* biên dịch bởi LÊ HOÀNG THẠCH*

NHẤN MẠNH VÀO THIẾT KẾ

Sự nhấn mạnh ngày càng tăng vào thiết kế bắt đầu mang lại những phần thưởng riêng, không chỉ ở mặt tăng trưởng doanh số bán hàng, mà còn là sự công nhận về mặt ngoại hình. Năm 1964, hai sản phẩm của Seiko, Chiếc Crystal Chronometer 951, mang đến thời kì chính xác mới cho các môn thể thao cạnh tranh, và chiếc Sportsmatic 5, được thiết kế để thu hút giới trẻ, là một trong những sản phẩm được lựa chọn cho giải thưởng thiết kế G-Mark good design. Sự hoan nghênh của công chúng là kết quả của những phần thưởng đã giúp seiko được đánh giá cao, có lẽ đây là lần đầu tiên, người tiêu dùng đánh giá cao thiết kế bên ngoài sản phẩm chứ không chỉ đơn thuần là thiết kế của bộ máy. Năm 1967, để hưởng ứng các giải thưởng về thiết kế, một hội nghị về thiết kế mang tính hợp tác được bắt đầu giữa K Hattori và hai nhà máy Suwa  và Daini. Điều này đã giúp tạo ra mối liên hệ giữa các nhà thiết kế đến từ 3 công ty, dẫn tới những cải tiến về ngoại hình cho tất cả đồng hồ mang nhãn Seiko, dù chúng được thiết kế  bởi các đơn vị Daini, suwa hay K Hattori. Hơn nữa, hội nghị này đã quyết định giới thiệu những ý tưởng ” liên kết quốc gia ” cho Seiko, và vào năm 1968, công ty bắt đầu cử nhân viên ra nước ngoài để nghiên cứu thiết kế, và một số thậm chí còn theo học tại một trường dạy trang sức của nước Ý.

Sự khởi đầu của cuộc cách mạng thạch anh, từ cuối năm 1969, đã dẫn tới một vai trò mới, quan trọng đối với các đội ngũ thiết kế khi họ bắt đầu nghĩ về một thiết kế ” thích hợp”. trong năm 1971, K Hattori & Co., Ltd thành lập một đội ngũ thiết kế chuyên biệt trong bộ phận đồng hồ. Lần đầu tiên công ty đã bắt đầu sử dụng máy tính để phân tích ngoại hình của đồng hồ. Nó được coi là vô cùng quan trọng để thiết kế đó được nhận dạng ra là một chiếc đồng hồ thạch anh ( thạch anh lúc này rất có giá nhé anh em). Bởi các mẫu đầu tiên của thạch anh đắt ngang một chiếc xe hơi và điều quan trọng với công chúng là giúp họ có thể nhận diện ngay sản phẩm mới chỉ trong nháy mắt.

Vào năm 1973, lần đầu tiên Seiko tham gia cuộc thi thiết kế ở Thụy Sỹ và giành được sự khen ngợi từ ban giám khảo. Nhưng trớ trêu thay, khi vấn đề thiết kế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thì nhóm thiết kế đã bị giải thể ngay trong năm 1974, và các nhà thiết kế được chuyển vào làm ở bộ phận kế hoạch sản phẩm. Những công việc về thiết kế trước đó được thực hiện bởi nhóm lại được chuyển cho các bộ phận thiết kế của Daini Seikosha và Suwa Seikosha. Tuy nhiên, nhu cầu về phối hợp thiết kế đã sớm tái xuất hiện không lâu trước khi hai nhà máy Seiko cùng với K Hattori thành lập một văn phòng thiết kế đầu não tại Ginza một lần nữa, với mục tiêu tạo ra một cách tiếp cận mang tính quốc tế hơn về về mảng thiết kế.

Vào đầu những năm 1980, tình hình kinh doanh ở nước ngoài của Seiko đã phát triển nhanh chóng và họ đã quyết định bổ sung thêm nhiều mẫu phù hợp với thị hiếu từng khu vực. Quyết định mở các studio thiết kế ở nhiều nơi trên thế giới  đã được thực hiện bởi Seiko nhận ra tầm quan trọng của việc giữ liên lạc với xu hướng thiết kế và yêu cầu của thị trường toàn cầu. Đến năm 1980, hoạt động thiết kế của Seiko bắt đầu ở Dusseldorf và New york. Kể từ đó họ lập thêm nhiều những trung tâm thiết kế hơn nữa – Paris, Milan và Hongkong vào những năm 80. Ngoài ra, Seiko Instruments và Seiko Epson đã cùng nhau thành lập một văn phòng thiết kế tại Kameido. Mạng lưới thiết kế này liên lạc chặt chẽ với trụ sở của họ và sớm sử dụng phần mềm thiết kế CAD. Năm 1989, để tạo điều kiện cho các thiết kế mới, nhóm đã giới thiệu chiếc máy tính Macintosh cho công việc thiết kế vào năm 1991, và có lẽ họ là một trong những công ty quốc tế đầu tiên làm điều này.

Vào cuối những năm 1970 và 1980, đồng hồ thạch anh chiếm lĩnh thị trường đồng hồ và các nhà sản xuất đã phát triển công nghệ phức tạp hơn, ngày càng có nhiều tính năng được tích hợp vào thế hệ đồng hồ mới này. Khi những đồng hồ chức năng đang ở đỉnh cao của sự hấp dẫn, thiết kế của Seiko cũng được định hướng theo chức năng.

Thiết kế được tạo ra dựa trên các tính năng kĩ thuật mới của đồng hồ thạch anh. Đây là thời điểm mà công nghệ là ưu tiên số 1. Thậm chí cho tới ngày nay, nhiều người vẫn cho rằng các sản phẩm của Seiko rất thành công trong thời điểm những năm 1970 hoàn toàn bởi vì họ có các tính năng thực dụng và không rườm rà.

Ông Tanaka, nhà thiết kế từng tốt nghiệp đầu tiên của công ty năm 1959, tiếp tục phát triển các giải pháp mới để thiết kế mọi thứ, và tiếp tục kết hợp giữa tính năng và hình thức khi ông đang phát triển một loại chất phát quang mới cho đồng hồ vào những năm 1990. Ông làm việc với Nemoto & Co, một công ty hóa chất, để tạo ra một chất phát quang phù hợp có thể sử dụng trên các sản phẩm cao cấp của Seiko, dùng để chiếu sáng mặt đồng hồ trong bóng tối. Họ cùng nhau tạo ra một loại sơn phát quang, ban đầu được biết đến là “NW”, nhưng sau đó đổi tên thành Lumibrite. Nó được giới thiệu vào năm 1993. Sau khi tiếp xúc với ánh sáng trong 10 phút, nó có thể phát ra ánh dạ quang chiếu sáng mặt đồng hồ trong khoảng 3-5 giờ mà không cần sử dụng điện.

Công nghệ này đã có nhiều cải tiến hơn ở những thời điểm khác nhau và đã được giới thiệu trên nhiều chiếc đồng hồ Seiko, cho tới nay nó vẫn còn được sử dụng và là một ví dụ tuyệt vời về ảnh hưởng lâu dài của người thiết kế tốt nghiệp đầu tiên của Seiko. lumibrite được phát minh trong một nỗ lực để loại bỏ các hợp chất có tính phóng xạ ra khỏi đồng hồ cũng như trong quá trình sản xuất, và cũng  là dành cho người đeo nó.

Tuy nhiên, tới đầu những năm 1990, việc giới thiệu các tính năng mới trong công nghệ thạch anh đã chậm lại, và các nhà sản xuất lại một lần nữa cần phải tìm kiếm những thứ khác để thu hút khách hàng vào các sản phẩm mới của họ. Có một nhận thức ngày càng tăng về sự đóng góp của thiết kế vào ngành công nghiệp đồng hồ, và một số nhà sản xuất đã nhận ra rằng công chúng sẵn sàng trả thêm tiền cho những đồng hồ có thiết kế nổi bật.

Như một phần trong nhiệm vụ của họ nhằm tìm kiếm những thiết kế tốt có sức hấp dẫn với người tiêu dùng, các nhà thiết kế của Seiko đã bắt đầu giới thiệu các kĩ thuật nghiên cứu thị trường vào các hoạt động thiết kế. Ở mỗi giai đoạn của thiết kế, họ tiếp nhận các thông tin phản hồi từ bạn bè và công chúng trước khi điều chỉnh các sản phẩm của chính mình. Họ đã tiến hành cuộc đối thoại với các đối tượng mục tiêu và lắng nghe một cách cẩn thận những gì họ nói.

GIẤC MƠ THÀNH HIỆN THỰC

Một trong những nhà thiết kế của Seiko, ông Nakanishi đã đạt được thành công đáng kể với thiết kế của chính mình ngay trong năm thứ 2 làm ở công ty. ” khi bạn đã nhắm vào lãnh vực thiết kế và có được một công việc trong lĩnh vực này, bạn muốn ở một thời điểm nào đó để tạo ra một thứ gì đó sẽ được công nhận. Tôi đã thiết kế ra một chiếc Seiko Speedmaster trong năm thứ 2 của tôi tại công ty. Theo một số cách, tôi cảm thấy rằng giấc mơ của tôi đã đã thành sự thật nhanh hơn nhiều so với mong đợi của tôi, và tôi không chắc chuyện gì đang diễn ra. Tôi đã tham gia Seiko Epson và nghĩ rằng mình sẽ làm thiết kế cho máy tính, nhưng thay vào đó tôi lại kết thúc trong thiết kế đồng hồ và được giao phụ trách cho Speedmaster. ( tên 1 dòng đồng hồ bấm giờ của seiko ,ko phải speedmaster của omega). Quan điểm của tôi là tôi muốn người mua sẽ lưu giữ sản phẩm của mình trong 10 hoặc thậm chí là 20 năm với cảm giác : tôi rất vui vì tôi đã mua sản phẩm này. Đây chính là quan điểm của tôi khi tạo ra thiết kế này, đó là tác phầm đầu tiên của tôi, tôi đã đổ vào nó mỗi ounce năng lượng mà tôi có.”

Đầu những năm 1990, các nhà thiết kế của Seiko đã kiểm tra khả năng bằng cách đẩy thiết kế của họ vào các cuộc thi thiết kế ở nước ngoài. Ông Okaya, một trong những nhà thiết kế nói rằng, ” chúng tôi có ấn tượng rằng Grand Prix De La Ville De Geneve là một cuộc thi khuyến khích các nhà thiết kế chỉ ở Thụy sỹ , nhưng khi chúng tôi đặt câu hỏi, xin phép được tham gia thì họ đồng ý cho chúng tôi cùng tham dự. Tôi đã được trao giải thưởng Grand Prix vào năm 1991. Nó rất giống với thời điểm đã dẫn đến sự tham gia của chúng tôi trong các cuộc thi ở trạm quan sát thiên văn”. Ông ấy đã được trao giải thưởng cho một chiếc đồng hồ đeo tay trong loạt sản phẩm Rivoli.

Ông giải thích ” tôi bước chân vào Seiko đúng thời điểm mà toàn bộ công ty đang hướng tới một kỷ nguyên mới, và các văn phòng thiết kế Seiko đã được thiết lập tại Paris và Ginza. Một thời đại mới như ánh bình minh thời kì suy tàn của đồng hồ cơ khí và bắt đầu cho kỷ nguyên của đồng hồ thạch anh. Chúng tôi đã nghĩ rằng, ngay bây giờ, chúng tôi sẽ đi trên một con đường khác, tách biệt với lối mòn từ Thụy Sỹ, ngay lúc này mọi thứ sẽ là tất cả về thiết kế”.

“Trong bối cảnh ấy, vai trò của các nhà thiết kế đã thay đổi. Chúng tôi không chỉ đơn thuần là thiết kế mặt số và phác thảo ra các bộ vỏ. Không có nhiều cuộc đối thoại với bên ngoài và không có cách nào để có được thông tin phản hồi độc lập về các kĩ năng của các nhà thiết kế in house. Đây là lúc tôi bắt đầu có được cảm giác rằng tôi thực sự muốn tham gia một cuộc thi thiết kế bên ngoài và điều này dẫn đến sự tham gia của chúng tôi ở cuộc thi Geneve Grand Prix. “

Kể từ khi giành được giải thưởng về thiết kế năm 1991, Seiko đã công nhận tầm quan trọng của vực thiết kế không chỉ ở riêng đối với đồng hồ, mà còn ở trong các hoạt động khác. Theo lời Tomohiro Asayama, người đã học chuyên ngành chạm khắc kim loại và gia nhập vào Seiko làm giám đốc thiết kế của bộ phận Credor thì ” ở đây chúng tôi nghĩ về hình ảnh tổng thể của thương hiệu và sau đó, kết quả là tạo ra thiết kế. Không có nhiều điểm sáng tạo kiểu dáng trong sự cô lập ; điều đó là cần thiết để thực hiện một nỗ lực thiết kế mang tính chất tổng thể, trong đó có đồng hồ, hộp chứa, quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Với các nhà thiết kế và một bộ phận sản xuất riêng, chúng tôi trông giống như một công ty nội bộ ” . ông Asayama dường như là đại diện cho tiếng nói của các nhà thiết kế của Seiko thời nay khi bổ sung thêm : ” với các mẫu sang trọng, nếu bạn tạo ra một loại quá phổ biến thì giá trị hiếm có của chúng sẽ giảm xuống và đó là một vấn đề khác”

” trong quá khứ, Seiko nổi tiếng là một công ty  mà ngự trị ở đó là “phần cứng ” ( ám chỉ là seiko chỉ quan tâm đến máy móc bên trong). Những từ khóa trước đây thường thấy qua cuộc điều tra là ” chính xác”, ” không thể phá vỡ “, và ” đáng tin cậy”. Đã chẳng hề có nhiều các ý kiến kiểu như ” phong cách ” hoặc ” thiết kế đẹp”. Trong tương lai, nó là một vấn đề về thiết kế của chính bản thân mà chúng tôi cần phải xem xét nếu muốn đạt được sự ảnh hưởng tới người tiêu dùng”.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIẾT KẾ

Khi ông Tanaka trở thành người tốt nghiệp chính quy đầu tiên làm việc với tư cách nhà thiết kế ở K Hattori & Co., ltd năm 1959. Ông có thể đã ngạc nhiên khi biết rằng mình là người ” đầu tiên” trong số rất nhiều người ở đây, và ông có lẽ sẽ rất vui mừng khi thấy niềm đam mê cho thiết kế của ông đã được chia sẻ cho 60 nhà thiết kế của hãng đang làm việc trên khắp thế giới trong việc tạo ra những chiếc đồng hồ Seiko.

Ngày hôm nay, tại Seiko, thiết kế đã trở thành một nguyên tắc giúp chi phối hoạt động của công ty ở mọi lĩnh vực, từ thiết kế sản phẩm đến việc tạo ra các quảng cáo. Đội ngũ thiết kế đã biến thành trái tim của công ty, và họ tham gia vào tất cả các khía cạnh của sản phẩm cũng như thiết kế bản mẫu, họ tìm cách xây dựng một ” trải nghiệm Seiko” hoàn chỉnh theo mọi cách tiếp cận với người tiêu dùng. Trong suốt 20 năm sau sự sáng lập của trường phái ” Grammar Of Design”, vào giữa những năm 1960 công ty đã thành công trong việc đạt được các tiêu chuẩn trong bộ vỏ và thiết kế mặt số phù hợp với từng thời kì phát triển của máy đồng hồ. Cho tới ngày nay, vai trò của thiết kế đã được mở rộng để xâm nhập vào các khía cạnh của quá trình tiếp thị, bao gồm cả các thiết kế đồ họa cho các tài liệu truyền thông.

Sự tiến hóa của thiết kế có lẽ được minh họa tốt nhất bởi mẫu Kinetic Chronograph, ra mắt vào năm 2000. Thiết kế của cỗ máy được chuyển thể từ một mong muốn tạo ra một bộ vỏ độc nhất – bằng chứng cho thấy thiết kế giữa nội thất và ngoại thất đã hòa hợp một cách hoàn chỉnh – nó là quá trình tổng hợp cuối cùng của đổi mới kĩ thuật đi kèm thiết kế tinh tế.

Trong việc chuyển những góp ý của khách hàng sang thiết kế và hình ảnh, bước tiếp theo Seiko đã quay sang một số nhà thiết kế độc lập hàng đầu thế giới, và câu chuyện về sự đổi mới trong thiết kế vẫn được tiếp tục…..

5/5 - (1 bình chọn)