LƯỢC SỬ NỀN CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ THUỴ SĨ (PHẦN 3)

SÁNG TẠO TRÊN TỪNG MICRÔMET

Jean marc vacheron cũng là một nhà tiên phong khác trong ngành. , với một phân xưởng được thành lập tại geneva vào năm 1755. Vacheron constantin từng là doanh nghiệp sản xuất đồng hồ lâu đời nhất, và vô cùng nổi tiếng với những sản phẩm xa xỉ của họ. “Constantin” xuất phát từ francois constantin, người đã gia nhập ngành này như một nhà quản lí thương mại vào năm 1819. Tuy nhiên, có lẽ nhân vật quan trọng nhất từng đóng góp cho ngành kinh doanh này chính là george auguste leschot , người gia nhập vào năm 1839. Leschot là môt nhà phát minh đã để lại dấu ấn trong toàn bộ ngành chế tạo đồng hồ. Ông đã sáng chế ra một cỗ máy sản xuất đôc đáo, nhằm hỗ trợ việc chế tác các bộ phận có độ chính xác cao với sai số cực nhỏ. Ông cũng phát minh ra một chiếc máy vẽ dùng điện, giúp thu nhỏ các bản vẽ hoạ tiết và in trên mặt hộp đồng hồ. Không những thế, ông còn sử dụng hệ số micromet ( tương đương 1/ triệu mét) làm đơn vị đo lường tiêu chuẩn cho công ti.
Cuộc chinh phục các thước đo chính xác đã trở thành một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành chế tạo đồng hồ tại thuỵ sĩ. Một nhà phát minh khác cũng có đóng góp trong cuộc cách mạng đo lường là leCoultre. Ông đã phát minh ra millionometre, môt thiết bị lần đầu tiên cho phép con người đo đạc bề dày các bộ phân chính xác đến từng 1 phần ngàn milimet , hay một micromet. Kể từ đó, ông đã được nhìn nhận như một nhà phát minh nổi tiếng, người sở hữu nhiều bằng sáng chế hơn bất kì ai. Trong khi đó, sự thành công của jaeger lecoultre lại phần nào dựa trên sự hợp tác giữa lecoultre và edmond jaeger tại paris. Những cũng phải kể đến phát minh mang tên “Atmos” – một cỗ máy đồng hồ thu năng lượng từ sự thay đổi nhiệt độ môi trường và không bao giờ cần lên dây. Song có lẽ phát minh lừng danh nhất của jaeger lecoultre cho đến ngày nay có lẽ là chiếc đồng hồ đeo tay Reverso.

ĐÓNG GÓP VÔ GIÁ CỦA NGƯỜI BA LAN

Pháp không phải nơi duy nhất sản sinh ra các ý tưởng và nhân tài ngoài biên giới thuỵ sĩ. Năm 1839, hai người ba lan nhập cư, norbert de patek và francois cazpek, đã cập bến geneva và và mở phân xưởng chuyên sản xuất và buôn bán đồng hồ. Năm 1884, một người pháp khác, hean arien philippe đã gia nhập công ti này khi czapek rút lui trong cùng năm đó. Từ đó, patek philippe đã nổi lên như một hãng đồng hồ danh tiếng nhất tại thuỵ sĩ về sản phẩm xa xỉ. Nhờ đổi mới các chức năng song song với duy trì các giá trị thiết kế truyền thống, công ti đã mở ra một thị trường riêng quy tụ những nhà sưu tầm giàu có, đặc biệt tại mĩ. Các doanh nhân công nghiệp thành công và trẻ tuổi chỉ ưa chuộng sản phẩm được patek philippe làm riêng cho họ. Và đến tận ngày nay, không như các hãng khác, những chiếc đồng hồ của công ty này vẫn tiếp tục lên giá theo thời gian. Khẩu hiệu quảng cáo ăn tiền của công ty này gần đây chính là ” bạn không bao giờ làm chủ một chiếc patek philippe, bạn chỉ đang để dành nó cho thế hệ sau”. Kỉ lục về mức giá cao nhất được trả cho một chiếc đồng hồ đeo tay ( hay bất kì chiếc đồng hồ nào khác) đã thuộc về chiếc heurus universelles bằng vàng trắng. ( platin- phiên bản 1415) kể từ năm 1939. Nó đã được bán cho antiquorum vào năm 2002 với giá 6,6 triệu franc thuỵ sĩ ( tương đương 4 triệu đô la thời đó) . Và cho đến nay vẫn chưa bị qua mặt.

Tuy nhiên, omega có lẽ là cái tên được biết đến nhiều nhất trong ngành sản xuất đồng hồ thuỵ sĩ. Khi thành lập đại lí phân phối đồng hồ tại la chaux de fonds năm 1848. Louis brandt chỉ mới 23 tuổi, hai người con trai của ông, louis paul cá césar đã chuyển cơ nghiệp đến biel và biến công ty này thành hãng sản xuất đồng hồ lớn nhất thuỵ sĩ. Năm 1894, dòng sản phẩm thành công “omega” đã được ra mát, và cuối cùng nó được chọn làm tên cho công ti. Omega đã tạo dựng danh tiếng vào thời hoàng kim của các sự kiện thể thao, tuy nhiên, mãi đến năm 1969, công ti này mới thực sự ghi điểm trong mắt công chúng và cả lịch sử hàng trăm năm của ngành công nghiệp đồng hồ. Khi hai phi hành gia neil armstrong và edwin “buzz” aldrin đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng, và cả hai đều mang trên tay chiếc omega Speedmaster. Đến hôm nay, họ vẫn là công ty duy nhất từng sở hữu sản phẩm xuất hiện trên mặt trăng – bất chấp quyền sở hữu công ti này đã thay đổi, do omega đã trở thành một phần của tập đoàn swatch vào năm 1982. Đồng thời, bí quyết sản xuất speedmaster cũng được giữ nguyên. Về sau, omega đã trở thành bảo bối của đế chế swatch, khi mang lại 34% doanh thu và 46% tổng lợi nhuận cho tập đoàn này.

NGƯỜI MĨ ĐANG ĐẾN

Cạnh tranh trên thị trường quốc tế luôn khiến ngành đồng hồ tại thuỵ sĩ phải đối mặt với thử thách, những cũng đồng thời khuyến khích họ sản sinh thêm nhiều phát kiến về thiêt kế và quy trình sản xuất. Các nhà sản xuất thuỵ sĩ đã chứng kiến bản thân họ tụt hậu so với đối thủ không chỉ một lần. Nhưng dù chuyện gì xảy ra, họ vẫn biết cách kết hợp khả năng vay mượn, ý tưởng vay mượn và các phát minh chính gốc để đoạt lại vị trí dẫn đầu.

Dấu ấn đậm nét nhất trong giai đoạn cạnh tranh và biến đổi khốc liệt này đã xuất hiện vào cuối thế kỉ 19. Khi các nhà sản xuất thuỵ sĩ vấp phải thách thức từ các bí quyết sản xuất mới đến từ Mĩ. Người thuỵ sĩ đã không nhận ra các đối thủ người mĩ đã bỏ xa họ đến thế nào, mãi đến năm 1876, khi một số nhà sản xuất đồng hồ tham dự hội chợ triển lãm quốc tế tại philadenphia, và phát hiện công nghiệp chế tạo đồng hồ tại mĩ đã phát triển đến mức đe doạ ( ít nhất là đối với người thuỵ sĩ) . Jacques david, người khởi xướng giai đoan phát triển công nghệ tại longiness đã nhận được thông điệp từ mĩ, nơi ông đại diện cho ngành công nghiệp đồng hồ thuỵ sĩ tham dự hội chợ, và đến thăm các nhà máy sản xuất của đối phương sau đó. Ông nhận ra các đối thủ như waltham từ boston hay elgin từ chicago đã hệ thống hoá quy trình sản xuất hiệu quả đến mức các bộ phận của họ có thể dùng thay thế cho nhau. Không những thế, những chiếc đồng hồ bỏ túi tại mĩ còn vô cùng chính xác, được thiết kế tinh xảo, đẹp đẽ và có giá thành phải chăng hơn hẳn sản phẩm thuỵ sĩ.

David nhân ra người thuỵ sĩ phải tham gia cuộc đua này một cách tích cực hơn. Sau hội chợ philadenphia, ông đã viết một báo cáo khẳng định ngành kinh doanh đồng hồ nội địa chỉ có thể đứng vững trước sự cạnh tranh từ thị trường nước ngoài nếu họ có thể sản xuất các linh kiện với số lượng lớn cùng sai số cực nhỏ, và có thể lắp ráp trong bất kì chiếc đồng hồ nào, thay vì chỉ được chế tác riêng cho mỗi chiếc một lần.

Trong hai kì triển lãm tại paris ( 1878) và melbourne (1880), người thuy sĩ vẫn chỉ là những kẻ bám đuổi, nhưng đến hội chỡ triển lãm năm 1893 tại chicago, họ đã quay lại vị trí đầu bảng, họ không chỉ tái lập phương pháp sản xuất của người mĩ ( người thuỵ sĩ đã tiếp thu hệ thống đo lường và các chi tiết bắt vít tiêu chuẩn , mà những chiếc đồng hồ của họ còn là những sản phẩm quyến rũ nhất. Thậm chí, những chuẩn mực khắt khe trên vẫn đang không ngừng được hoàn thiện : cho đến ngày nay, đường kính của mặt đồng hồ vẫn được đo theo ligne, một hệ số đăc biệt ( 1 ligne =2,255 milimet)
Từ thủ công đến công nghiệp

Nguy cơ cạnh tranh cũng xuất hiện tại thuỵ sĩ trên một phương diện khác. Do các doanh nhân hoa kì luôn thèm khát tận dụng nguồn nhân công giá rẻ tại thuỵ sĩ, hòng cung cấp cho ngành sản xuất mang quy mô công nghiệp tại thị trường mĩ. Trong đó phải kể đến florentine ariosto jones, nhà sáng lập công ty đồng hồ quốc tế ( international watch company) , vốn được biết đến dưới cái tên Iwc.
Ban đầu, jones đã chú ý đến các trung tâm sảm xuất đồng hồ lâu đời tại jura, nhưng rồi ông đã phát hiện ra rằng : do tập quán vùng miền, các thợ đồng hồ ở đây không muốn dính dáng đến hoạt động công nghiệp hoá. Ông đã chuyển hướng sang schauffhausen trên thượng nguồn sông rhine, nơi chàng thanh niên heinrich moser vừa xây dựng một trạm thuỷ điện độc đáo vào năm 1851. Moser muốn biến schauffhausen thành một thành phố công nghiệp, và cố gắng lôi kéo các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng năng lượng nước và điện – những doanh nghiệp tương tự như iwc khi họ thành lập vào năm 1868.

Tuy nhiên, bản thân jones cũng không thu được thành công trong ngành sản xuất đồng hồ tại thuỵ sĩ. Ngay khi các nhà sản xuất đồng hồ hoa kì ý thức được đòn công kích từ ngoại quốc, họ đã kêu gọi chính phủ liên bang hỗ trợ và ban hành chính sách thuế trừng phạt đối với đồng hồ và linh kiện nhập khẩu. Do đối mặt với nguy cơ phá sản, jones buộc phải quay về mĩ, sau đó, nhà máy của ông đã thuộc quyền sở hữu của một trong những gia tộc kinh doanh tại schaffhausen, nhà rauschenbach. Trong suốt 100 năm kể từ đó, công ti đã qua tay vô số chủ nhân, bao gồm cả jaeger lecoultre và a lange & sohne – công ti này đã được bán cho tập đoàn richemont, một trong những tâp đoàn chuyên sản xuất đồng hồ cao cấp lớn nhất thế giới, vào năm 2000. Tuy nhiên tất cả những thay đổi trên đều không thể phủ nhận thành công vang dội của iwc với tư cách là một hãng đồng hồ cao cấp, một thương hiệu thành công mới đây đã nhận được sự dìu dắt của gunter blulein – một kĩ sư nổi tiếng từng tham gia xây dựng iwc, jaeger lecoultre và lange & sohne ( xuất xứ từ đông đức). Thành các thương hiệu đồng hồ cao cấp hàng đầu thế giới, trước khi ông qua đời vào năm 2001.

( hết phần 3 )

Để lại ý kiến của bạn cho người sau nhé!