* biên dịch bởi lê hoàng thạch*

LỜI NÓI ĐẦU VỀ LOẠT BÀI

Tag Heuer là một nhãn hiệu lớn của Thụy Sỹ chuyên về Chronograph đã được mua lại bởi tập đoàn xa xỉ phẩm LVMH, tuy nhiên vào thời điểm 2012-2014, bên trong nội bộ LVMH đã diễn ra cuộc ” thanh trừng” liên quan đến Tag Heuer, với việc Stephan Linder – giám đốc của Tag thời điểm 2014 đã phải từ chức, đồng thời hủy bỏ luôn dự án chế tạo máy In-house CH 80 cực kì tham vọng. Lí do là bởi Tag lâu nay chỉ bán hàng quanh phân khúc giá 1000-3000 Usd nhưng đã tự ý nâng mức giá bán lên tới 5000-10000 đô thậm chí 12.000 USD. Việc này khiến các quản lí cấp cao nhất của LVMH không hài lòng và họ đã tiến hành cải tổ lại.

Thông qua loạt bài viết có từ 2013-2014 trên Ablogwatch, tôi sẽ phác thảo lại một chương lịch sử buồn gần đây của Tag Heuer, khi mà họ đã phải trả giá khi cố gắng vùng vẫy thoát khỏi phương thức bán hàng theo phân khúc giá nghiêm ngặt bất thành văn của Thụy Sỹ, và các bạn sẽ thấy được phần nào những góc khuất, những luật lệ kín đáo mà các hãng đồng hồ ngày nay hầu hết phải tuân theo.

PHẦN 1 : SỰ RA MẮT CỦA DỰ ÁN CH80 – MÁY ĐỒNG HỒ BẤM GIỜ TỰ SẢN XUẤT ĐẮT TIỀN CỦA TAG

* bài viết diễn ra vào tháng 11 năm 2013*

Cho tới tháng 11 năm 2013, ở vùng Jura của Thụy Sỹ, không ai trong số chúng ta từng nghe về cái tên Chenevez. Ngoài trời bắt đầu mưa tuyết khi chúng tôi tiến hành tham quan khu đất hai màu đen trắng hiện đại – cơ sở mới nhất của Tag Heuer, được biết đến với cái tên d’Avant-Garde Manufature. Địa điểm sản xuất mới được xây dựng từ 2012, hiện nay đã hoàn thành xong, đây sẽ là trung tâm sản xuất cỗ máy bấm giờ cơ khí của Tag Heuer, có tên là Calibre 1969, nay đã được đổi tên thành Tag Heuer Calibre CH 80.

CEO Stephan Linder ngồi trước mặt chúng tôi và một nhóm nhỏ các nhà báo thoải mái trong vai trò mới là giám đốc điều hành toàn cầu của Tag Heuer. Trước đây ông là giám đốc điều hành hàng đầu tại Mĩ của thương hiệu, và có vẻ như ông khá thoải mái khi trở về vùng thôn quê Thụy Sỹ. Nhạy bén và hóm hỉnh, Linder là một kĩ sư và cựu nhân viên phát triển sản phẩm, người nhận thức sâu sắc về sự phát triển của cỗ máy và chế tạo đồng hồ. Ông thay thế cựu giám đốc điều hành Tag Heuer, Jean Christophe Babin, người đã chuyển sang thương hiệu chị em với Tag là Bulgari ( thương hiệu cùng tập đoàn LVMH). Một bên là doanh nhân, một bên là kĩ sư, Babin và Linder đều có sức hút thân thiện và niềm đam mê hướng ngoại nhưng họ là những người đàn ông rất khác nhau. Linder đang bị cáo buộc đã đưa Tag lên một tầm cao mới, điều này liên quan đến các cỗ máy tự động bấm giờ đang được sản xuất In-house.

                                  Stephan Linder-CEO Tag Heuer thời điểm đó

                                          cổng ngoài nhà máy chevenez

Linder nói theo cách đặt công ty dưới quan điểm của mình, anh ấy nhận xét về những gì mà anh có thể sản xuất, những gì có thể phát triển và những gì có thể bán. Mỗi khi nói anh thường đề cập ” tôi” tức ám chỉ ” chúng tôi” – một phong cách lãnh đạo và giao tiếp chỉ có thể có được từ một người hiểu rõ thương hiệu và khả năng của nó. Linder chắc chắn sẽ làm điều đó, bây giờ chúng ta sẽ nói về tương lai của ngành đồng hồ và làm thế nào Tag Heuer sẽ đóng một vai trò trong đó. Chúng tôi bắt đầu với những con số.

Dự kiến trong năm 2014, nhà sản xuất Chevenez sẽ có thể sản xuất 50.000 cỗ máy mỗi năm. Vào năm 2016, con số đó sẽ tăng lên 100.000 cỗ máy một năm – đó là mục tiêu của Linder. Cho đến nay, cơ sở mới chỉ sản xuất 2 loại máy là cal.1887 ( có từ 2009) và cal.1969 hoàn toàn mới. Họ cùng nhau đại diện cho các cỗ máy mà Tag Heuer tự sản xuất với số lượng đáng kể. Các cỗ máy kĩ nghệ cấp cao hẳn ( Haute Horlogerie) như Monaco V4 và Mikro PendulumS cũng được sản xuất in-house nhưng ở nơi khác, với số lượng nhỏ hơn nhiều. Sản lượng 100.000 máy Chronograph mỗi năm sẽ đưa Tag Heuer lên tầm cao mới.

Điều này sẽ biến Tag trở thành nhà sản xuất máy Chronograph lớn bậc nhất Thụy Sỹ. Sản lượng sẽ bao gồm cả máy 1887 và máy 1969. Mỗi cỗ máy đều có sự độc đáo riêng. Bản thân máy 1969 đã được phát triển cách đây vài năm và nó thực sự được thiết kế và sản xuất hoàn toàn bởi Tag Heuer.

Nhiều nhà sưu tập đồng hồ đã biết được mối quan hệ của Tag Heuer và Seiko liên quan đến Cal.1887, nhưng mối quan hệ này thường bị hiểu lầm. Seiko không hề tạo ra các cỗ máy cho Tag Heuer. Hãng Tag Heuer đã mua bản quyền cỗ máy của Seiko và điều chỉnh theo nhu cầu riêng của họ. Toàn bộ máy 1887 đều do Thụy Sỹ thực hiện, và đó là một cỗ máy khá ổn. Bản thân Cal.1969 cũng là một cỗ máy bấm giờ tự động, nó được cho là có những bước tiến nhỏ về chức năng và sự tinh tế.

Câu chuyện về Cal.1969 lấy cảm hứng từ mốc quan trọng năm 1969 – đây là năm mà họ đã phát hành cỗ máy Cal.11 huyền thoại, và đây cũng là năm đầu tiên ra đời cỗ máy đồng hồ bấm giờ tự động. Cal.1969 không phải là một bản sao của cal.11, năm 1969 cũng là năm chứng kiến sự ra đời của cỗ máy tương tự đến từ Zenith và Seiko.

So với máy 1887, máy 1969 ít bộ phận hơn, mỏng hơn và tích cót lâu hơn. Là một cỗ máy Chronograph, nó cung cấp hiển thị 3 ô phụ tại vị trí 3-6-9 giờ kèm theo lịch ngày. Đồng hồ vận hành ở tần số 28.800 VPH và trữ cót khá tốt lên tới 70-80 giờ. Tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi rất thích khi họ quyết định vận hành cỗ máy ở tần số 4hz, mà theo tôi nó là tiêu chuẩn cho những cỗ máy thời hiện đại.

Với độ dày 6.5mm, calibre 1969 ( tức CH80) là một chiếc đồng hồ bấm giờ khá mỏng, nó chắc chắn mỏng hơn so với máy 1887. Đây là một tin tốt bởi nó cho phép Tag Heuer có thể sản xuất đồng hồ ít cồng kềnh với một bộ vỏ thanh lịch hơn. Tính năng bấm giờ sẽ là phần chính của cỗ máy, và nó sở hữu hai tính năng được nhiều người đam mê đồng hồ bấm giờ tìm kiếm. Đầu tiên là bộ ly hợp dọc, và thứ hai là bánh xe dạng cột column wheel. Các tính năng này đảm bảo đồng hồ bấm giờ hoạt động trơn tru, chính xác và ổn định lâu dài. Mặc dù không được hoàn thiện theo phương thức đánh bóng mờ như bánh xe dạng cột của máy 1887, nhưng chi tiết mày trên máy 1969 vẫn có thể dễ dàng được nhìn thấy thông qua mặt sau của đồng hồ.

Bên cạnh việc cỗ máy sở hữu nhiều bộ phận ấn tượng, xét từ quan điểm công nghiệp và tính hiệu quả, những cỗ máy có ít bộ phận hơn thường bền hơn, việc sở hữu nhiều chi tiết có thể dẫn tới sai sót. Cỗ máy Calibre 1969 có tổng cộng khoảng 200 bộ phận, hầu hết được sản xuất tại nhà máy Chevenez. Tag Heuer đã sử dụng một loạt máy móc công nghệ cao để tạo ra mọi thứ : máy CNC nhỏ hơn, không dầu và hàng loạt sản xuất theo kiểu Robot tự động. Cơ sở này có đầy đủ nhân viên và thợ đồng hồ phụ trách lắp ráp và kiểm soát chất lượng.

Hàng loạt các tính năng hấp dẫn phải kể đến hiệu suất. Tag Heuer đã thiết kế Calibreb1969 để có thể dễ dàng điều chỉnh trong phạm vi chuẩn chính xác COSC Chronometer, và họ không thể để nó tệ hơn +4 hoặc -6 giây mỗi ngày. Mặc dù hiện tại cỗ máy này vẫn chưa được chứng nhận COSC chính thức, nhưng chúng được thiết kế để hoạt động theo các thông số kĩ thuật chính xác của COSC.

Cho tới nay ( tức 2013) Tag Heuer vẫn chưa công bố khi nào Calibre 1969 sẽ được bán. Linder đã đưa ra nhiều ý tưởng gợi ý về tương lai của cỗ máy. Đầu tiên những chiếc đồng hồ dựa trên Calibre 1969 sẽ được công bố vào cuối năm 2013, các cỗ máy đã được sản xuất, do đó chúng sẽ sớm được ra mắt.

Ngài Linder đã nhanh chóng chỉ ra rằng máy 1969 sẽ được sử dụng trong một loạt đồng hồ, chứ không chỉ áp dụng cho phân khúc đơn lẻ như Carrera. Mặc dù có nhiều cỗ máy được ưu tiên cho Carrera, họ vẫn thường áp máy phân nhánh sang các mô hình Tag Heuer khác để có thể khám phá cá tính tốt nhất dành cho máy đồng hồ mới. Nhà máy mới của Tag rất hiện đại và mới mẻ. Theo nhiều cách, đây giống như một cơ sở cản xuất ô tô hơn là một nhà máy sản xuất đồng hồ truyền thống!

Ông chủ của Tag Heuer, Jack Heuer đã có mặt để ra mắt Calibre 1969. Ông không nói nhiều về cỗ máy hay thương hiệu, nhưng ông ấy lại giúp chúng tôi nấu một bữa trưa! Như một điều hiếm khi xảy ra, Tag Heuer đã bố trí một bàn ăn trưa ngay giữa nhà sản xuất, tôi đã từng được mời ăn tại các nhãn hiệu đồng hồ trước đây, nhưng chưa bao giờ được ăn tại nơi đồng hồ được sản xuất! Những người nhân viên vẫn tiếp tục làm việc trong khi chúng tôi ăn uống.

Tôi đoán rằng những chiếc đồng hồ có gắn cỗ máy Calibre 1969 sẽ được đặt giữa Calibre1887 và Calibre 36 ( chính là Máy zenith el primero). Tag Heuer chưa nói rõ về giá cả vì mọi thứ chưa sẵn sàng, nhưng nó sẽ được công bố sớm. Như tôi đã nói, máy 1969 nhiều khả năng sẽ được ra mắt trong một chiếc đồng hồ Carrera, nhưng cũng sẽ được đẩy vào các dòng sản phẩm khác trong tương lai gần.

Là những người yêu thích đồng hồ, tôi rất hào hứng với Calibre 1969, vì chức năng, thiết kế và giá cả tương đối phải chăng ( đoạn này chắc tác giả nhầm). Với một bộ vỏ và thiết kế phù hợp, tôi cho rằng mình bắt đầu ham muốn sở hữu một chiếc. Ngay khi nó được bán ra, chúng tôi Ablogwatch hân hạnh sẽ là đơn vị đầu tiên thông báo cho bạn, và chúng tôi tin rằng giá bán của nó sẽ nằm ở tầm giá 5000-8000 USD.

NHẬN XÉT

qua bài viết trên vào thời điểm cuối 2013, ta thấy rõ rằng Tag đã có sự chuẩn bị cực kì đầy đủ để đạt được 2 mục tiêu cực kì tham vọng : tăng giá bán và đưa Tag trở thành một nhà sản xuất máy đồng hồ lớn bậc nhất Thụy Sỹ. Ta sẽ để ý thấy vài chi tiết nhỏ về Linder nhưng nói lên rất nhiều thứ. Đầu tiên, ông CEO này luôn xưng ” tôi” thay vì ” chúng tôi” – điểm này thể hiện cái tôi cá tính rất mạnh, kèm theo đó là phương thức lãnh đạo dữ dội có thể đã khiến ông mất chức sau này. Thứ 2, là bài viết đã đề cập đến chi tiết, họ coi Linder như kẻ ” tội đồ” đã tăng giá bán của Tag lên gần đây ( thời điểm 2013), tức là báo chí đã rục rịch nhận diện được tình thế chung của Tag lúc đó. Đây là bài viết hay nói về cỗ máy cực kì tham vọng của Tag và Linder. Quá trình diễn biến ra sao, xin mời xem bài sau.

5/5 - (2 bình chọn)