*biên dịch bởi HOÀNG HÀ THANH*

Mt chiếc hộp ca lch s không gian trên c tay bn vi b mt mt trăng, v gm và b máy cót tay Moonwatch đc trưng ca Omega.

Năm mươi năm trưc, vào đêm giáng sinh 1968, tàu Apollo 8 đã tr thành phi thuyn có ngưi lái đu tiên bay xung quanh mt trăng và ba phi hành gia trên tàu tr thành nhng ngưi đu tiên đưc chiêm ngưng mt ti ca mt trăng. Đ kỉ niệm sự kiện này, vào 2013 Omega đã dành toàn b b sưu tp Speedmaster vi màu đen ch đo, đưc biết đến vi cái tên Dark Side of the Moon. Tại triển lãm Baselworld 2018, Omega đã mang đến thành viên mi nht ca b sưu tp này, một chiếc Apollo 8 mi. Apollo 8 cùng chia s b v gm đen ca b sưu tp Dark Side of the Moon nhưng loi b đi cỗ máy tự động co-axial độc quyền ca mình vi s thay thế bi b máy Calibre 1861 huyn thoi ca Omega – máy lên cót th công ca mt chiếc Moonwatch c đin.

Với mặt số dạng skeleton ấn tượng, các cây cầu và tấm chính lộ ra một bề mặt phi thường được thiết kế để dựng lại bề mặt gồ ghề của mặt trăng. Điểm với màu vàng hoàng yến ở trên các hiển thị chronograph, chiếc Apollo 8 đem tới một kết quả khác thường.

APOLLO 8: THÀNH VIÊN MI NHT CA GIA ĐÌNH DARK SIDE OF THE MOON

Chuyến bay hoành tráng của Apollo 8 vào năm 1968 đã đánh dấu được rất nhiều kỉ lục của nhân loại , nhưng điều thắp lửa cho sự tưởng tượng của những người còn ở mặt đất là những gì mà phi hành đoàn nhìn thấy được ở mặt tối của Mặt Trăng. Tận dụng mối quan hệ thân mật của Omega với ngành thám hiểm vũ trụ của Mỹ, bộ sưu tập Dark Side of the Moon đã được ra mắt vào năm 2013. Được thiết kế nhằm làm nổi bật bề mặt không nhìn thấy được của Mặt Trăng, tất cả bộ vỏ 44.25mm của bộ sưu tập này đều được chế tạo bằng gốm sứ đen cao cấp. Về mặt này, chiếc Apollo 8 cũng đi theo những mẫu tiền nhiệm – nhưng những điểm giống nhau cũng chỉ dừng lại ở đó.

Không như những chiếc Dark Side of the Moon chronograph thông thường được trang bị calibre 9300, cỗ máy tự động với bộ thoát đồng trục độc quyền của Omega, chiếc Apollo 8 phô diễn bộ máy lên cót tay calibre 1869, một phiên bản nổi tiếng của calibre 1861. Mặt số của Apollo 8 là khác biệt triệt để nhất so với các mặt số khác trong bộ sưu tập, từ bỏ bố cục 2 mặt số phụ và cửa sổ ngày để đi theo một hiển thị mang tính truyền thống hơn với 3 mặt số phụ và không cửa sổ ngày. Bằng cách tích hợp bộ máy lên cót thủ công, các nhà thiết kế ở Omega đã tìm cách giữ cho bộ vỏ có một độ mỏng giảm được 2.5mm xuống còn 13.8mm.

B MT MT TRĂNG

Điều làm cho chiếc Apollo 8 Speedmaster Dark Side of the Moon hấp dẫn như vậy là bề mặt mặt trăng lốm đốm các đốm đen được tái tạo trên bộ máy. Để thể hiện sự tôn kính đến cả hai bề mặt của Mặt Trăng, mặt số có màu sáng hơn để phản ánh được góc nhìn của chúng ta – những người mặt đất,  trong khi mặt sau của đồng hồ lại tối hơn để tái tạo lại bề mặt tối của Mặt Trăng mà những phi hành gia nhìn thấy. Để đạt được bề mặt sát với thực tế như vậy, cơ chế cắt laser được sử dụng để trang trí các cây cầu và tấm chính trên bộ máy đen.

Như được treo lơ lửng trong không gian, ba mặt số phụ được sắp xếp theo cấu trúc Moonwatch cổ điển. Trong khi các máy đếm chronograph ở vị trí 3 và 6 giờ được băm nhỏ, bộ đếm giây có một chi tiết rất tuyệt vời: nếu nhìn kỹ, bạn sẽ nhận thấy bề mặt không đồng đều của các chi tiết cầu ở bên dưới xen lẫn vào vào nền của mặt số phụ.

Dạ quang màu xanh lá TRÊN MT TRĂNG

Để tạo độ tương phản chống lại khung nền u tối và cải thiện độ dễ nhìn, Omega sử dụng màu vàng rực rỡ cho các kim chronograph, phần đầu của các cọc giờ, chữ ‘tachymètre’ trên vòng bezel và dây đeo đục lỗ màu đen với lớp cao su vàng bên trong. Nếu bạn để ý sẽ thấy chất phát quang siêu sáng Super-Luminova – phát ra ánh sáng dạ quang màu xanh – được sử dụng trên các số trên vòng bezel, trên biểu tượng Omega, trên núm , cọc giờ và bộ kim, chiếc đồng hồ này thực sự phát sáng trong đêm tối.

OMEGA CALIBRE 1869

Omega Calibre 1869, bộ máy lên cót thủ công cung cấp năng lượng cho Apollo 8, là một biến thể của Calibre 1861 đặc trưng của Omega; số 9 ở tham số là để tưởng nhớ tới việc đặt chân lên mặt trăng lần đầu tại năm 1969. Lộn ngược đồng hồ cho ta thấy tất cả vinh quang của bộ máy, dòng chữ Command Module Pilot Jim Lovell được khắc, “Chúng tôi sẽ gặp lại các bạn ở phía bên kia”, được thốt lên khi Apollo 8 bắt đầu di chuyển theo quỹ đạo ở phía mặt tối của Mặt Trăng, nơi mà các tín hiệu vô tuyến từ Trái Đất bị cản. Một phần Skeleton với các cây cầu đen được khắc laser, vít sơn đen và các bộ phận di chuyển được mạ nickel tạo tương phản, tổng thể của bộ máy nhìn từ cả 2 phía thật sự rất ngoạn mục. Mỏng hơn so với các bộ máy tự động của những mẫu tiền nhiệm trong bộ sưu tập, calibre 1861 là một ứng cử viên lý tưởng cho những trang trí phức tạp của Apollo. Với tần số 21,600vph, bộ máy cung cấp 48 giờ năng lượng dự trữ – vừa đủ để thực hiện 24 vòng quỹ đạo mặt trăng.

Nó có thể không hợp nhãn tất cả mọi người, nhưng tôi thích số lượng chi tiết của nó, những kết cấu bề mặt tương phản và kèm theo dạ quang lạnh lùng đã mang tới một chút bí hiểm của Mặt Trăng vào cuộc sống trần tục của chúng ta. SpeedMaster Dark Side of the Moon Apollo 8 sẽ chính thức ra mắt vào tháng 8 2018 và có giá bản lẻ là 9000 EUR.

 

Thông s k thut

B v: 44.25mm x 13.80mm – vỏ sứ đen – chải và đánh bóng – tinh thể sapphire ở cả 2 mặt – kháng nước 50m

B máy: Calibre 1869 – cót tay – 19 jewels – tần số 21,600vph – năng lượng dự trữ 48 giờ – hiển thị giờ, phút, giây, chronograph – khắc laser các cầu đen và tấm chính đại diện cho bề mặt mặt trăng

Dây đeo: dây da đen với các đường khâu vàng – lỗ thủng vi mô lộ mặt trong cao su màu vàng – 21mm giữa các lug, 18mm trên khóa – khóa gốm

Ref.:  311.92.44.30.01.001

Giá: 9000 EUR

4/5 - (1 bình chọn)