*biên dịch bởi Lê Hoàng Thạch*

Trong hơn 100 năm qua, bối cảnh phát triển đồng hồ đã có sự thay đổi đáng kể, khi người tiêu dùng chuyển từ đồng hồ bỏ túi sang đồng hồ đeo tay. Năm 1986, hãng Audemars Piguet đã giới thiệu chiếc đồng hồ đeo tay tourbillon tự động thương mại đầu tiên trên thế giới, nó được coi là một tuyệt phẩm về mặt cơ học. Ngay cả khi nhu cầu về đồng hồ tourbillon tăng lên theo thời gian, thì những sản phẩm này vẫn được coi là tuyệt tác bởi chúng đều được các nghệ nhân lắp ráp bằng tay từng cỗ tourbillon, một cách vô cùng tỉ mỉ. Trong những năm gần đây, việc chế tạo và thiết kế đồng hồ đã được hỗ trợ bởi máy tính ( CAD) và công nghệ cắt chính xác CNC. Kết quả là cho ra đời hàng tá những chiếc đồng hồ tourbillom của nhiều công ty non trẻ, đa số chúng đều chẳng có mấy cải tiến về kĩ thuật. Tuy nhiên, chiếc đồng hồ omega Tourbillon đeo tay của chúng ta là một thứ khác biệt hoàn toàn với phần còn lại.

RA ĐỜI TRONG LỄ KỈ NIỆM

nhân kỉ niệm 100 năm thành lập năm 1994, hãng Omega quyết định sẽ tạo ra một chiếc đồng hồ đeo tay xứng tầm, đạt đẳng xấp kĩ nghệ chế tác cấp cao “Haut De Gamme”, và nó sẽ là một chiếc đồng hồ Tourbillon Trung tâm. Dự án này có tên mã là P33, bắt đầu khởi động từ năm 1991 dưới sự chỉ đạo của Mortiz Grimm André Beyner, đối với Beyner, đây là dự án lớn thứ 4 trong đời ông.

Văn phòng kĩ thuật Omega đã phải đối mặt với những thách thức to lớn, việc di chuyển bộ thoát đồng hồ ra trung tâm mặt số là nhiệm vụ rất khó. Theo lẽ thường, bộ kim giờ và kim phút sẽ được đặt ở phần trung tâm, nó dễ xem giờ nhưng lại tạo ra những giới hạn cho việc phát triển cơ chế cơ học. Không gian còn lại quá ít , nên thường thì lồng Tourbillon sẽ được đưa ra phần ngoài rìa cỗ máy.

Nhóm phát triển P33 phải đối mặt với một nhiệm vụ cực kì khó khăn : tạo ra một cỗ máy Tourbillon mới trong vòng chưa đầy 3 năm. messrs, Grimm và Beyner đã phải truy lục lại kho hồ sơ lưu trữ của Omega để tìm ý tưởng. Và cuối cùng, họ đã tìm thấy nó từ 3 thành tựu đến từ quá khứ : đồng hồ bỏ túi Les Montres Des Sables, đồng hồ siêu mỏng Dinosaure, và cỗ máy tự động 30mm nổi tiếng. Tất cả những điểm nhấn nổi bật về thiết kế từ chúng sẽ tạo nên cơ sở cho P33, và chúng ta sẽ cùng điểm qua những nét độc đáo từ bộ 3 này ngay dưới đây.

1. TOURBILLON TRUNG TÂM

    6 chiếc Les Montres Des Sables

Năm 1985 tại hội chợ Basel, hãng Omega đã giới thiệu 6 chiếc đồng hồ bỏ túi có tên là ” Les Montres Des Sables”. Đây là những chiếc đồng hồ phức tạp, được chế tạo thủ công bởi nghệ nhân lừng danh Dominique Loiseau. 6 chiếc đồng hồ này sở hữu một lồng Tourbillon nổi ở trung tâm, được điêu khắc và chạm trổ chủ đề cồn cát – một hình tượng đại diện cho nền văn minh sa mạc. Những chiếc đồng hồ này hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Omega.

2. BỘ KIM ” MA THUẬT”

 omega dinosaure và bọ kim đĩa

Việc sử dụng bộ kim bình thường là không thể, bởi vị trí trung tâm phải nhường chỗ cho tourbillon. Giải pháp ở đây là sử dụng bộ kim đĩa làm từ saphire trong suốt. Năm 1980, chiếc đồng hồ thạch anh siêu mỏng có tên là Dinosaure được tung ra thị trường, nó mỏng chỉ 1.48 mm, cỗ máy được đính lên phần vỏ phía sau, mặt số trong suốt khiến bộ kim như lơ lửng ( dùng đĩa trong suốt) trong không gian.

3. CỖ MÁY 30MM

   máy tourbillon 30I

 

Để tưởng nhớ đến thành tựu đáng nể của Cal.30mm và Cal.30I Tourbillon đầu tiên, cỗ máy Central Tourbillon mới cũng sở hữu đường kính 30mm.

FLYING TOURBILLON

Omega quyết định sẽ tạo ra một cỗ Tourbillon bay để hiển lộ toàn bộ vẻ đẹp của cơ chế này, và cũng giúp cho chủ sở hữu nó quan sát được bộ thoát của nó. Cơ chế Tourbillon bay được phát minh bởi Alfred Helwig vào những năm 1920, đây là một cơ chế được cải tiến từ tourbillon của Breguet. Omega đã phát triển một ổ bi trợ lực đặc biệt với 5 quả bóng bằng hồng ngọc.

                                          vít và bóng bằng hồng ngọc

Phần vỏ máy được chế tạo theo kiểu ” monocoque”, tức là sẽ không có phần nắp đáy, toàn bộ tinh chỉnh sẽ được thực hiện ở phần phía trước. Nó sở hữu hai đĩa saphire hiển thị thời gian, được gắn trực tiếp lên thân vỏ đồng hồ. Do vị trí trung tâm đã bị chiếm giữ bởi Tourbillon, nên phần kim giờ và phút được khắc trực tiếp vào bộ đĩa xoay, cách làm này được áp dụng từ chiếc đồng hồ siêu mỏng dinosaure

                                             hai kim đĩa bằng saphire

Một giải pháp nữa đã được nhóm kĩ thuật của Omega áp dụng, đó là các bánh răng của các tấm đã được chuyển ra phần ngoài rìa mặt số, vào các cạnh bên của đồng hồ. Cách làm này được cải biên từ chiếc đồng hồ bỏ túi Montres De Sables.

Bộ thoát được tạo nên từ một bánh xe cân bằng vàng khối, đi kèm lò xo cân bằng Breguet nung xanh, với Philips Overcoil. Phần kim giây được tạo hình thành biểu tượng Omega, tích hợp vào bộ điều chỉnh Tourbillon. Lồng tourbillon được làm bằng titan, tổ hợp bao gồm 41 chi tiết, nặng 0.46g, bánh xe cân bằng nặng 0.2g. Một bánh lắc lên cót bạch kim được gắn trược tiếp vào phần vỏ sau, đem lại khả năng trữ cót hiệu quả tới 45 giờ.

Cỗ máy tourbillon bay tự động được hoàn thành xong với tổng 320 bộ phận, P33 được đổi tên thành Calibre 1170, sau 3 năm phát triển , nó đã được cấp bằng sáng chế và đưa vào sản xuất thành công. Đội ngũ kĩ thuật đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, sản phẩm của họ được trưng bày tại hội chợ Basel năm 1994, kỉ niệm 100 năm thành lập hãng Omega.

                                             máy 1170 nguyên mẫu

Hãng Omega đã chi không tiếc tiền cho sự xuất hiện của chiếc đồng hồ này trong lễ kỉ niệm. Cỗ máy Tourbillon được bọc trong bộ vỏ vàng nguyên khối, mặt số cũng bằng vàng đánh vân Guilloche thủ công, một số phiên bản còn gắn đá quý hoặc dây đeo vàng. Hãng Omega đã tạo ra một bộ phận mới có tên là ” Haut De Gamme”, chỉ để dành riêng cho việc sản xuất chiếc đồng hồ mới này. Nhân viên chỉ bao gồm 2 thợ đồng hồ bậc thầy. Có tổng cộng 39 chiếc đã được tạo ra từ 1994-1998. Con số này thực tế ít hơn rất nhiều so với dự kiến ban đầu. Thế hệ máy tourbillon đầu tiên có tiếng bánh lắc lên cót lêu khá to.

Năm 1998, máy 1170 lần đầu tiên được nâng cấp. Để loại bỏ tiếng ồn của bánh lắc lên cót bạch kim, người ta quyết định không gắn nó vào vỏ sau nữa, mà chuyển qua dùng ổ bi trượt với 2 viên hồng ngọc. Cỗ máy mới có tên là cal.2600A, chỉ có 20 chiếc được sản xuất từ năm 1998-2002.

                                                               CAL.2600A

Năm 2002, Omega tiến hành mở rộng bộ phận Haut De Gamme. Cỗ máy mới có tên là Cal.2600B, Omega đã kết hợp một lồng tourbillon mới, tính toán lại lớp phủ Philips trong lò xo cân bằng Breguet được sử dụng trong bộ thoát. Các cọc số đơn đã được thiết kế lại thành cọc số đôi, kí hiệu Omega trên lồng tourbillon cũng được làm lại. Các cỗ máy được lắp ráp và tinh chỉnh bởi Omega, sau đó được gửi tới viện COSC ở Bienne chứng nhận chuẩn Chronometer. Thiết kế mới có vẻ tinh tế hơn với các đường vân tỉ mỉ.

                                                            cal.2600B

Năm 2004, phiên bản Skeleton của Cal.2600B đã được trình làng. Thông số kĩ thuật thì không thay đổi, tuy nhiên người ta đã bổ sung thêm phần chạm khắc bằng tay, cây cầu và tấm chính cũng được làm theo phong cách khung xương. Cỗ máy này được đặt tên là Cal.2633A.

                                                    keleton cal.2633A

Cũng trong năm 2004, một chiếc đồng hồ ” độc bản” dựa trên Cal.2633A được cho ra lò, điểm đặc biệt là nó sở hữu lá cờ Singapore trên con văng lên cót.

Cho tới năm 2007, bộ phận ” Haut De Gamme” tại Omega do ngài Cyrano Decanthey đứng đầu, với bảy chuyên gia đồng hồ đã sản xuất được khoảng 50 chiếc Tourbillon mỗi năm, 2600B đến nay vẫn là cỗ máy đắt nhất, khó sản xuất nhất trong kho hàng khổng lồ mà Omega cho ra lò mỗi năm.

Để lại ý kiến của bạn cho người sau nhé!