấy trong lịch sử chính thống của các hãng đồng hồ lừng danh ngày nay, xin mời các bạn cùng đọc và tham khảo :

1. Theo thống kê không chính thức , có khoảng hơn 1000 nhãn hiệu đồng hồ thụy sĩ lớn lẫn nhỏ bị phá sản toàn tập trong thời kì này , từ hơn 1600 xuống còn trên dưới 600( omega, breitling, longines, tissot, blancpain…)

2. Thụy sĩ mất gần 70 ngàn nhân công đồng hồ, từ 90 ngàn chỉ còn 28 ngàn. Họ đã cố gắng phản công nhưng thất bại và đã chuẩn bị tư tưởng mất luôn nghề sx đồng hồ.

3. Trước khủng hoảng, omega có vị thế lớn hơn so với rolex, nhưng từ giữa đến cuối khủng hoảng, omega lụn bại do là trụ cột thua trận trong cuộc chiến thạch anh, và máy cơ khí omega thời kì này rất lởm nên người tiêu dùng đã chạy qua rolex. rolex đã vươn lên vượt qua omega và dẫn đầu thế giới về nhãn hiệu số 1 về nhiều mảng hiện nay.

4. Hãng zenith, thời kì này thuộc kiểm soát của người mĩ, đã đi đến quyết định chơi hết mình ở cuộc chiến thạch anh, ra lệnh giải tán hết cơ sở và máy móc cơ khí để dồn lực sản xuất đồng hồ quartz, một nhân viên của họ đã phản đối và đem tất cả các bản vẽ và máy móc sản xuất el primero giấu lên gác mái nhà máy cũ, và cuối cùng dòng máy này này đã được phục sinh sau khủng hoảng !

5. Breitling, hãng chronograph phi công lừng danh thời đó bị phá sản và phải chia nhỏ công ty thành 3 phần để bán trả nợ, sau khi bán xong thì người chủ của nó- người thứ 3 và cuối cùng của dòng họ breitling cũng mất luôn.

6. 2 hãng đồng hồ lừng danh thoát khỏi khủng hoảng và còn độc lập đến nay là rolex và patek philippe, tuy nhiên phần lịch sử thời kì này của họ bị giấu rất kĩ.

7. Rolex , là một trong những người góp vốn vào CEH – liên minh lớn nhất thụy sĩ về quartz, họ đã nhận và mua 320 máy beta 21 trong số 6000 mẫu được sản xuất ( mẫu quartz đầu tiên của thụy sĩ) , 650 máy beta 22 từ omega ( gọi là rolex 5100). Năm 1986, họ đã chế tạo tới 50 mẫu máy, 400 chiếc đồng hồ hoàn chỉnh về thạch anh với sự trợ lực của người mĩ, tiêu tốn hơn 1 triệu franc thụy sĩ. nhưng chúng không hề được tung ra thị trường.

8. Thời kì này lại là một vận may với rolex , khi đối thủ sừng sỏ omega thì bị đánh sụp thành hãng hạng bét, còn zenith , trong cơn khốn cùng thì cha đẻ của cỗ máy ei primero do không muốn cỗ máy này bị quên lãng đã hợp tác với nhiều hãng, trong đó có rolex tạo nên bộ sưu tập daytona hiện nay. Rolex cũng tồn tại được qua thời kì này do họ có nguồn tiền từ ngân hàng dự trữ rất lớn, không lún quá sâu vào các liên minh và đầu tư có thận trọng, nên họ đã sống sót và trở thành vua của các nhãn hiệu độc lập!

Rolex Rainbow Daytona 2018

9. Thụy sĩ là trung tâm hàng đầu của đồng hồ cao cấp đắt đỏ, nhưng cả nền công nghiệp của họ đã được cứu bởi một dòng đồng hồ giá rẻ mạt, bán theo mùa, theo thời trang có tên là SWATCH.

10. Seiko là hãng chiến thắng tuyệt đối ở nửa đầu khủng hoảng, và cũng là kẻ chiến thắng khi cuộc chiến vãn hồi chung cuộc ở kết quả hòa. Trở thành đại tập đoàn đồng hồ lớn nhất nhật bản và thuộc top lớn nhất thế giới. Họ đã phá hủy hoàn toàn kết cấu công nghiệp và bán hàng kiểu cũ ở thụy sĩ, cho đến nay có rất nhiều thương hiệu bị phá sản do seiko vẫn chưa thể khôi phục lại được, đơn cử như universal. Seiko cũng từng ngỏ ý mua lại omega nhưng bị từ chối- họ thà chết chứ không bán mình.

11. Đồng hồ quartz ban đầu rất đắt, vì ngày xưa quan niệm rằng ” cái gì càng chính xác càng đắt” , chiếc quartz đeo tay thương mại đầu tiên do seiko bán ra có tên là astron có giá ngang ngửa với 1 con xe ô tô toyota corolla. Nhưng sau đó hãng seiko đã thành công trong kĩ năng sản xuất hàng loạt với công nghệ tiên tiến và giá rẻ hơn, nhanh chóng hơn- thứ mà thụy sĩ không làm theo kịp và dẫn tới phá sản hàng loạt.

12. Công nghệ quartz của cả thụy sĩ và nhật bản đều có sự hợp tác chặt chẽ với người mĩ, nhiều công nghệ và giáo sư chuyên ngành được chuyển từ mĩ về. Công nghệ của nhật bản và thụy sĩ tuy có gốc từ mĩ nhưng đi theo 2 hướng khác nhau hoàn toàn.

13. Tập đoàn đồng hồ lớn nhất thế giới hiện nay : Swatch là thành quả của nỗ lực và tinh thần quật cường của người thụy sĩ , là hợp nhất của 2 liên minh đồng hồ nói tiếng đức ( ASUAG) và nói tiếng pháp ( SSIH do omega đứng đầu), ông liên minh này ngày xưa cắn nhau như chó với mèo ( đức với pháp có khác) , sau cuối cùng lại thành người 1 nhà.

14. Hãng omega đã có lệnh khai tử hoàn toàn, nhưng cuối cùng người nhận lệnh thực thi đã không thực hiện mà tiến hành tái cơ cấu. Ban đầu công nhân đổ ra đường biểu tình rầm rầm vì tái cơ cấu rất quân phiệt, nhưng sau đó thu được lãi thì tất cả im re! Kim tiền quả nhiên vạn năng !!

15. nhiều người không biết rằng , suwa seikosha là đơn vị liều lĩnh nhất , tham chiến mạnh nhất và là kẻ đứng sau xúi bẩy ban lãnh đạo seiko tiến hành cuộc cách mạng thạch anh. ban đầu họ bị phản đối nhưng nhờ sự cương quyết nên họ đã thuyết phục lãnh đạo seiko thành công. thời kì này cả king seiko và grand seiko đều bị đình chỉ , nhưng sau đó grand seiko lại được hồi sinh trước , nhiều người đồn đoán là do khi đó , sự ảnh hưởng của suwa trong ban lãnh đạo quá lớn nên đứa con cưng của họ là grand seiko được ưu tiên hơn,

4/5 - (41 bình chọn)