* biên dịch bởi Lê hoàng Thạch*

Piaget là một trong những nhà sản xuất cỗ máy và linh kiện quan trọng nhất của Thụy sỹ trong hơn 130 năm. Những khách hàng thầm lặng của họ, bao gồm hầu hết những nhãn hàng nổi danh trong giới đồng hồ Thụy Sỹ. Sau 66 năm âm thầm cung cấp cỗ mây, hoặc sản xuất đồng hồ dưới dạng OEM cho các nhãn hiệu khác, thì đến năm 1940, chiếc đồng hồ đầu tiên mang nhãn hiệu riêng đã được ra đời. Gần 2 thập kỉ sau, vào năm 1959, hãng đã khai trương cửa hàng Piaget đầu tiên tại ở Geneva : số 40 Rue Du Rhône. Việc khai trương buộc Piaget phải tích trữ cả những phụ kiện quý giá để bán bổ sung với đồng hồ, chúng đều có nguồn gốc từ những thợ kim hoàn hảo hạng tại Pháp, Đức và Ý.

Năm 1956, sau khi đã tạo ra cuộc cách mạng về chế tạo đồng hồ siêu mỏng, với cỗ máy 9P. Lúc này, một nhóm khách hàng thiên về đồng hồ trang sức bắt đầu xuất hiện. Ở thời điểm đó, đồng hồ dành cho nữ rất nhỏ và dày do hạn chế về kĩ thuật chế tạo, các cỗ máy thạch anh thì mới chỉ nằm trong tưởng tượng. Cỗ máy 9P của Piaget cho phép mở rộng kích thước mặt số nhưng vẫn giữ được độ mỏng tuyệt vời. Một số nữ nhân đã hoan nghênh loại đồng hồ có mặt số lớn ( 34-36 là kích thước dành cho nam giới thời xưa), họ chẳng cần phải móc cặp kính ra để xem giờ như trước nữa. Việc kích thước mặt số và niềng lớn hơn trước đã đem tới khả năng trang trí lên đó – vốn chỉ dành cho lắc tay kim hoàn.

Thế hệ lãnh đạo của Piaget, ngài Yves G. Piaget là một kĩ sư đồng hồ có trình độ cao, ông đã được gửi tới Los Angeles để nghiên cứu thêm về đá quý. Từ một nhân viên bán hàng ở cửa hàng cấp thấp, ông đã thăng tiến lên vị trí giám đốc tiếp thị và PR. Tình yêu đối với môn mã cầu đã đưa tới sự ra đời dòng sản phẩm thể thao thời trang Polo, có lẽ những giá trị về thời trang kim hoàn đã được đặt nền móng từ cha và chú của ông, Gerald và Valentin, những người đã mạnh dạn tuyên bố trên danh mục sản phẩm năm 1959 rằng : ” Master Watchmaker and Jewelers” ( bậc thầy về chế tạo đồng hồ và trang sức)

Những năm thập niên 1960, Piaget chưa sản xuất đồ trang sức, nhưng những thiết kế độc đáo, hay cá nhân hóa đã đem lại cho hãng tính ” độc quyền”. Piaget sở hữu thợ cắt và đính đá quý, những nghệ nhân này đã tạo ra bộ vỏ, mặt số và dây đeo kim hoàn đính đá quý dành cho đồng hồ, mãi tới thập niên 1980 họ mới bắt đầu dấn thân vào mảng chế tạo trang sức.

ĐỒNG HỒ XU PIAGET VÀ XU DALI

Từ cỗ máy rất mỏng của mình, những nghệ nhân của Piaget đã thể hiện kĩ năng của mình, bằng cách tạo ra một chiếc đồng hồ ẩn trong bộ vỏ hình đồng xu vàng. Nó đã thu hút sự chú ý của những vị khách yêu thích ý tưởng về một chiếc đồng hồ bí mật. Sự đặc biệt từ ý tưởng này đã được một tay lập dị để mắt tới, ông ta là Salvador Dali. ( một nghệ sĩ cực kì nổi tiếng với phong cách siêu thực). Vào năm 1964, ông đã hợp tác với Piaget để tạo ra một đồng tiền xu của chính ông ấy, có tên là Dali d’Or với 4 mệnh giá : 1, 2, 5 và 1/2 Dali. Chúng là những đồng xu được đúc từ vàng 24k dưới dạng phiên bản giới hạn, nhiều loại phụ kiện khác cũng được sản xuất kết nối với bộ sưu tập Dali d’Or. Bắt đầu từ đây, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã nối gót Dali hợp tác với Piaget để tạo ra những tác phẩm để đời của chính họ.

PIAGET VÀ ĐÁ QUÝ TRÊN ĐỒNG HỒ

Thông số tối thiểu của kim cương lắp trên đồng hồ Piaget là rất nghiêm ngặt, họ chỉ sử dụng những viên đá tốt nhất, màu D -G ( Rare White)  , IF ( Internally Flawless) và VVS ( very very small Inclusions). Piaget không bao giờ sử dụng kim cương thay cho hồng ngọc để làm chân kính, vì nó quá cứng và không hiệu quả cho việc giảm ma sát. Đối với mặt số gắn kim cương, thì độ dày tối thiểu là 0.8 mm thay vì 0.4mm như mặt số thông thường. Ở Piaget, các nghệ nhân tuân thủ tuyệt đối độ dày tối thiểu này mà vẫn không làm suy giảm độ mỏng đồng hồ. Trung bình Piaget gắn khoảng 90 viên đá trên mỗi Cm vuông, nó tạo ra một tiêu chuẩn ” sáng chói” hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh.

Các nghệ nhân Piaget đã thành công trong việc gắn đá lên cỗ máy, ngay cả tấm mạch chính của cỗ máy skeleton tourbillon cũng đã được họ trang hoàng bằng đá quý. Năm 2013, hãng đã thành công khi tạo ra hệ thống đá quý bề mặt rất tuyệt vời trên cỗ máy 1200D skeleton, nằm trong chiếc Altiplano Tự động siêu mỏng. 1200D là một cỗ máy khung xương tự động có gắn đá quý mỏng nhất ( 3mm) nằm trong bộ vỏ mỏng nhất ( 6.1mm) ở phân khúc của nó. Cả cỗ máy lẫn vỏ đều được khảm đá. Sau khi đã trám tới 259 viên kim cương và 11 viên saphire đen, xếp trong một đường kính 31.9mm, cỗ máy vẫn đạt độ mỏng 3mm. Việc trám đá quý đòi hỏi 4 ngày lao động cật lực cho mỗi cỗ máy. Việc lắp đá lên cỗ máy của Piaget là một kì tích, và nó chỉ có thể được nhận ra bởi những người chuyên về kim hoàn. Hiện tại, Piaget là nhà sản xuất duy nhất có thể khảm đá quý hoàn chỉnh lên toàn bộ các bộ phận chức năng của một cỗ máy skeleton.

Để lại ý kiến của bạn cho người sau nhé!